Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Gặp sắc dục chẳng động tâm, thời thời nghiêm khắc giữ mình

Cổ nhân có câu: “Vạn ác dâm vi thủ”, tà dâm chính là một tội ác, là điều mà những bậc chính nhân quân tử đều nghiêm khắc giữ mình, không bao giờ dám phạm phải. 

Người xưa đều rất chú trọng tu dưỡng đạo đức nhân luân, cũng tin rằng hành thiện là phải lấy thủ đức bất tà dâm làm trọng. Người có thể nhìn sắc mà bất tà dâm ắt sẽ tích đại âm đức, được đại phúc báo.

Danh y cự tuyệt tà dâm được phúc báo

Thời xưa ở một địa phương nọ có một vị lương y tên là Hà Trừng. Ông Hà rất nổi tiếng nhờ tài năng y thuật cao siêu của mình.

Ở cùng quê với ông có một người tên là Tôn Miễn Chi lâm bệnh và ốm yếu đã lâu. Nghe được tên tuổi của vị lương y họ Hà, ông Tôn đã nhờ vợ mình là Du Thị đi mời ông Hà về nhà chữa bệnh.

Sau khi ông Hà đến nhà ông Tôn, vợ ông Tôn liền đưa ông tới một căn phòng kín sau nhà và nói với ông rằng: “Chồng tôi bị bệnh từ rất lâu rồi, tài sản trong nhà đã bán hết để thuốc thang cho ông ấy. Chúng tôi bây giờ chẳng còn gì để trả cho ông. Tôi sẵn sàng trao thân mình cho ông để trả tiền chi phí thuốc thang cho chồng tôi”.

Ông Hà nghiêm giọng nói: “Sao bà lại nói những lời như thế? Bà không cần quá lo lắng về chuyện ấy, tôi sẽ cố gắng hết sức để chữa trị cho chồng bà. Nếu tôi đồng ý những lời bà nói khi nãy thì chẳng phải tôi sẽ thành tiểu nhân suốt đời sao? Hơn nữa, bà cũng sẽ mất đi tiết hạnh của mình. Cho dù là không ai lên án chuyện như thế đi nữa thì cũng làm sao tránh khỏi sự trừng phạt của ông trời chứ?”.

Vợ ông Tôn rất xấu hổ và lặng lẽ đi ra khỏi phòng. Sau này vị lương y họ Hà đã cố gắng hết sức và chữa khỏi được bệnh cho ông Tôn mà không lấy một đồng tiền công nào.

Vào một đêm nọ, khi ông Hà đang ngủ thì một giấc mơ xuất hiện. Trong giấc mơ ấy, ông thấy mình được một vị Thần dẫn tới giữa công đường.

Một vị quan trên công đường đã nói với ông Hà: “Ông đã có công cứu chữa bệnh giúp người không lấy một đồng xu, hơn nữa lại không tư tâm lợi dụng vợ người. Vì thế, ông sẽ được ban thưởng một chức quan của triều đình và hưởng lương cao”.

Không lâu sau, Thái tử bị bệnh nặng. Hoàng thượng liền cho mời ông Hà vào hoàng cung để chạy chữa cho Thái tử. Chỉ với một đơn thuốc, vị danh y đã chữa khỏi bệnh cho Thái tử.

Hoàng thượng vô cùng hài lòng và đã ban cho ông Hà một chức quan rất cao cùng với số của cải lớn. Kỳ thực, mọi chuyện xảy ra sau đó đều đúng như những gì mà ông Hà gặp trong giấc mơ trước đó.

Địch Nhân Kiệt gặp mỹ nhân quyến rũ

Tuổi thanh niên Địch Nhân Kiệt có tướng mạo cao lớn, khôi ngô, tuấn tú. Một lần đến kinh thành dự thi giữa đường trú lại một quán trọ. Khi Địch Nhân Kiệt đang đọc sách dưới ánh đèn trong đêm yên tĩnh thì bất ngờ có một thiếu phụ xinh đẹp bước vào. Thiếu phụ này là con dâu của gia chủ quán trọ.

Cô gái này sau khi kết hôn thì chồng sớm qua đời, vào lúc ban ngày đã trông thấy Địch Nhân Kiệt tướng mạo tuấn tú phi phàm nên trong lòng đã động tình, không kìm nén được. Thiếu phụ chờ đến tối mới lấy lý do xin lửa đến phòng Địch Nhân Kiệt để quyến rũ.

