Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Câu chuyện về người nông dân và anh thợ săn

Cuộc sống rất nhiều lúc phải đối mặt với những mâu thuẫn, những sự lựa chọn khó khăn giữa được mất trong đời. Nếu cứ cương quyết tiến lên để giành lấy phần hơn có thể ta sẽ bị mất hơn là được đấy…

Không phải sự chọn lựa nào cũng đơn giản hay dễ chịu, nhất là những chọn lựa trong các mối quan hệ, bạn bè. Đa phần mỗi khi ta cần quyết định nên hay không nên tiến tới một mối quan hệ bạn bè với ai đó, việc đầu tiên ta nghĩ sẽ là “mình được những gì từ mối quan hệ đó?”.

Và tất nhiên như người xưa thường nói, nếu người ta đến với nhau vì điều gì thì trước sau người ta cũng xa nhau vì điều đó. Hãy thử xem câu chuyện dưới đây và cùng chiêm nghiệm về tình bạn cùng những được- mất trong đời nhé!

Một người nông dân và một người thợ săn là hàng xóm của nhau. Người thợ săn nuôi một đàn chó rất dữ tợn và khó bảo, chúng thường nhảy qua hàng rào và rượt đuổi đàn cừu của người nông dân. Người nông dân bảo người hàng xóm rằng hãy trông nom đàn chó cẩn thận, nhưng xem ra những lời nói đó đã bị bỏ ngoài tai.

Một ngày nọ, đàn chó của người thợ săn lại nhảy qua hàng rào, chúng đuổi cắn đàn cừu và làm nhiều con trong đàn bị thương nặng.

Lúc này, người nông dân không thể chịu đựng thêm nữa. Anh ta bèn lên phủ báo quan. Vị quan chăm chú lắng nghe đầu đuôi câu chuyện rồi nói:

“Ta có thể phạt người thợ săn và bắt anh ta xích hoặc nhốt đàn chó lại. Nhưng anh sẽ mất đi một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn điều gì: Một người bạn hay một kẻ thù làm hàng xóm của mình?”

Người nông dân trả lời rằng anh muốn có một người bạn hơn. Vị quan nghe vậy bèn phán:

“Được, vậy ta sẽ chỉ cho anh cách để vừa bảo vệ đàn cừu, vừa giữ được một người bạn”.

Về nhà, người nông dân liền làm theo những gì vị quan đã dạy. Anh ta bắt 3 con cừu khỏe nhất của mình đem tặng cho 3 cậu con trai nhỏ của người hàng xóm. Đám trẻ rất vui, suốt ngày cứ quấn quýt chơi với 3 con cừu.

Để bảo vệ những con vật giờ đây đã trở thành thú cưng mới của lũ trẻ, người thợ săn đã làm một cái cũi để nhốt đàn chó lại. Từ đó trở đi, đàn chó không bao giờ có cơ hội quấy rầy đàn cừu của người nông dân nữa.

Cảm kích trước sự hào phóng của người nông dân với các con của mình, người thợ săn thường mang chiến lợi phẩm anh ta săn được sang cho người nông dân. Người nông dân đáp lại bằng thực phẩm và phô-mai do mình làm ra. Và chỉ trong một thời gian ngắn, 2 người hàng xóm đã trở thành bạn tốt của nhau.

Khi bỏ qua lòng thù hận, người nông dân rõ ràng là được nhiều hơn mất. Anh ta được đàn cừu khỏe mạnh, được sự yêu thương của những đứa trẻ, được một tình bạn láng giềng và những “tối lửa tắt đèn có nhau”.

Nhưng nếu khăng khăng với những kiện tụng ban đầu, hẳn anh sẽ không có được những điều anh đang sở hữu. Điều duy nhất anh ta có lúc đó, chính là lòng thù hận, và sự cô độc. Và chẳng ai muốn điều đó tồn tại trong cuộc đời mình cả. Chắc chắn là như vậy!

Sở thú Sài Gòn đang bị lãng quên

Dù là người Sài Gòn hay dân tứ xứ đến đây sinh sống thì chắc hẳn ai cũng nghe nói đến Thảo Cầm Viên. Thế nhưng, đã bao lâu rồi...

Châu La Việt – Những kỷ niệm cùng anh Hoàng Thi Thao

Trước khi vào sinh sống ở miền Nam cùng với 2 người cháu ruột là Hoàng Thi Thao và Hoàng Kiều, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã có một người...

Lan man chuyện cầu Xóm Chỉ, kênh Tàu Hủ, bến Bình Đông xưa

Những hình ảnh đẹp và kỷ niệm cho ai từng sống ở cầu Xóm Chỉ cạnh kênh Tàu Hủ – bến Bình Đông tại khu vực Chợ Lớn xưa. Sài...

Bản lĩnh người Giao Chỉ khiến vua Hán phải bội phục

Từ thời Giao Chỉ còn phải lệ thuộc vào phương Bắc cho đến khi giành được độc lập và đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, rồi Đại...

Nguồn gốc của cách gọi Sư tử Hà Đông

"Sư tử Hà Đông" là một thuật ngữ phổ biến trong văn hóa dân gian Việt Nam. Nhiều người vẫn dùng hình ảnh trên, để nói về những bà vợ...

Sài Gòn có nói gì đâu

Đôi khi tôi vẫn tự hỏi, mối tơ duyên giữa tôi và Sài Gòn bắt đầu từ khi nào? Từ cái Tết đầu tiên tôi theo ba mẹ vô Sài...

Chiếc ngai vàng của hoàng đế triều Nguyễn

Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của triều đại. Chiếc ngai của hoàng đế triều Nguyễn do các nghệ nhân tài giỏi bậc nhất thời ấy thiết kế, hội...

Những ngày đầu đi khai hoang của người dân Sài Gòn

Cuộc sống của cư dân Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn những ngày đầu đi khai hoang... để lại dấu ấn văn hóa đặc trưng của vùng đất...

5 điểm nhìn người để kết thâm giao

Con người có nhiều mặt, tự biết mình không dễ, muốn nhìn người lại càng khó thay. Các bậc trí giả từ xưa đến nay đều lưu lại cho chúng...

Nhảy lên khi thang máy rơi liệu có sống sót?

Theo thống kê, tai nạn thang máy là vô cùng hy hữu, với tỉ lệ xảy ra tai nạn khi đi thang máy chỉ ở mức 0,00000015%. Nhưng chẳng may,...

Tên Đường Phố Sài Gòn Xưa & Nay

Để nhớ một thời… Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương… (Bà Huyện Thanh Quan) Tên đường phố Sài Gòn: xưa (thời Pháp...

Đi tìm thời gian đã mất

BIỆT THỰ NGUYỄN VĂN HẢO Sài Gòn thường được biết đến như một vùng giao thoa của nhiều nền văn hóa, đất hứa của nhiều người. Từ những khách giang...

Exit mobile version