Những người làm văn học sử tại Việt Nam sau này, khi theo dõi diễn trình sinh hoạt văn nghệ nữ giới trong 70 năm đầu của thế kỷ 20, sẽ phải dừng lại ở hai năm 1928 và 1936. Đó là những năm mà văn nghệ nữ giới Việt Nam trong thế kỷ 20 đã đạt tới một số thành tích cỏ đủ tầm vóc ảnh hưởng quyết định cả một trào lưu sinh hoạt.

Bài thơ khóc chồng nổi tiếng của nữ sĩ Tương Phố » Báo Phụ Nữ Việt Nam

Nữ sĩ Tương Phố

Năm 1928 là năm tạp chí Nam Phong trình bày lần đầu thi phẩm Giọt Lệ Thu của Trương Phố, Sự thành công của Giọt Lệ Thu không chỉ thu gọn ở điểm đề cao tài năng của nữ giới trong văn chương mà còn được ghi nhận như một tác phẩm có sức quyến rũ mạnh mẽ nhất. Trong Nhà Văn Hiện Đại, Vũ Ngọc Phan ghi lại rằng Giọt Lệ Thu là tác phẩm có thể thúc đầy nổi một phong trào văn nghệ, nếu được giới thiệu ở một quốc gia nào khác.

Ngót 40 năm sau sự thành công của Tương Phố, văn nghệ nữ giới Việt Nam mới đạt được bước tiến thứ hai đáng kể. Năm 1966 là năm xuất hiện đồng loạt của nhiều tác giả nữ giới tên tuổi hiện nay đồng thời cũng là năm đầu tiên, tác phẩm của các nhà văn nữ dành được ưu thế trên thị trường sách báo. Cho tới đầu năm 1966, tác phẩm của các nhà văn nữ giới được xuất bản vẫn có thể đếm không hết trên mười đầu ngón tay, nếu không kể loại sách chỉ có tính chất mua vui của Tùng Long. Nhưng tới cuối năm 1966, một quang cảnh khác hẳn đã hiện ra trên các sạp bản sách báo. Tất nhiên trong khoảng thời gian không đầy một năm, số lượng tác phẩm của nữ giới được xuất bản chưa thể là một số lượng quan trọng, nhưng người ta không thể phủ nhận việc nữ giới đã dành được nột ưu thế tuyệt đối. Tác phẩm của các tác giả nữ giới như Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã trở thành những sách bán chạy nhất của năm 1966 và trong năm này, những bút danh Nhã Ca, Tuy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ và Trùng Dương đã thực sự trở thành quen thuộc với độc giả. Hai năm 1928 và 1966 cũng có thể được ghi nhận qua những khía cạnh khác hơn trong diễn trình sinh hoạt văn nghệ nữ giới tại Việt Nam. Vi, sự thành công của Giọt Lệ Thu lại chính là sự thành công cuối cùng của giòng văn tiếp nối giòng văn cổ điển Việt Nam. Tương Phố được ghi nhận là một tác giả của nền văn nghệ hiện đại Việt Nam, nhưng thực ra người đọc khó tìm được sự khác biệt giữa Giọt Lệ Thu và những thi phẩm đã xuất hiện trước hàng thế kỷ hay nhiều thế kỷ như Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm hoặc Ai Tư Vãn của Ngọc Hân Công Chúa. Khoảng 4 năm sau sự thành công của Giọt Lệ Thu, văn nghệ giới Việt Nam khởi sự bước vào một hướng đường mới, hướng đường đoạn tuyệt với khuynh hướng nghệ thuật cũ. Tuy những người chủ trương hướng đường mới này chỉ nhắm vào đối tượng là Thơ Đường, nhưng đúng ra Thơ Đường chính là một tiêu biểu. Cho nên, sau Tương Phố, dù vẫn còn sự xuất hiện của những người như Mộng Tuyết, như Văn Đài, như Song Thu… nhưng người đọc đã nhắc nhở tới Anh Thơ. Như thế, năm 1928 đã trở thành năm cuối cùng của thời kỳ bình yên trong diễn trình sinh hoạt văn nghệ nữ giới Việt Nam. Sau đó là thời khoảng của sự xáo động để tìm kiếm một hướng đường mới. Thời khoảng xáo động này kéo dài cho tới những năm đầu của thập niên 1950 mới tìm được sự ổn định tương đối nơi những tác giả như Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo… Các nhà văn nữ giới của thập niên 1950 khởi sự bước vào đoạn đường gạt bỏ thắc mắc về sự đóng góp của nữ giới trong sinh hoạt văn nghệ là một trong những nguyên cớ kéo dài cuộc xáo động từ sau năm 1928. Tới năm 1966, thắc mắc trên hầu như không còn nữa và người đọc đã có dịp nhận thấy sự có mặt rất bình thường của nữ giới trong lãnh vực sinh hoạt nghệ thuật. Từ đây, năm 1966 cũng trở thành dấu chấm cho một giai đoạn tương tự như năm 1928.