Địch Nhân Kiệt biết rõ ý đồ của thiếu phụ nhưng không chút động lòng. Hơn nữa, ông còn nói lời chân thành: “Vẻ đẹp diễm lệ của cô khiến ta nhớ lại lời của lão hòa thượng đã căn dặn”.

Thiếu phụ hiếu kỳ gặng hỏi, Địch Nhân Kiệt lên tiếng trả lời: “Trước khi đi ta có ở nhờ trong chùa đọc sách. Vị hòa thượng già trong chùa trông thấy tướng mạo của ta đã cho lời khuyên: ‘Cậu có tướng mạo anh tuấn đĩnh đạc như thế, sau này nhất định hiển quý vang danh. Nhưng cậu cần phải nhớ không được tham sắc phạm dục để hủy hoại tiền đồ’.

Ta thưa: ‘Mỹ sắc ai ai cũng thích, sao có thể ngăn nổi ham muốn này?’

Vị hòa thượng già liền chỉ dạy: “Khi con thấy một khuôn mặt xinh đẹp, lúc dục niệm bị kích thích, nếu con tưởng tượng mỹ nữ là hồ ly tinh hút máu, ma quỷ rắn độc, tưởng tượng khuôn mặt mỹ lệ thành mặt người trọng bệnh, vừa vàng vọt lại khắc khổ, giống mặt quỷ. Tưởng tượng lớp son phấn quyến rũ thành vẻ mặt của người lúc sắp lâm chung, tưởng tượng người duyên dáng thục nữ mê hoặc thành người bị nhiễm giang mai lở loét hôi thối, khiến người ta chỉ muốn bịt mũi bỏ chạy. Một khi giao hợp với cô ta không những bị hút hết máu huyết, tinh khí khô cạn mà trăm bệnh thâm nhập, chịu tận cùng đau khổ. Nếu làm được như thế thì dục niệm sẽ lạnh lẽo như băng”.

Thiếu phụ nghe Địch Nhân Kiệt nói thì có chút đăm chiêu.

Địch Nhân Kiệt lại nói tiếp: “Lời dạy của lão hòa thượng ta ghi khắc vào tim. Vì thế vừa rồi cô vừa mắt liếc đong đưa thì những lời của vị lão hòa thượng lại văng vẳng bên tai ta. Cô xưa nay có đủ ý chí giữ mình như thế thật vô cùng đáng quý, chớ vì chút xao động nhất thời mà hủy hoại thanh danh bao công giữ gìn. Huống hồ trên cô còn có cha mẹ chồng tuổi già, dưới có con thơ dại, ai cũng cần cô quan tâm chăm sóc. Nếu thông gian với ta, bỏ đi theo ta thì cha mẹ chồng già yếu và con thơ không còn chỗ nương tựa.

Những nàng dâu thời xưa biết giữ lễ tiết luôn được người đời tôn vinh, ví như Hàn Cửu Anh vì sợ bị bọn sắc tặc cưỡng hiếp đã tự hủy làm xấu đi cái mũi của mình. Hay phu nhân Cao Trọng Cử gặp tên dâm đãng đã dùng cán gương chọc vào hai mắt mình, hủy dung mạo để giữ lễ tiết. Còn có rất nhiều tấm gương kiên trung, một lòng giữ gìn phẩm giá, trong đó có người nhảy xuống giếng, có người lấy đồ nóng hủy dung nhan, họ nghĩ ra rất nhiều cách để giữ mình…”

Thiếu phụ sau khi nghe Địch Nhân Kiệt nói thì trong tâm cảm động, nước mắt trào ra, lên tiếng cảm tạ: “Cảm tạ ân công đại đức, không những bảo toàn tiết tháo cho tôi mà còn dạy tôi một bài học. Từ nay về sau tôi kiên quyết giữ lòng như nước đọng, băng thanh ngọc khiết, giữ trọn tiết tháo, đền đáp lời dạy của ân công hôm nay”. Nói xong thiếu phụ liên tục bái tạ rồi xin cáo từ.

Về sau, người thiếu phụ này đã làm đúng như lời hứa, kiên thủ phụ tiết, hiển danh trong vùng và được người đời ca ngợi.

Quả thực là, ông trời không phụ lòng người có thiện đức. Địch Nhân Kiệt sau đó vào kinh dự thi đã đỗ trạng nguyên. Sau này ông lại làm đến chức quan tể tướng, giúp đỡ triều đình an bang định quốc, được lưu danh sử sách.

