Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hợp thời xả bỏ thể hiện trí tuệ của một người

Khi một người có ham muốn càng lớn thì áp lực sẽ càng nhiều, dục vọng càng mạnh thì càng dễ bị ràng buộc chặt hơn. Khi đã rơi vào vực thẳm dục vọng thì người ta sẽ không thể thoát ra được, càng muốn nhiều hơn, chất chứa nhiều hơn, cuộc sống của người ấy sẽ càng bị đè nặng hơn. Vì vậy, lựa chọn xả bỏ hay nắm giữ sẽ quyết định cuộc đời của một người là nặng nề hay tiêu sái.Hợp thời xả bỏ thể hiện trí tuệ của một người

Trong cuộc sống, hầu hết mọi người đều hy vọng có được nhiều, cho rằng khi có được càng nhiều thứ mình muốn thì sẽ càng khoái hoạt hạnh phúc. Nhưng cũng rất nhiều người sau khi đã có được những thứ mình muốn rồi lại vẫn chưa cảm thấy thực sự khoái hoạt. Richard Layard, giáo sư tâm lý học nổi tiếng thuộc Trường Kinh tế London đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra rằng, chỉ bằng vào của cải vật chất không thể mang đến cho con người hạnh phúc, mà cần phải có một khoảng thời gian an nhàn nhất định mới có thể giúp mọi người cân bằng lại sinh hoạt và sống vui vẻ.

Có một câu chuyện hàm chứa đạo lý kể rằng, có một người thanh niên cảm thấy cuộc sống thật nặng nề liền tới gặp một vị trí giả mong tìm cách giải thoát. Vị trí giả đưa cho anh ta một cái sọt và bảo anh ta đeo trên lưng rồi chỉ vào một hòn đá nhỏ trên đường, nói: “Mỗi bước đi, cậu hãy nhặt một hòn đá cho vào sọt, rồi sau đó xem xem cậu có cảm giác gì?” Chỉ một lát sau, người thanh niên nói rằng anh ta cảm thấy rất nặng nề.

Lúc này vị trí giả mới nói cho anh ta biết: “Đây chính là đạo lý vì sao anh cảm thấy cuộc sống của mình càng ngày càng nặng nề. Trong cuộc sống, chúng ta không ngừng nhặt thứ này thứ kia đặt vào trong tâm mình. Vì thế mà càng ngày càng cảm thấy nặng nề”.

Người thanh niên hỏi: “Xin hỏi có cách nào giảm bớt gánh nặng ấy đi không?”

Vị trí giả hỏi lại anh ta: “Cậu có nguyện ý đem công việc, địa vị, tình yêu, tiền tài, danh vọng quăng đi không?” Người thanh niên nghe xong như chợt tỉnh ngộ mà không nói điều gì.

Có lẽ đối với con người mà nói, cả đời chỉ có hai thời điểm là ai cũng cảm thấy nhẹ nhàng nhất. Chính là khi được sinh ra, trần trụi mà đến, trên lưng không đeo một chiếc sọt nào. Thứ nữa chính là khi nhắm mắt xuôi tay, trần trụi mà đi, không đem theo được thứ gì. Trừ đó ra thì cuộc đời con người chính là một hành trình không ngừng lấy sao cho đầy sọt. Khi chất chứa càng nhiều người ta sẽ càng thấy nặng nề, nhưng tâm lại đau khổ khi không biết lựa chọn thứ nào để bỏ xuống.

Tuy rằng cũng không ít người hiểu đạo lý có xả mới có đắc, có mất mới có được. Nhưng những tình huống không lỡ xả bỏ lại thường thường nhiều hơn trong cuộc sống. Chính vì vậy, người ta lại khổ tâm khi lựa chọn giữa buông bỏ và nắm giữ.

Cổ nhân có câu: “Trong mệnh có thì cuối cùng sẽ có, trong mệnh không có thì chớ cưỡng cầu”, có những thứ hiện tại chúng ta buông bỏ nhưng không phải cả đời sẽ lại không có được. Rất nhiều khi trong cuộc sống, có những sự tình chúng ta tạm thời chưa đủ năng lực để giải quyết hoặc ứng phó, vậy thì chúng ta có suy nghĩ nhiều cũng là điều vô ích, thậm chí chỉ tăng thêm ưu tư phiền não.