Người ta còn phải lưu ý thêm về sự chuyển hurởng của nữ giới trong sinh hoạt văn nghệ từ thi ca qua tiểu thuyết vào các năm 1928 và 1966. Năm 1928, Tương Phố thành công bằng một thi phẩm. Trước và sau thời gian thành công của Tương Phố, các tác giả nữ giới sáng tác văn xuôi rất hiếm hoi. Ngược lại, các tác giả nữ giới làm thơ lại chiếm một số lượng hết sức đông đảo.

Tương Phố của Giọt lệ thu… - Báo Thừa Thiên Huế Online

Ngoại trừ những người thất bại và những người chỉ góp mặt tùy hứng, số nữ thi sĩ được ghi lại như những cây bút đáng kể trong thời khoảng trên là một con số khá lớn. Trước 1930, thành tích của thơ Việt hiện đại có thể kể là chỉ kết hợp thành bởi thành tích của bốn tác giả thì trong đó, một tác giả thuộc về nữ giới: Tương Phố. Ba người khác là Tản Đà, Trần Tuấn Khải và Đông Hồ, nhưng thực ra, người ta có thể đặt Trần Tuấn Khải và Đông Hồ xuống hàng thứ yếu so với Tản Đà. Và như thế, trước năm 1930, sự góp mặt của nữ giới trong sinh hoạt thi ca Việt Nam là một sự góp mặt hết sức quan trọng. Nếu tách rời phẩm chất của sáng tác để chỉ nói tới số lượng tác giả có mặt thì trong thời khoảng trên, ít nhất người ta cũng phải kể tên ba tác giả khác là Song Thu, Vân Đài và Cao Thị Ngọc Anh.

Sau năm 1930, sự góp mặt của nữ giới trong sinh hoạt văn nghệ còn đông đảo hơn nữa. Mở đầu giai đoạn này là sự hoạt động khả tích cực của Nguyễn Thị Kiêm tức nữ thi sĩ Nguyễn Thị Manh Manh. Và trong khoảng mười lăm năm từ 1930 tới 1945, người ta đã có hàng chục tác giả thuộc nữ giới có tên tuổi một cách tương đối như Thụy An, Mộng Sơn, Tú Hoa, Đoàn Tâm Đan, Hằng Phượng, Mộng Tuyết, Ngân Giang, Thu Hồng, Ái Lan, Anh Thơ… Trong số những tên tuổi trên, ngoại trừ Tú Hoa, Đoàn Tâm Đan viết tiểu thuyết, Mộng Sơn viết báo, hết thảy đều làm thơ. Số lượng các tác giả nữ viết tiểu thuyết về sau được tăng cường thêm với Thụy An, Anh Thơ, Nhưng trong thời khoảng này số tiểu thuyết do nữ giới sáng tác được xuất bản chỉ vỏn vẹn có 3 cuốn là Bóng Mơ của Tú Hoa, Tố Mai của Đoàn Tâm Đan và Một Linh Hồn của Thụy An. Cuốn tiểu thuyết thứ tư của nữ giới được quảng cáo là Răng Đen của Anh Thơ, nhưng tác phẩm này lại không được đề cập tới sau đó. Trong số 3 cuốn tiểu thuyết trên, Vũ Ngọc Phan chỉ chọn được một cuốn để giới thiệu trong Nhà Văn Hiện Đại: đó là cuốn Một Linh Hồn của Thụy An. Và Thụy An chính là tác giả nữ giới duy nhất có tên trong số các tác giả viết văn xuôi của một giai đoạn ồn ào những tên tuổi như Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Xuân Huy, Trần Tiêu, Thạch Lam… Sự góp mặt của nữ giới trong lãnh vực này càng nhỏ hơn (qua sự kiện tên tuổi Thụy An chưa đạt tới mức độ sánh ngang với tên tuổi của Tương Phố trong giai đoạn trước vì Một Linh Hồn chỉ là một tác phẩm xuất sắc của nữ giới như Vũ Ngọc Phan đã nhận định mà thôi. Nhưng cũng trong giai đoạn này, sự góp mặt của nữ giới trong lãnh vực thi ca vẫn là sự góp mặt có tầm vóc lớn lao. Những tác giả nữ giới như Thu Hồng, Ngân Giang, Mộng Tuyết, Hằng Phương, Ái Lan, Anh Thơ, nhất là Anh Thơ hầu như không thua sút bao nhiêu so với những thi sĩ nổi tiếng của giai đoạn. Cho tới những năm đầu của thập niên 1950, sự kiện trên cũng không thay đổi bao nhiêu. Nhưng sau đó không lâu sự xuất hiện của nữ giới trong lãnh vực thi ca đã chìm lần vào một tình trạng mòn mỏi. Sau sự xuất hiện của Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, người đọc bắt đầu ghi nhận được sự xuất hiện của nhiều tác giả nữ giới trong lãnh vực sáng tác văn xuôi như Minh Quân, Trúc Liên, Thu Vân, Đỗ Phương Khanh, Nhã Ca… Cùng thời với Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo và trước đôi chút là những tác giả như Hợp Phố, Xuân Nhã, Đặng Thị Thanh Phương và bà Thiếu Mai Vũ Bá Hùng. Hợp Phố là tác giả tập truyện ngắn mang tựa đề Chị Dung xuất bản năm 1949 trong khi Đặng Thị Thanh Phương là tác giả của nhiều tác phẩm xuất bản trong khoảng từ 1950. Riêng bà Thiếu Mai Vũ Bá Hùng là một dịch giả xuất hiện từ lâu và khởi từ những năm đầu của thập niên 1950 đã cho xuất bảo hai tác phẩm là Trời Đã Xế Chiều và Nắng Đẹp Hoàng Hôn. Cũng trong thời khoảng này, văn nghệ nữ giới còn được đóng góp thêm bởi một số tác giả cũ như Tú Hoa, Thụy An và Mộng Sơn. Tú Hoa sau Bóng Mơ vẫn hoạt động đều đặn nhưng không gây được tiếng vang đáng kể nào.