Điển cố: “Ngồi mà trong lòng vẫn không loạn”

“Tọa hoài bất loạn” (ngồi mà trong lòng vẫn không loạn), ý chỉ người đàn ông đoan chính, dù ở cạnh người phụ nữ mà trong tâm không nảy sinh ý đồ xấu.

Trong “Thuần chính mông cầu” thời nhà Nguyên có ghi chép về điển cố này như sau:

Liễu Hạ Huệ sống ở nước Lỗ vào thời Xuân Thu. Một hôm vào đêm đông giá rét, có một người phụ nữ vô gia cư đến nhà ông tìm nơi trú ẩn nhờ. Liễu Hạ Huệ lo ngại rằng cô gái này có thể sẽ chết vì lạnh, nên ông đã để cô vào trong nhà và ngồi trên đùi mình.

Hơn nữa, ông còn quấn áo mình quanh người của cô và áp cơ thể của cô vào mình để cô gái đỡ lạnh. Họ đã ngồi như vậy suốt đêm và ông đã không làm bất kỳ điều gì không đứng đắn.

Cũng theo sử sách ghi chép, Liễu Hạ Huệ vừa có tài an bang lại có đủ đạo đức của một chính nhân quân tử. Ông được Khổng Tử, Mạnh Tử xưng là hiền nhân, thánh nhân, người có đạo đức cao thượng. Điển cố “Tọa hoài bất loạn” cũng được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Nghĩa của thành ngữ “Mèo mả gà đồng”

Trên Kiến thức ngày nay, số Xuân Quý Dậu (tr. 26), Huệ Thiên đã cho rằng hai tiếng gà đồng trong thành ngữ mèo mả gà đồng là con gà...

Chân dung các mỹ nhân Sài Gòn trên bìa tạp chí Việt Nam trước 1975

Cùng nhìn lại ảnh của các “hotgirl” Sài Gòn để thấy nét đẹp dung dị, dịu dàng những năm tháng cũ ấy. Tạp chí “Vietnam” là ấn phẩm quốc tế...

Lấy chồng sớm làm gì…

Thế nào là sớm hay muộn là tùy quan niệm và môi trường xã hội của mỗi người. Có người 28 tuổi vẫn là sớm, có người 23 tuổi đã...

Những trận hải chiến nổi tiếng trong lịch sử – Phần 1

PHẦN I : NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN NỔI TIẾNG THỜI CỔ ĐẠI Trận hải chiến Salamis Thời gian trận đánh: khoảng tháng 9 năm 480 BC Địa điểm: Eo biển Salamis...

Số lượng cống thuế hàng năm dưới thời nhà Minh đô hộ nước ta

Sách An Nam Chí Nguyên [安南志原] đời Minh, tại quyển 2, mục Cống phú [cống thuế] chép khá chi tiết về sản phẩm và tiền bạc phải nạp cho Trung...

Khám phá mới về Dịch Lý và Ngũ Hành

Có thể nói, suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm phát triển khoa học của nhân loại, không có một lý thuyết nào mang nhiều tính sai lầm, lại...

Những cách phân biệt các loại giọng hát

I. Tổng quan về giọng hát: Có rất nhiều yếu tố trong chất giọng của người hát được dựa vào để phân loại các giọng hát khác nhau, gồm có âm...

Ý nghĩa của tên gọi “Trạng Trình” khi nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm

Người ta thường gọi cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là Trạng Trình. Là trạng thì điều này dễ hiểu vì cụ đỗ trạng nguyên. Là Trạng Trình thì cũng dễ hiểu...

Vài tấm ảnh về học sinh thời trước

Cùng nhìn lại những tấm ảnh kỷ yếu của giái dục miền Nam ngày trước Lớp một 3 niên khóa 1972-1973 Lớp 1/1 trường Lê Quí Đôn niên khóa 1972-1973...

Chữ xuân trong “Truyện Kiều”

Truyện Kiều là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam. Nó đi vào trí nhớ tôi từ lời hát ru của bà và giọng ngâm Kiều của...

Sự thật về “ông Kẹ” trong truyền thuyết

Sự thật về “ông Kẹ” trong truyền thuyết: Tên sát nhân bị biến thành xác ướp trưng bày và những hoài nghi về tội ác hơn 60 năm trước Ngày...

Đọc lại bài thơ “Trang Sử Cũ” – Bài học thuộc lòng một thuở

Nhắc đến bài thơ “Trang sử cũ” chắc trong chúng ta không có mấy người biết. Vì bài này được in trong sách Quốc văn toàn tập lớp Nhất (tức...

Exit mobile version