Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lịch sự qua thư từ và quà tặng

Thư Từ

Khi viết thư, nên dùng giấy màu trắng, nhất là người dưới viết cho người trên. Chừa lề vừa phải. Chữ viết cho rõ ràng sạch sẽ. Đừng viết bít hết trang giấy. Nếu định ký láu, thì dưới chữ ký phải đề rõ tên mình, trừ trường hợp bạn bè gửi thư cho nhau và đã quen chữ ký của nhau.

Nếu viết cho bạn bè, chúng ta cần viết một cách tự nhiên, nghĩ sao viết vậy, tránh kiểu văn chương gò bó, khách sáo. Còn viết cho người trên, chúng ta cần cân nhắc lời nói lịch sự và lễ độ.

Tên và địa chỉ người gửi đề ở góc trái phía trên. Còn tên và địa chỉ người nhận viết lớn và rõ ràng ở phần giữa bao thư. Có thể gạch dưới địa danh sau cùng (tỉnh hoặc nước).

Tem gắn ở phía góc phải phía trên để tiện việc bưu điện đóng dấu.

Trong trường hợp chúng ta gửi thư cho anh Ất, nhưng vì không biết địa chỉ của anh ấy, nên phải nhờ địa chỉ của anh Giáo chuyển  lại. Lúc đó, ở giữa phong thư cứ đề tên và địa chỉ của anh Giáo. Và ở góc trái phía dưới chúng ta viết : nhờ chuyển cho anh Ất. Đa tạ. Hàng chữ này phải đề ở phía trước bao thư, chứ đừng đề phía sau vì nhiều khi người nhận vô ý, không nhìn phía sau và mở thư đọc, mới biết thư gửi cho người khác.

Nên đề tên và địa chỉ người gửi, để người nhận dễ dàng trả lời. (xem mẫu phong bì dưới).

Tặng Quà

Những người thân thường tặng quà vào dịp Tết, sinh nhật, cưới hỏi…mục đích biểu lộ tình thân thiện, hay biết ơn. Ngày nay người ta cũng thường gửi thiệp chúc mừng vào dịp Giáng Sinh, Tết Tây và Tết ta…Thiệp chúc mừng thường được cho vào phong bì rồi trao tận tay, nhờ người khác chuyển hay qua bưu điện.

Về quá tặng, nên nhờ người đem đến trước. Vì nếu được mời đi ă mà chúng ta lại kè kè mang theo một món quà, e rằng người ta sẽ coi chúng ta đáng giá bữa ăn bằng món quà đó.

Tóm Lược

– Thư Từ

Khi viết thư, nên dùng giấy màu trắng. Chừa lề phải. Chữ viết cho rõ ràng sạch sẽ. Góc trái ghi tên địa chỉ người nhận. Có thể gạch dưới địa danh sau cùng (tỉnh hoặc nước)

_ Góc phải phía trên dán tem.

_ Góc phải phía dưới nếu nhờ chuyển.

– Quà Tặng

Người ta thường gửi thiệp mừng vào dịp Giáng sinh và Tết. Còn quà tặng vào dịp sinh nhật, cưới hỏi.

Thiệp mừng được cho vào phong bì, rồi trao tận tay hay nhờ người khác hoặc qua bưu điện.

Quà tặng nên đem đến trước bữa ăn.

Người hạnh phúc không bận tâm điều gì?

Những người hạnh phúc thực sự duy trì tư duy tích cực ngay cả khi nhìn nhận về những điều tiêu cực trong cuộc sống. Điều khiến những người hạnh...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 3/10 – Du đãng Sài Gòn đụng dân chơi Đà Lạt

Như đã nói ở phần trên, hồi ấy có một số tay tài phiệt thường “tài trợ” cho dân du đãng, trong số đó đáng kể nhất là Hoàng Kim...

Quy Luật Về Dấu Hỏi Ngã

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài quy luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta. Dấu hỏi ngã được căn cứ...

Quan hệ giữa sáng và xán trong xán lạn

Hai chữ “xán lạn” nghe rất êm tai nhưng thấy không dính dáng gì đến chữ “sáng”, mà lại cũng có nghĩa là sáng sủa, rực rỡ, v.v.. Vậy nó...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (4/7) – Chương III. – Nghiên cứu hóa sinh – giá trị thực phẩm của nước mắm

“Sự phong phú về đạm toàn phần hoặc tốt hơn về đạm hữu cơ tạo ra giá trị thực phẩm của một loại nước mắm và, do đó, làm nên...

Cô ba sài gòn là ai?

Có đến hai người phụ nữ nổi tiếng xinh đẹp giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX cùng mang cái tên gần giống nhau là Ba...

Bách Việt và quá trình Nam tiến

Nghiên cứu về người Việt đã trở thành một chủ đề chính của giới khoa học trong nửa thế kỷ nay. Sự phát hiện nhiều nền văn minh khác Hoa...

Giai thoại Chú Hỏa – từ người lượm ve chai trở thành “ông vua nhà đất” Sài Gòn xưa

Người Sài Gòn vẫn truyền miệng nhau câu tục ngữ “Đi tàu Chú Hỷ, ở nhà Chú Hỏa”. Chú Hỷ – “vua tàu thủy” ở miền Nam, còn Chú Hỏa...

Đài phun nước con cóc bên hồ Gươm

Trên đỉnh đài phun nước trăm tuổi này có tiểu sành đựng di hài cùa một người Pháp. Đây cũng là nơi ghi dấu kỷ niệm của vua hề Charlie...

Người xưa dùng những vật gì lót vào áo quan?

Trong các ngôi mộ cổ khai quật được, ngoài các đồ trang sức của người chết, phía trong áo quan thường có lót lá chuối, giấy bản, chè búp, bỏng...

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Vua Hùng – Quốc tổ của dân tộc Việt Nam

Với chiều dài 2.622 năm, thời kỳ Hùng Vương đã để lại nền văn hóa đặc sắc với nội hàm thâm sâu cho dân tộc. Đó là một thời kỳ...

Exit mobile version