Riêng Thụy An với tập truyện ngắn Bốn Mớ Tóc và Mộng Sơn với hai tập truyện ngắn Vượt Cạn, Làm Nũng xuất bản vào năm 1952 đã lôi cuốn được sự chú ý tương đối của báo giới đương thời. Những sự góp mặt trên đã tạo một không khí tương đối hoạt động cho lãnh vực sáng tác văn xuôi của nữ giới và trở thành đáng kể từ khi có sự xuất hiện của Nguyễn Thị Vinh và Linh Bảo, với các tác phẩm Thương yêuGió Bấc. Tuy nhiên, cho tới năm 1963, các tác giả nữ giới Việt Nam vẫn chưa tạo nổi một tác phẩm thực sự đáng kể. Cũng cho tới năm 1963, hầu hết các tác giả nữ giới đều nghiêng về lĩnh vực sảng tác truyện ngắn. Sau Thương Yêu của Nguyễn Thị Vinh và Gió Bấc, Những Đêm Mưa của Linh Bảo, dường như hết thảy các tác phẩm của nữ giới được đưa ra trình diện đều là truyện ngắn. Nguyễn Thị Vinh thì có Xóm Nghèo, Hai Chị Em, Men Chiều. Linh Bảo thì có Tàu Ngựa Cũ, Thu Vân thì có Đất Mẹ, Màu Mưa Đêm. Quỳ Hương thì có Hai Mối Tình. Đỗ Phương Khanh thì có Hương Thu… Và những tác giả khác như Trúc Liên, Nhã Ca… cũng chỉ xuất hiện qua những tạp chí, tất nhiên là với các đoản thiên hoặc thơ. Trong thời khoảng này, sự góp mặt của nữ giới trong lãnh vực thi ca cũng còn khá đông đảo. Tuy nhiên, cho đến 1963, người ta không ghi nhận được trường hợp nổi bật của một nữ thi sĩ nào. Thành ra, kể từ sau thời kỳ nổi tiếng của Anh Thơ cho đến những năm đầu của thập niên 1960, tuy cường độ sinh hoạt văn nghệ của nữ giới tiếp tục gia tăng, nhưng sự thành tựu lại kể như không có. Trong khoảng 20 năm đó, người ta chỉ ghi nhận được một điều là sự ngả lần về địa hạt văn xuôi. Và năm 1966 chính là năm đầu tiên, nữ giới Việt Nam đạt được thành công trong địa hạt này. Trong năm 66, Nhã Ca được tặng giải thưởng thi ca toàn quốc, nhưng thực ra không hẳn vì cái giải thưởng này mà tên tuổi Nhã Ca được nhiều người biết đến. Nhã Ca nổi tiếng chỉ nhờ một tác phẩm văn xuôi không đoạt giải văn chương này là cuốn truyện dài Đêm Nghe Tiếng Đại Bác. Nhưng năm 1966 không phải là năm nữ giới Việt Nam đạt thành quả chỉ nhờ riêng tác phẩm của Nhã Ca. Cùng với Đêm Nghe Tiếng Đại Bác, người ta còn nhắc tới Vòng Tay Học Trò của Nguyễn Thị Hoàng và Mèo Đêm của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Chính do Vòng Tay Học TròMèo Đêm mà sự có mặt của nữ giới trong địa hạt văn xuôi đã được đặc biệt lưu ý. Với hai tác phẩm này, người ta không còn thấy dáng dấp e dè của người nữ trong sinh hoạt văn nghệ nữa, cái dáng dấp thường tạo một thành kiến là nữ giới không thể chiếm một chỗ ngồi chính thức trong văn nghệ. Trong khi xóa nhòa dáng dấp ấy, hai tác phẩm trên cùng tạo một cảm tưởng khá chắc chắn là chính người nữ đã phá vỡ mặc cảm về vai trò thêm thắt giúp vui của mình.

