Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đời người, xả thứ gì sẽ đắc được thứ ấy

“Có xả mới có đắc”, “xả thứ gì đắc được thứ ấy” là đạo lý bất biến trong đời người. Đạo lý ấy tồn tại ở mọi phương diện trong cuộc sống, ví như trong vườn, nếu không gieo trồng thì làm sao có hoa quả để thu hoạch? Đối với bạn bè thân hữu, nếu không có quan tâm, lui tới, thì sao có sự gắn kết, thông hiểu lẫn nhau?

(Ảnh minh họa: Grassmemo/Shutterstock, Royalty-free stock photo)

“Xả” (cho đi) thoạt nhìn thì tưởng như là cho người nhưng trên thực tế lại chính là cho mình. Có thể cho người khác những lời nói chân thành, lời nói tốt đẹp thì mới có thể nhận lại được những lời chân thành từ người khác. Có thể cho người khác nụ cười thì mới có thể nhận lại được một vẻ mặt tươi cười.

“Xả” (cho đi) và “đắc” (được) có mối quan hệ mật thiết với “nhân” và “quả”. “Nhân” và “quả” lại có mối tương quan với nhau, cũng giống như mối quan hệ biện chứng giữa “xả” và “đắc”, chúng có thể chuyển hóa và hỗ trợ cho nhau.

Người có thể “xả” thì nhất định là người có tấm lòng rộng lớn, phóng khoáng. Bởi vì, nếu một người trong nội tâm không có sự biết ơn, không cởi mở kết duyên thì người ấy sẽ không nguyện ý cho đi, và người ấy cũng sẽ không thể vui vẻ thoải mái để người khác đắc được.

Nếu như trong nội tâm của một người tràn ngập niềm vui thì người ấy sẽ có thể đem niềm vui đến cho người khác. Nếu như trong nội tâm của một người ẩn chứa vô hạn thiện niệm thì người ấy sẽ có thể đem thiện niệm của mình đến cho người khác. Do đó, chúng ta không nên đem phiền não, sầu muộn truyền cho người khác, bởi vì “xả” cái gì thì sẽ “đắc” được cái ấy. Đây là tính tất yếu của “nhân quả”.

Có một câu chuyện kể rằng, vào một đêm bão tuyết xảy ra tại Texas, nước Mỹ, có một chàng thanh niên trẻ tên là Kress đi ô tô và bị mắc kẹt tại khu bão tuyết. Anh ta vô cùng lo lắng nhưng đúng lúc ấy có một người đàn ông đi qua thấy được tình cảnh này, liền lập tức dùng ngựa của mình kéo chiếc xe ô tô của Kress về thị trấn nhỏ.

Trước việc làm của người đàn ông ấy, Kress đã vô cùng cảm kích và lấy rất nhiều tiền ra đưa cho người đàn ông này để tỏ lòng biết ơn của mình. Nhưng người đàn ông ấy không nhận tiền mà nói: “Tôi giúp cậu không cần báo đáp nhưng muốn cậu hứa với tôi một điều, lúc gặp người khác khó khăn phải hết lòng giúp đỡ họ”.

Vì thế trong cuộc sống sau này, Kress luôn chủ động giúp đỡ rất nhiều người, hơn nữa sau mỗi lần giúp ai đó, anh ta lại nhắc lại câu mà người đàn ông đó đã nói với mình.

Nhiều năm sau đó, Kress bị mắc kẹt trong một trận lũ quét bất ngờ trên một hòn đảo và đã được một cậu thanh niên liều mình cứu sống. Lúc Kress cảm ơn cậu thanh niên kia, không ngờ cậu ta cũng nói một câu giống y như câu mà Kress đã nói vô số lần: “Tôi giúp ông không cần báo đáp nhưng muốn ông hứa với tôi một điều, lúc gặp người khác khó khăn phải hết lòng giúp đỡ họ”.

Kress cảm thấy lồng ngực mình ấm lên và thầm nghĩ: “Hóa ra, mình đã tặng tình yêu thương của mình cho nhiều người và cuối cùng nó đã thông qua cậu thanh niên này mà trả lại mình. Những việc tốt mà mình đã làm trong cuộc đời, cuối cùng tất cả cũng đều là cho bản thân mình.”