“Nhẫn nhất thời gió yên sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”, nắm giữ không được chi bằng hãy xả bỏ để tâm an yên khoái hoạt. Phương thức sống là do chúng ta tự mình lựa chọn và nắm giữ, khoái hoạt hay thống khổ kỳ thực đều nằm trong tay chúng ta.

 

Có một câu nói rất hay rằng, chúng ta sống có thực sự vui vẻ hay không không phải được quyết định bởi chúng ta sống ở đâu, cũng không phải chúng ta có được thứ gì, không phải chúng ta là người như thế nào mà là do tâm linh của chúng ta đạt được đến cảnh giới nào. Những sự tình trong nhân gian luôn là không tuyệt đối hoàn mỹ, những thứ nên buông bỏ thì cần quyết đoán buông bỏ, những thứ cần nắm giữ thì kiên trì nắm giữ. Người như vậy mới thực sự là sáng suốt.

Mỗi người đều mong muốn thành công, đều có khát vọng thay đổi hiện trạng không như mong muốn, đều hy vọng có thể thành tựu được một sưu nghiệp như ý. Nhưng trong cuộc sống có một số sự tình cũng không đơn giản và dễ dàng như chúng ta tưởng tượng. Người có thể thành công thường là không nhiều, phần lớn con người đều là sống một cuộc đời bình thường, không có thành tựu lớn lao trong đời. Cho nên, cho dù cả đời này chúng ta không có thành tựu gì lớn lao nhưng chúng ta có thể sống một cuộc đời vui vẻ thì đó chính là đã có được hạnh phúc lớn nhất đời người rồi.

An Hòa

Hình ảnh quý giá về Việt Nam những năm cuối thế kỷ 19

Trang Gallica.bnf.fr đã đăng tải những hình ảnh quý giá về Việt Nam những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 do nhiếp ảnh gia Heliog Dujardin thực...

Nước Là Thủy

Nước là chất lỏng có ký hiệu là H₂O, từ Hán Việt là Thủy 水, thuộc dạng chữ Tượng Hình trong Chữ Nho... Dễ Học, được hình thành theo diễn...

10 điều giao thông Phương Tây đã dạy tôi

Là một người tham gia giao thông ở cả hai thế giới, tôi thấy và hiểu rõ sự khác biệt của cả hai. Và thực sự mà nói rằng, giao...

Những vị vua Việt có học vấn uyên thâm

Bên cạnh những vị vua có tài quân sự kiệt xuất, lịch sử Việt Nam không thiếu những vị vua học vấn uyên thâm, để lại cho đời nhiều tác...

Câu “Dở như hạch” ra đời như thế nào ?

Hồi nhỏ  hay nghe câu “Dở như hạch” mà không hiểu …. “Hạch” là gì ? Chà và “Hạch” là nhóm người Chà chuyên thức đêm giữ cửa và canh...

Sài Gòn năm 1963 trong ảnh của Pete Komada

Quầy bar Sài Gòn, dinh Độc Lập đang được xây dựng lại, trực thăng ‘quả chuối’ ở sân bay Tân Sơn Nhất… là loạt ảnh Sài Gòn 1963 do cựu...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (2/7) – Chương I – Lịch sử

Cha Legrand-de-la-Liraye viết ngày 25.10.1869: “Nước mắm thường không được tất cả người châu Âu đến xứ này ưa thích. Sau một thời gian sống giữa những người dân nghèo...

5 ‘nữ tướng’ của làng báo Sài Gòn xưa

Giai đoạn những năm 1920, làng báo Sài Gòn tự hào khi có 5 ‘nữ tướng’. Trong một giai đoạn mà xã hội Việt Nam còn nặng tư tưởng "trọng...

Sài Gòn có bến Chương Dương, rồi gì nữa?

Sài Gòn có bến Chương Dương, Có Dinh Độc Lập, có đường Tự Do Có Chợ Quán, có Cầu Kho, Bến xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm Có ôtô...

Rau Muống

Rau muống là một thứ rau quốc hồn quốc túy của đại tộc Bách Việt. Rau muống là hồn quê, hồn nước của dân Việt. Rau muống là cây rau...

Lịch Sử Tàu Thủy

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi các cơn gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ...

Việt Nam cuối thập niên 1990 trong ảnh của Hiroji Kubota

Nhiếp ảnh gia người Nhật Bản Hiroji Kubota đã có nhiều trải nghiệm khó quên trong các hành trình khám phá Việt Nam cuối thập niên 1990. Hình ảnh đăng...

Exit mobile version