Thực ra thì trước năm 1966, người ta đã được đọc một truyện dài của Nhã Ca qua tạp chí Đông Phương và trên nhật báo Sống, một nữ tác giả khác đã xuất hiện trong khuôn khổ ý niệm trên là Thiều Giang. Nhưng cái đà sinh hoạt trầm lặng của văn nghệ nữ giới trong thời khoảng đó khiến tác phẩm của Nhã Ca đã chìm vào quên lãng trong khi những tác phẩm dài của Thiều Giang đăng liên tục trên báo Sống chưa phải là những tác phẩm có đủ yếu tố lôi cuốn sự lưu ý của người đọc. Cho nên, năm 1966 đã trở thành năm đặc biệt của văn nghệ nữ giới. Bởi chính từ năm 1966, văn nghệ nữ giới Việt Nam mới xác nhận được sự có mặt một cách đáng kể của mình trong địa hạt văn xuôi. Đây cũng là điểm khác biệt so với sự thành tựu của nữ giới trong văn nghệ vào năm 1928. Điểm khác biệt thứ hai là trong năm 1966, văn nghệ nữ giới không chỉ được biết đến qua một tác giả mà là qua nhiều tác giả, đồng thời những tác phẩm thành công, như đã nói, không phản ánh hoàn toàn cái tinh thần ngẫu hứng của người viết.

Và từ sau 1966, người ta có thể nói không sợ lầm lẫn là các tác giả nữ giới Việt Nam đã dành hẳn được ưu thế trên thị trường sách bảo, ít nhất là cho tới nay. Nửa phần sau của thập niên 1960, tuy chỉ có sự góp mặt của một số lượng không nhiều lắm so với những cây bút khác phái, nữ giới Việt Nam đã tạo được một thế đứng hết sức quan trọng.

Nếu nhìn sự góp mặt của nữ giới trong văn nghệ và riêng ở địa hạt văn xuôi khởi đầu từ những truyện ngắn của Tương Phố đăng trên Nam Phong tạp chí vào năm 1928 cho tới nửa phần sau của thập niên 1960, sự góp mặt đó đã luôn luôn đặt trên một hướng tiến đầy phấn khởi.

Tuy nhiên, người ta cũng không thể không lưu ý tới sự kiện là cho tới nay, bốn năm sau . bước tiến nhảy vọt 1966, văn nghệ nữ giới vẫn chưa có thêm một bút danh mới nào trong địa hạt văn xuôi. Riêng trong địa hạt thơ, sự góp mặt có lẽ vẫn ồn ào như bất cứ lúc nào, nhưng kể từ sau Anh Thơ, người ta vẫn còn phải chờ đợi, mặc dầu vào những năm trước 1963, người ta đã có clịp đọc một tác phẩm tương đối đáng kể là Giòng Thơ Sang Mùa của Hà Phương và một vài tác giả khác xuất hiện một cách bất thường trên các tạp chí văn nghệ như Tuyết Nhung, Tuyết Linh, Hoàng Hương Trang…