Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đúng giờ cần được coi như là giá trị đạo đức xã hội

Xã hội phát triển thì ý niệm về giờ giấc cũng phải thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới. Giữ đúng giờ hẹn là một đức tính công nghiệp rất cần thiết trong xã hội văn minh, nó nói lên độ tin cậy và tinh thần tôn trọng những người chung quanh ta.

Người có tính đúng giờ là người biết xếp đặt công việc cho cuộc sống của mình, là người không lười biếng, là người có trách nhiệm và tôn trọng người khác. Có thể nói đức tính tôn trọng giờ hẹn nói lên trình độ văn minh của người đó.

So với nhiều dân tộc khác, người Nhật rất tôn trọng giờ hẹn, đi làm đúng giờ, đến dự tiệc hay tham dự 1 buổi họp cũng rất đúng giờ. Bởi vì người Nhật rất nghiêm khắc với việc trễ giờ.

Được biết, vào những năm đầu thời vua Minh Trị (1867 – 1912), khi mà người Nhật phải thuê mướn kỹ sư ngoại quốc đến Nhật để dạy nghề cho kỹ sư và công nhân của mình. Người Nhật cũng đã từng bị chê bai là làm việc không tôn trọng tính đúng giờ.

Vào thời đó xã hội Âu châu đã sớm phát triển, đã hình thành ra những quy tắc đúng giờ và được coi như là một giá trị đạo đức của xã hội. Ông Jean Calvin, nhà thần học người Pháp nổi tiếng, đã tạo ra ý tưởng giáo dục này, gây ảnh hưởng sâu đậm và loan rộng ra khắp nơi bên Âu châu, đặc biệt là tại Thụy Sỹ, nơi mà ông đã dành gần hết cuộc đời của mình sống tại Geneva (1536-1538 và 1541-1564).

Thế nhưng, người Nhật đã khắc phục được tính đúng giờ là nhờ:

– Sớm áp dụng hệ thống thời gian hiện đại của Tây phương.
– Phổ biến đồng hồ và áp dụng luật đúng giờ.
– Áp dụng phương pháp quản lý khoa học của Mỹ.
– Quy định “Ngày kỷ niệm của Giờ”
– Bản tính dân tộc của người Nhật: điềm tĩnh

Ở Nhật, kể từ khi xe điên Shinkasen (Đường sắt cao tốc “Tân Cán Tuyến”) xuất hiện vào năm 1964 đến nay, nếu trễ hẹn trên 1 phút thôi là bị khiển trách ngay. Trong khi đó ở các nước khác như: ở Ý là trên 15 phút, ở Anh là trên 10 phút, ở Đức là trên 5 phút.

Còn ở Việt Nam mình thì sao? Trên 30 phút hay 1 tiếng?… thì mới bị nói là trễ hẹn. Có nói một câu cười châm biếm như sau: “Không đi trễ không phải là người Việt Nam”. Thật thấm thía vô cùng, không biết vui hay buồn đây?.

Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết về tính không tôn trọng giờ giấc trong những buổi tiệc cưới hay những buổi sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam mình. Đi trễ đã trở thành một thói quen, nhiều người nghĩ rằng đến trễ nói lên sự quan trọng của mình, để được những người đến trước chú ý đến mình hơn.

Một số người thành công trong cuộc sống, trở nên giàu có, bằng cấp cao, tự hào là người văn minh nhưng vẫn giữ nguyên thói xấu này là không tôn trọng tính đúng giờ. Đó là một trong những tính xấu mà con cái của chúng ta không kính phục, chúng cảm thấy xấu hổ khi mời bạn bè ngoại quốc tới tham dự các buổi tiệc hay các buổi sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam mình.

Nếu có cơ hội sinh sống ở Nhật lâu, chúng ta đều thấy rằng người Nhật rất khiêm nhường, lễ độ, thành thật, có trách nhiệm, sạch sẽ và rất đúng giờ. Người Nhật luôn khiêm nhường khi làm việc chung, nghiêm túc về giờ giấc, làm tròn nhiệm vụ được giao phó và có trách nhiệm với việc làm của mình.

Địa danh “Thọ Xương” ở Huế

Về địa danh này, PTS. Võ Xuân Trang có viết bài “Về một câu ca dao xưa ở Huế” đăng trên Thế giới mới số 13, trang 53 - 54....

Chất giọng Huế có mấy sắc thái?

Tiếng nói - một trong những "mã khoá chính" - mở ra sắc thái văn hoá của cả một vùng đất quê hương. Đó là bằng chứng cho sự tồn...

Người Sài Gòn… xưa!!

Lần đầu tiên tôi lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo...

Ảnh tư liệu quý giá về tết Trung thu ở Hà Nội năm 1926

Xưởng làm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, con tò he bằng bột gạo, đồ chơi bằng thiếc ở phố Hàng Thiếc… là loạt ảnh đặc sắc về Tết...

Các công trình ở Sài Gòn sau trăm năm vẫn còn sử dụng

Sau một thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, Hồ Con Rùa vẫn tồn tại và phục vụ nhiều công năng khác nhau. Chợ Bến Thành Chợ...

Loạt ảnh thú vị về đời sống ở Sài Gòn năm 1961

Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về Sài Gòn năm 1961 do người Mỹ thực hiện, mới đây được một nhà sưu tầm rao bán trên trang mạng mua bán...

Bánh chưng, bánh giày; bánh tày, bánh tét

Trước và sau Tết Tân Mão, chúng tôi đã nhận được thư của một số bạn đọc tập trung hỏi các khía cạnh sau đây: Bánh chưng là một loại...

Tại sao, tại sao và tại sao?

-Tại sao có tục đặt một bát cơm úp, một quả trứng, dựng đôi đũa trên bát cơm, cài quả trứng vào giữa hai chiếc đũa rồi thắp hương đặt...

Lý Thường Kiệt và trận đại thắng trên sông Như Nguyệt

Lý Thường Kiệt vốn có họ và tên thật là Ngô Tuấn, người làng Bắc Biên, xã Phúc Xá (nay thuộc xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội), sau...

Hình ảnh về Sài Gòn năm 1990

Những sắc màu sinh động của của cuộc sống ở Sài Gòn năm 1990 đã được ghi lại qua ống kính của phó nháy người Pháp Jean-Michel Gallet. Giao thông...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 16

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Hồ Con Rùa qua các thời kỳ lịch sử

Có rất nhiều giai thoại truyền miệng về hồ Con Rùa, không ít mang màu sắc tâm linh, phong thủy huyền bí. Sài Gòn 1972 – Hồ Con Rùa. Giai...

Exit mobile version