Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đời người có 3 việc nhất định không nên làm

Mỗi một câu chuyện hay một lời nói của cổ nhân đều là những kinh nghiệm được đúc kết ra từ các hiện tượng, sự việc có thật xảy ra trong một thời gian lâu dài, là những bài học vô cùng quý giá cho hậu thế. 

(Hình minh họa qua kknews.cc)

Trải qua hàng ngàn năm, người xưa đã đúc kết lại cho hậu thế những bài học đối nhân xử thế vô cùng hữu ích. Dưới đây là lời khuyên của cổ nhân về 3 việc nhất định không nên làm trong cuộc đời mỗi người.

1. Việc đi đường tắt, đừng làm

Tăng Quốc Phiên là một vị quan nổi tiếng của triều đại nhà Thanh. Những tư tưởng và tu dưỡng của ông đã cổ vũ khích lệ cho hậu thế. Nhưng tư chất bẩm sinh mà trời ban cho ông lại không được cao, hay nói đúng hơn là rất kém. Mặc dù tư chất bẩm sinh không được thông minh, nhưng đối với chuyện học hành, ông rất kiên trì, không đi đường tắt. Nếu không đọc thuộc câu trước, ông sẽ không đọc tiếp câu sau, không đọc xong quyển sách này, ông sẽ không sờ đến quyển sách kia.

Mặc dù Tăng Quốc Phiên thi tú tài 9 năm mới đỗ đạt, nhưng nút thắt vừa được khai thông thì con đường phía sau của ông ngày càng thông thuận. Năm trước đỗ tú tài thì năm sau ông trúng cử nhân, 4 năm sau, ông lại thi đỗ tiến sỹ. Trong khi những người bạn của ông đi học rất sớm nhưng sau này chẳng ai đỗ đạt cử nhân hay thi đỗ tiến sĩ.

Trong đánh giặc, Tăng Quốc Phiên cũng không dùng “kỹ xảo”, không đi đường tắt. Mỗi lần quân của ông đi đến đâu đều xây dựng cơ sở tạm thời, đem nhiệm vụ tiến công biến thành nhiệm vụ phòng thủ. Mỗi lần quân của ông chiến thắng, tính ra phải mất thời gian cả năm mà không phải hai, ba tháng. Phương pháp đánh của Tăng Quốc Phiên bị không ít người đánh giá là “ngốc nghếch” nhưng kết quả lại vô cùng hữu hiệu.

Tăng Quốc Phiên cho rằng, những thành công mà ông đạt được là nhờ vào sự dụng tâm chuyên nhất, không đi đường tắt. Bởi vì ông quan niệm rằng:“Người ngốc nhất thiên hạ có thể thắng được người khôn khéo nhất thiên hạ.”

Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, đừng dùng “đường tắt” để đạt được thành công hay được một thứ gì đó. Một người muốn đạt được thành công nhất định phải trả giá, phải dành thời gian, tâm huyết để làm thì thành công ấy mới được bền vững lâu dài.

2. Việc tổn hại người khác, đừng làm

Ác quan Chu Hưng dưới thời Võ Tắc Thiên cũng thành danh nhờ ngụy tạo án oan “mưu phản”. Khi ông ta đương chức cũng dùng cách bức cung nhục hình vô cùng tàn khốc, gây ra vô số án oan, hàng ngàn người bị ông ta hãm hại. Sau này Chu Hưng cũng lại bị kẻ khác tố cáo là “tạo phản”.

Khi Chu Hưng bị tố tạo phản, người xét xử ông ta là một ác quan khác, tên là Tuấn Thần. Trước đây trong một dịp Tuấn Thần ngồi ăn cùng Chu Hưng có xin thỉnh giáo Chu Hưng về phương pháp ép phạm nhân nhận tội.

Chu Hưng hãnh diện nói: “Việc này không khó, chỉ cần đệ bỏ phạm nhân vào cái chum to rồi châm lửa đốt xung quanh thì lo gì hắn không nhận tội!”

Sau này khi đến lượt Tuấn Thần xét xử Chu Hưng, đã nói: “Đệ phụng theo mật chỉ, nói có người tố cáo huynh mưu phản, mời huynh vào chum đi!”

Chu Hưng vừa nghe bốn chữ “mời huynh vào chum” thì hồn bay phách lạc, toàn thân mềm nhũn, liên tục dập đầu nhận tội. Câu chuyện này về sau nổi tiếng và được người dân dùng cụm từ “gậy ông đập lưng ông” để miêu tả.