Có thể xả mới có thể đắc được là đạo lý tất yếu, vậy nên hãy xả bỏ đi những điều không tốt trong tâm để có một tâm linh thanh tịnh. Nếu như trong cuộc đời của chúng ta, tình cảm là sự ràng buộc, gò bó thì chúng ta nên xả bỏ cái cùm ấy, và khi đó chúng ta sẽ nhận được sự tự do tự tại, sự từ bi cao thượng. Nếu kiêu ngạo là phiền não thì chúng ta có thể xả bỏ đi tâm tự mãn, khi ấy chúng ta sẽ nhận được một khoảng trời bình yên. Nếu như vọng tưởng là những điều vô căn cứ thì khi xả bỏ đi ham muốn ấy, chúng ta sẽ nhận được sự những giá trị chân chính của cuộc đời. Nếu lo lắng là thống khổ, hãy xả bỏ muộn phiền để thân tâm được thản đãng.

Trong “Tứ thập nhị chương kinh” có câu rằng: “Ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà còn rơi xuống mặt. Ngược gió tung bụi, bụi chẳng đến người mà trở lại dính vào thân”. Có thể thấy, trong mọi quan hệ ứng xử, trong mọi tình huống của cuộc đời, nếu thấu hiểu và ghi nhớ rằng “xả” thứ gì sẽ “đắc” được thứ ấy, “lấy xả là cái gốc của đắc được” thì sẽ gặp được những điều vô cùng kỳ diệu và to lớn. Người nào có thể xả bỏ phiền não, bi thương, vô minh, vọng tưởng thì tự nhiên sẽ có thể tiến lên một cảnh giới mới của nhân sinh.

Những loại pháo Tết từng khiến trẻ em Việt xưa phát cuồng

Dù đã bị cấm hơn 20 năm, tên các loại pháo như pháo đùng, pháo tép, pháo dây, pháo chuột… vẫn in dấu trong tâm trí thế hệ 8X trở...

“Chìu” có thể hay cho “Chiều”; “Nhao” có thể thay cho “Nhau” khi đọc tiếng Việt

Trong kho tàng từ ngữ Việt Nam, từ nào cũng có nghĩa riêng, đến các dấu hỏi và ngã cũng không thể lầm lẫn được. Vậy tại sao các nhà...

Đông Dương 130 năm trước qua góc nhìn của nhà thám hiểm Pháp

Nhiều hình ảnh tư liệu quý giá về Đông Dương đã xuất hiện trên các số tạp chí Vòng quanh thế giới (Le Tour de Monde) xuất bản tại Pháp...

Hà Nội thập niên 1990 qua ảnh

Hà Nội thập niên 1990 hiện lên đầy sức sống trong ảnh của Philip Jones Griffiths, người được thế giới biết đến với nhiều bức ảnh kinh điển về cuộc...

Vẻ đẹp mộc mạc và bình dị về Cần Thơ năm 1968-1969

Đây là loạt ảnh đời thường thú vị do cựu binh Mỹ William Ruzin chụp ở Cần Thơ năm 1968 và 1969. Trên bến Ninh Kiều, Cần Thơ năm 1968. Ảnh:...

Nhà là gì?

Nhà là nơi để con người cư ngụ, một người có thể đổi nhiều nhà, nhưng những thành viên ở cùng chúng ta thì không bao giờ thay thế được....

Nghĩa của “vóc” trong “ăn vóc học hay”

Trên Hồn Việt số 65 (tháng 12/2012), ông Nguyễn Quảng Tuân có trả lời độc giả Ba Bụt (Cao Lãnh, Đồng Tháp) về câu “Ăn vóc học hay”. Thực ra...

Vườn thượng uyển của Sài Gòn xưa

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Vườn Tao Đàn (thời Pháp có tên là Parc Maurice Long) được người dân Sài Gòn đặt cho những tên gọi thân thương...

Trương Vĩnh Ký – Nhà văn hóa lỗi lạc

Nhà bác học Trương Vĩnh Ký là một vì sao sáng của người trí thức Việt Nam. Nhắc đến Trương tiên sinh ai ai cũng biết ông là nhà tiền...

Bợm già mắc bẫy cò ke là gì?

Cò ke là một loại thân thảo. Có hai loại cò ke: loài dây leo có tên khoa học là Grewiea astropelata và loài thân đứng có tên là Grewia...

Vành khăn quý phái

Trong ký ức của tôi vẫn lưu giữ hình ảnh một nàng dâu xứ Huế mặt hoa da phấn, xúng xính trong chiếc áo dài thêu hình loan phượng điểm xuyết...

Ngô Sĩ Liên Còn Có Ẩn Ý Nào Khác Chăng?

Vấn Đề Về Các Sự Phân Biệt Trong Thế Kỷ Mười Lăm  Lời người dịch:  Tác giả công trình nghiên cứu này — một học giả Tây Phương hàng đầu...

Exit mobile version