Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khổ thân làm việc nghĩa

Mặc Tử ở nước Lỗ sang nước Tề, qua nhà người bạn cũ, vào chơi. Người bạn nói chuyện với Mặc Tử rằng: “Bây giờ thiên hạ ai còn thiết đến việc “nghĩa”, một mình ông tự khổ thân để làm việc nghĩa, thì có thấm vào đâu! Chẳng thà thôi đi có hơn không?

– Mặc Tử nói: “Bây giờ có người ở đây, nhà mười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn không, thì đứa cày chẳng nên càng chăm cày hơn lên ư? Tại sao thế? Tại đứa ăn không nhiều, đứa đi cày ít. Bây giờ thiên hạ chẳng ai chịu làm việc nghĩa, thì ông phải biết khuyên tôi càng làm lắm mới phải, có đâu lại ngăn tôi như thế!”

Lời Bàn:

Trong khi nhân tâm thế đạo suy đồi, mình là người còn đứng vững được, thì sao lại chịu suy đồi với thiên hạ cho cùng trôi một loạt. Vì nếu ai cũng như thế cả, thì còn đâu là người cảnh tỉnh được kẻ u mê để duy trì lấy nhân tâm thế đạo nữa? Cho nên những người thức thời, có chí, dù ở vào cái đời biến loạn đến đâu, cũng không chịu đắm đuối vào cái bất nghĩa, khác nào như: cây tòng, cây bách, mùa đông sương tuyết, mà vẫn xanh, như con gà trống, mưa gió tối tăm mà vẫn gáy.

Những bậc ấy chẳng những thế mà thôi, lại còn đem bao nhiêu tinh lực tâm trí ra, cố gắng giữ lấy phong hóa mà dìu dắt, mà đưa đường cho những kẻ u mê đắm đuối. Như Mặc Tử đây, cho là đời là suy biến, coi sự làm việc “Nghĩa”, sự cổ động việc nghĩa như cái chức vụ của mình phải làm, thực là người có công với loài người vậy.

————-

Mặc Tử: tên sách của Mặc Địch soạn, chủ nghĩa là kiêm ái yêu người như yêu mình cũng gần giống chủ nghĩa của đạo Cơ Đốc và đạo Thích Ca.

Tề: một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến Quốc, cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Nghĩa: việc phải, việc hay mà người ta nên làm.

Tự khổ thân: tự mình làm cho mình khóc nhọc vất vả.

Người Hoa hơn gì người Việt

Trong khuôn khổ bài viết này, người Hoa được hiểu là người quốc tịch Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn – Sài Gòn. Không phải người Hoa đang ở Trung...

Sơ Lược Lịch Sử Giáo Dục Việt Nam (1954-1974): Dân Tộc, Nhân Bản, Khai Phóng

Bài nầy chỉ viết sơ lược về đường hướng giáo dục ở Việt Nam (VN) trong khoảng thời gian 1954-1974 (1974 là năm mà những tài liệu liên quan được...

Quê hương ngày trở lại – Kỳ 2 – Côn Đảo

Từ Sài Gòn, chúng tôi lấy máy bay ra Côn Đảo. Chiếc máy bay nhỏ chở đầy hành khách, không một chỗ hở. Mọi người cười nói ồn ào, dường...

Hành Trình Dài 500 Năm Của Cây Bút Chì

Không chỉ là dụng cụ học tập ngay từ thuở chập chững tới trường mà bút chì còn là công cụ thường ngày của các kiến trúc sư, các nhà...

Nha Trang-Paris, Mệ và tôi

Tôi gặp lại Mệ sau trên 25 năm, tại căn nhà trong một khu chung cư ngoại ô Paris. Sau 25 năm, Mệ có thay đổi, lưng đã còng, mắt...

Vua Hàm Nghi được đối đãi như thế nào ở nơi lưu đày Algérie?

Người tù bị lưu đày biệt xứ, vua Hàm Nghi, đã đến nước Algérie vào đầu năm 1889 và được viên toàn quyền Pháp tại xứ này cho trú ngụ...

Hà Nội trong tôi

Tôi gọi Hà Nội là thành phố đến từ kiếp trước của mình, bởi chỉ có thể gắn bó với nhau từ hàng nghìn, hàng vạn năm trước rồi thì...

Vì sao Sài Gòn có rất nhiều chợ mang tên cây cỏ kỳ lạ?

Giữa thời buổi hội nhập, khi những toà nhà hiện đại dần thay thế những hàng cây, cái tên Tây phương dần thay thế tên Việt, thì những chợ Vườn...

Ký ức của một sĩ quan Pháp trong cuộc xâm lược An Nam

Chúng tôi đã chôn họ xuống cát như những con chuột, những người đàn ông An Nam rất xấu xí, gầy gò, rách rưới, khốn khổ, chỉ được trang bị...

Thích khách thời Đông Chu: Những màn ám sát lưu danh sử sách (Phần II)

Trong phần trước chúng ta đã nhắc đến Chuyên Chư, Yêu Ly và Tào Mạt, họ đều là những thích khách uy dũng, trí có, dũng có. Trong phần II,...

Về nguồn gốc địa danh Đà Lạt

Khi tìm hiểu về nguồn gốc địa danh Đà Lạt, có ý kiến cho rằng tên thành phố này xuất phát từ việc lấy những chữ cái của câu tiếng...

Ngày Cụ Phan Thanh Giản Tuẫn Tiết (4/8/1867)

Cửu Long Giang hóa thành sông lệ Đất phương Nam lưu mãi lòng trung Ngày cụ Phan Thanh Giản tuẫn tiết (4/8/1867). Đối với dân Lục tỉnh, 2 tiếng “cụ...

Exit mobile version