Bởi vậy, cổ nhân khuyên rằng những việc làm tổn hại người khác thì đừng làm. Nếu không, kết cục của việc ấy cuối cùng là hại chính mình.

3. Việc chiếm lợi của người khác, đừng làm

Người ham chiếm lợi của người khác thường thường cuối cùng sẽ bị thiệt thòi lớn. Bởi vì trên đời không có mất thì không có được. Đời người phải hiểu được rằng muốn có hồi báo thì phải có trả giá.

Những người già thường hay khuyên nhủ con cháu “chịu thiệt là phúc”, bởi vì họ biết rõ hết thảy “Phúc, Lộc, Thọ” ở thế gian con người đều là đổi từ đức mà ra, mà “chịu thiệt” lại có thể tích đức. Cổ nhân hiểu rằng, đời người trong họa có phúc, trong phúc có họa, không mất thì không được, được thì phải mất.

Tả Tông Đường, danh tướng triều nhà Thanh từng nói: “Hảo tiện nghi giả, bất khả dữ chi giao tài“, tức là người luôn chiếm lợi của người khác thì không thể giao tài vật cho người đó, không nên kết giao với người như vậy. Người luôn chiếm lợi về mình sẽ khiến người khác đề phòng, từ đó mất đi nhiều cơ hội và nhân duyên. Cuối cùng cái được chẳng bù nổi cho cái mất.

An Hòa (t/h)

Những bức ảnh về Sài Gòn thế kỷ 19

Sài Gòn năm 1893 khá hiện đại như miêu tả trong cuốn “Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận” (1885) của Trương Vĩnh Ký. Qua...

Ảnh màu đặc biệt về cuộc sống Hà Nội năm 1973

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27/1/1973, người Hà Nội mới thật sự được cảm nhận cuộc sống bình yên sau nhiều năm bị máy bay Mỹ...

Những chuyện lạ quanh ca khúc “Chủ nhật buồn”

Trong lịch sử âm nhạc thế giới, một tác phẩm âm nhạc một thời đã gây chấn động mạnh trong một bộ phận thanh niên châu Âu; đó là ca...

Tùng Lâm từ ca sĩ trở thành ‘quái kiệt’ của Sài Gòn trước 1975

Trong làng hài của Sài Gòn trước 1975, có một người không cần diễn, chỉ cần bước ra sân khấu là khán giả đã cười rần rần, đó là Tùng...

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc

Từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Thân (1884) với Chính phủ Pháp nước ta bước vào thời kỳ mà các sử gia gọi là Thời kỳ...

50 bức ảnh về miền Trung 1967 – 1968

Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Steve Brown là một cựu sĩ quan thông tin liên lạc. Ông đã phục vụ tại các căn cứ của quân đội Mỹ...

Những Chiếc Xe Mì Của Quá Khứ

Sài gòn từ khi hình thành là nơi đất lành chim đậu, là nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau. Đó không chỉ là nơi hội tụ của...

Mạc Cảnh Huống – một vị khai quốc công thần dưới triều Nguyễn

Từ những tư liệu trong Châu bản triều Nguyễn đến gia phả dòng họ Mạc ở xã Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đều cho thấy Mạc Cảnh...

Bá Đa Lộc có cứu sống Nguyễn Ánh?

Về công trạng của Bá Đa Lộc đối với vua Gia Long, có hai điểm được hầu hết các sử gia thuộc địa hết sức đề cao: 1- Mặc dù...

Người hạnh phúc không bận tâm điều gì?

Những người hạnh phúc thực sự duy trì tư duy tích cực ngay cả khi nhìn nhận về những điều tiêu cực trong cuộc sống. Điều khiến những người hạnh...

Ba vụ án hối lộ, tham nhũng kinh động cổ sử Việt

Dưới thời kỳ phong kiến Đại Việt, nhiều vụ án tham nhũng, nhận hối lộ của quan lại đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong số những vụ án...

Đâu là “mẫu người lý tưởng” của văn hóa Việt?

Hợp mặt văn hóa kỳ 4 ‘PHONG CHÂU MỞ HỘI TIÊN RỒNG’ do nhóm Vietology của GS Trương Bổn Tài tổ chức tại San Jose, GS Lưu Văn Vịnh có...

Exit mobile version