Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Một chữ Nhẫn có thể dưỡng thân tâm, hãy học Nhẫn để đời này sung túc

Đối đãi và giải quyết vấn đề cũng như nhâm nhi một ly trà ngon, cần bình tĩnh và điềm đạm. Nếu người nông dân trong câu chuyện dưới đây kiềm chế được cơn bực tức, có lẽ ấm trà quý của ông vẫn còn nguyên vẹn.

Một người nông dân được tặng một ấm trà quý giá. Ông ta rất nâng niu món quà, vì sợ mất trộm nên đã đặt ấm trà lên trên đầu giường mỗi khi đi ngủ.

Một lần đang ngủ, ông trở mình, quơ tay làm rơi ấm trà xuống giường, còn cái nắp ấm văng xuống đất. Nửa đêm tỉnh dậy chỉ thấy ấm mà chẳng thấy nắp đâu, ông thất vọng vô cùng, buồn rầu nghĩ: “Nắp ấm rơi xuống đã bị vỡ, vậy còn giữ ấm trà này làm gì nữa?”. Thế là ông nhặt ấm trà trên giường, ném nó ra ngoài cửa sổ rồi ngủ thiếp đi.

Sáng ra, ông mới phát hiện, hóa ra nắp ấm vẫn còn nguyên vẹn trên đôi giày bông bên cạnh giường. Người nông dân hối hận: “Ấm trà tím đã bị ném ra khỏi cửa sổ đêm qua, giờ để lại một cái nắp thì làm gì?”. Tức giận quá, ông đập vỡ luôn cái nắp ấm.

Sau khi ăn sáng, người nông dân vác cái cuốc định đi ra đồng, nhưng khi ông ngước mắt lên, ngạc nhiên làm sao! Cái ấm trà tím đang treo lơ lửng trên cành cây bên ngoài cửa sổ…

Nhẫn nại và bao dung khiến tâm hồn ta thanh khiết hơn (ảnh minh hoạ).

***

Trong cuộc sống, một số người vì quá nóng giận, không kiềm chế được cảm xúc nên đã hành động bồng bột, khiến kết quả trở nên tệ hại và sau đó là hối hận khôn nguôi.

Người xưa có câu: “Nhẫn một lúc gió êm sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Đối diện với mất mát to lớn và mâu thuẫn gay gắt, nếu bạn giữ được tâm thái bình hoà, điềm tĩnh thì có lẽ cánh cửa này đóng lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra.

Bình tĩnh bao nhiêu thì cuộc đời bạn sẽ bớt hối tiếc bấy nhiêu.

Khoan dung bao nhiêu thì ngày tháng của bạn sẽ rộng dài bấy nhiêu.

Nhẫn là đạm bạc nên có thể dưỡng thân.

Nhẫn là không màng danh lợi nên có thể dưỡng tâm.

Nhẫn là chịu khổ chịu khó nên sẽ sung túc. Người biết nhẫn sẽ bách tà bất xâm.

Trong cuộc sống hằng ngày, nếu mỗi người đều học được cách nhẫn nhịn, thì sẽ loại bỏ được rất nhiều xung đột, không gian sống của chúng ta sẽ trở nên hài hòa tốt đẹp hơn rất nhiều.

Lo cho đời phở

Tới đỉnh lâu rồi Tụt xuống hai đàng Thống nhất, tiến lên? Nhiều thịt quá, sợ mất khôn Tới đỉnh lâu rồi Theo Vũ Bằng thì phở lên tới đỉnh...

Lục căn thanh tịnh có nghĩa là gì?

(六根清淨) Cũng gọi Lục căn tịnh. Tức là 6 căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều thanh tịnh không bị nhiễm ô. Nói một cách gọn ghẽ: lục là...

Vua Lê Thánh Tông và thời kỳ Hồng Đức thịnh trị

Thiên hạ thái bình, ngủ đêm không phải đóng cửa, lân bang e sợ phải thần phục và cống nạp, đó chính là thời kỳ Hồng Đức thịnh trị của...

Những thiếu sót và bất hợp lý trong sử sách về Mạc Đăng Dung và nhà Mạc

Nhận thức phổ biến ngày nay về Mạc Đăng Dung và nhà Mạc dựa chủ yếu vào các bộ sử dưới thời Lê Trung hưng, trên cả phương diện dữ...

Từ “Lễ cầu khéo tay” biến thành “Ngày lễ tình nhân”

Hồi nhỏ, cứ vào ngày Lễ Thất tịch thì ai cũng có dịp được nghe mẹ và bà kể câu chuyện thần thoại về Ngưu Lang và Chức Nữ. Tuy...

Tâm rộng như biển, gió mát tự tìm tới

Kỳ thực, trong cuộc sống của chúng ta không hề có nhiều khán giả như vậy, cũng không cần phải ngụy trang nhiều như vậy. Hãy sống đơn giản một...

Xứ Đàng Ngoài và lối đặt tên kỳ lạ

Vì họ cho tà ma hay ghen ghét và xảo quyệt gây hết các thứ bệnh và tai họa xảy đến cho con cái họ, nên họ thường lấy những...

Quý ông Sài thành cùng lịch sử những đôi giày Tây

Những năm 1920, giày da kiểu phương Tây bắt đầu phổ biển cho nam giới ở miền Nam. Trước đó, loại giày được nhiều người mang nhất là giày hàm...

Đừng để “nóng giận mất khôn”

Câu chuyện của vị kiếm sĩ Samurai Hàng năm đến kỳ, Nhà Vua cử người xuống các địa phương đi thu sưu, thuế. Vào một làng chài nọ có ông...

Câu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào?

“Nam Mô A Di Đà Phật” là câu niệm Phật hiệu phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng nhất, xuất hiện khắp nơi trong cuộc sống, phim ảnh, truyền...

Ảnh tư liệu quý giá về tết Trung thu ở Hà Nội năm 1926

Xưởng làm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, con tò he bằng bột gạo, đồ chơi bằng thiếc ở phố Hàng Thiếc… là loạt ảnh đặc sắc về Tết...

Dấu ấn của kiến trúc thuộc địa trong bản sắc đô thị Huế

So với các đô thị lớn, kiến trúc thuộc địa tại Huế ít về số lượng, nhỏ về quy mô, và kém cầu kì trong trang trí. Vậy nên quan...

Exit mobile version