Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lịch sự khi dự tiệc

Đi Dự Tiệc

Chúng ta nên đến trước bữa ăn chừng năm, mười phút. Cố gắng tránh việc đến trễ, lúc mọi người đã ngồi vào bàn. Cũng đừng đến sớm quá, vì chủ nhà phải mất nhiều thời giờ tiếp chuyện trong lúc họ phải chuẩn bị bữa ăn.

Khi vào phòng ăn, người dưới phải nhường bước cho người trên đi trước và chờ chủ nhà xếp chỗ. Khi đã có chỗ, chúng ta đứng sau ghế chờ chủ nhà và người trên ngồi xuống trước, chúng ta mới kéo ghế ngồi.

Nếu có khăn ăn, chúng ta nên trải trên bắp vế, chứ đừng treo khăn trên cổ như trẻ em, cũng đừng dùng khăn ăn để lau lại bát đĩa.

Những quy tắc người lịch sự cần biết khi được mời dự tiệc cuối năm

Nếu không muốn dùng rượu, thì khi người tiếp bàn tới, chúng ta chỉ cần lấy ngón tay đặt ngang miệng ly. Còn khi dùng rượu hay nước ngot, khi người giúp bàn đã rót đầy hơn hai phần ba ly, chúng ta hãy nâng ly lên một chút hoặc lấy ngón tay đặt trên miệng ly để ra dấu cho người thôi rót.

Nếu chúng ta là người rót rượu, thì khi mở một chai rượu mới, chúng ta nhớ rót mấy giọt đầu tiên vào ly của mình, rồi mới rót vào ly của khách. Rót rượu thì tay cầm thân chai. Có thể bọc chai bằng một chiếc khăn trắng. Đừng gạt những giọt rượu cuối cùng vào ly của khách, trái lại hãy xoay tròn chai rượu, để những giọt này chảy vào trong chai. Nếu dùng rượu với nước đá, thì rót rượu xong mới bỏ đá vào.

Ăn uống nên khoan thai, thong thả. Đừng vội vã và một trật ba bốn miếng. Húp canh thì húp cho êm, chứ đừng húp sùm-sụp như muốn cuốn trôi cả người bên cạnh. Khi nhai đồ ăn, đừng há miệng cho người ta thấy thức ăn trong miệng. Khi gắp đồ ăn, đừng kén chọn, mà chỉ nên lấy miếng nào gần nhất.

Uống rượu hay nước ngọt, nên uống từng hớp đừng vừa nhai đồ ăn lại vừa uống. Cũng đừng vừa nhai đồ ăn lại vừa nói chuyện.

Ăn xong, chờ người trên và chủ nhà đứng dậy chúng ta mới đứng lên. Chỉ cần để khăn lại trên bàn, không phải thu dọn bát đĩa, hoặc ghế ngồi vì đó là công việc của người giúp bàn.

Trước khi ra về, phải tới cám ơn và chào chủ nhà, không buộc phải đi chào hết mọi người khách.

Tóm lược

– Đi Dự Tiệc

Khi đi dự tiệc, chúng ta nên đến sớm chừng năm hay mười phút.

Khi vào phòng ăn, nhường bước cho người trên và chờ chủ nhà xếp chỗ. Khi đã có chỗ, chúng ta nên đứng sau ghế và chờ chủ nhà và người trên ngồi xuống trước, chúng ta mới kéo ghế ngồi sau.

Nếu không muốn dùng rượu hay nước ngọt, chúng ta đặt ngón tay ngang miệng ly. Ă uống nên khoan thai, đừng vội vã và một trât ba bốn miếng. Đừng húp canh sùm sụp. Nên gắp miếng gần mình nhất chứ đừng kén chọn. Đừng vừa nhai đồ ăn lại vừa uống hay nói chuyện với người khác.

Ăn xong chờ chủ nhà và người trên đứng lên, rồi chúng ta mới đứng. Trước khi ra về, phải đến cám ơn và chào chủ nhà.

Ngồi vắt tréo chân hay ngồi vắt chéo chân?

Nhiều người cho rằng “chéo” mới là cách viết đúng, còn “tréo” là sai chính tả. Thực tế, “chéo” và “tréo” là hai từ tồn tại song song với nghĩa...

Vành khăn quý phái

Trong ký ức của tôi vẫn lưu giữ hình ảnh một nàng dâu xứ Huế mặt hoa da phấn, xúng xính trong chiếc áo dài thêu hình loan phượng điểm xuyết...

Chú Hỷ – Ông vua tàu thủy Sài Gòn

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Những bức ảnh gây sốc về Haiti

Haiti sở hữu nhiều cái "nhất", nhưng đáng tiếc đây lại là những kỷ lục chẳng ai mong muốn. 1. Haiti luôn nằm trong danh sách những quốc gia nghèo...

Thần cước không đối thủ ở Nam bộ xưa

Đánh bại nhiều võ sĩ của Pháp, Ấn Độ, Thái Lan… ông Sáu Cường với thân thủ phi phàm được mệnh danh “Thần cước không đối thủ” ở Nam bộ...

Đặc trưng ngôn ngữ cư dân Tây Nam Bộ

Cư dân vùng sông nước Tây Nam bộ có hàng nghìn cách nói với những biểu cảm, thái độ thâm thúy khác nhau, tuỳ tình huống. Thành thử khi mới...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên kể về hoàn cảnh sáng tác những bài tình ca bất tử

Ngô Thuỵ Miên là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc trữ tình Việt Nam từ thập niên 1960. Ông cùng với nhạc sĩ Từ Công...

Trần Mộng Tú, nhà thơ Việt đầu tiên vào sách giáo khoa Trung học Mỹ

Nếu quý vị mở cuốn sách giáo khoa dạy văn chương “Glencoe Literature” do nhà xuất bản McGraw Hill ấn hành, quý vị sẽ thấy một bài thơ của một...

Thông điệp bất ngờ từ những chiếc bật lửa của lính Mỹ tại Việt Nam

Chiếc bật lửa Zippo là vật dụng bất khả ly thân của nhiều lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nó không chỉ là một công cụ để tạo ra lửa, mà...

Một chút Sài Gòn trong lòng Hamburg

Hamburg là thành phố châu Âu đầu tiên tôi ghé thăm, cũng đã hơn mười hai năm rồi, và đã bị choáng ngợp bởi sự hiện đại của nó. Năm...

Món ăn dĩ vãng

Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì những người muôn năm cũ. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 2/25 – Việt ngữ đa âm trước Mã Viện

Ta đã thấy rằng vua Hùng Vương, Hai Bà Trưng không nói Tôi, Cá, mà nói AI, AKA, và nếu ta biết rằng luật Swadesh đúng, thì ta không phải...

Exit mobile version