Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Người quân tử khi tuyệt giao sẽ không nói những lời bất hảo

Cổ ngữ có câu: ‘Kim vàng ai nỡ uốn câu; Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời’; cũng lại có câu : ‘Bệnh nhập tùng khẩu; Họa xuất tùng khẩu’. Phàm là những người quân tử quyết chí tu tâm dưỡng tính, trước tiên thường lấy tu khẩu làm đầu…

Trong cuộc sống có thiện duyên thì cũng có ác duyên, nếu biết khiêm nhường hạ mình thiện giải các mối ác duyên thì những tai kiếp trong đời sẽ giảm đi, cuộc sống cũng trở nên tươi sáng hơn.

Tuy nhiên, khi bản thân xuất ra quan niệm vị tư, muốn bảo vệ chính mình thì thường rất khó tự khống chế được cảm xúc. Khi cảm xúc không được khống chế, chúng ta sẽ dùng những lời khó nghe, bạo lực hoặc những điều tiêu cực tương tự để đáp trả sự công kích, uy hiếp của đối phương. Kết quả khiến cả hai bên đều bị tổn thương, ác duyên cũng không được hoá giải.

Có câu: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Do đó, người quân tử thời xưa khi tuyệt giao sẽ không nói những lời khó nghe, dù trước đây họ có thể bị đối xử bất công nhưng khi rời khỏi nơi đó cũng không nói lời không tốt về người khác. Vậy nên tu khẩu tích đức, đối với bất kỳ ai mà nói thì cũng là điều có lợi.

Quân tử tuyệt giao, bất xuất ác thanh” (Quân tử tuyệt giao không nói lời xấu), là một câu trong Chiến Quốc Sách – Yên Sách, ý nói: Người có tu dưỡng khi quyết định không qua lại với ai nữa cũng không nói ra những lời khó nghe, làm tổn thương đối phương.

Suy ngẫm sâu hơn về nội hàm của câu trên, chúng ta có thể thấy được, người có phẩm chất cao thượng là đã trải qua một phen suy nghĩ thấu đáo mới đưa ra quyết định cắt đứt quan hệ với những mối tương giao không hợp, vì vậy họ sẽ không ôm giữ thù hận trong tâm, vẫn giữ phong thái của bậc chính nhân quân tử với những người kia.

Đây là một câu danh ngôn, cũng là một điển cố được trích trong Sử ký, chuyện kể rằng: Nhạc Nghị là một vị tướng thời Chiến Quốc rất có tài trong việc dùng binh, từng trợ giúp Yên Chiêu vương đánh bại nước Tề, lập đại công. Sau khi Yên Chiêu vương qua đời, Yên Huệ vương lên ngôi. Yên Huệ vương vốn không ưa Nhạc Nghị, hơn nữa nước Tề lại dùng kế phản gián, khiến Yên Huệ vương tước quyền cầm binh của Nhạc Nghị, Nhạc Nghị sợ bị truy sát liền chạy sang nước Triệu. Kết quả quân nước Yên đại bại.

Yên Huệ vương viết thư muốn trị tội Nhạc Nghị, Nhạc Nghị hồi thư viết: “Quân tử tuyệt giao, không xuất ác thanh. Trung thần khứ quốc, bất khiết kỳ thanh.” Ý nói người quân tử, khi tuyệt giao với người khác cũng không nói những lời không tốt về đối phương, bậc trung thần khi rời khỏi đất nước cũng không muốn giải thích về thanh danh cao thượng của mình.

Kết quả từ đó về sau Yên Huệ vương không còn làm khó Nhạc Nghị nữa.

Trong cuộc sống ngày nay, chuyện tình bạn đổ vỡ hay mối quan hệ đồng nghiệp căng thẳng là những chuyện thường gặp, bạn bè nhất thời không hợp liền trở mặt thành thù cũng không phải là lạ, do đó mới có cái gọi là ‘tuyệt giao’.

Những người không có giáo dưỡng khi cắt đứt quan hệ thường chửi mắng, thậm chí là đụng chân đụng tay, hãm hại đối phương, v.v… cuối cùng phát thệ nguyện đến già cũng không qua lại. Sau khi tuyệt giao lại vẫn còn dùng những lời nói ác ý để công kích người kia. Đó là biểu hiện của sự thiếu tu dưỡng đạo đức.

Tục ngữ có câu: “Oán oán tương báo hà thời liễu?”, ý nói oan oan tương báo biết khi nào mới thôi? Nếu ác duyên không giải thì vĩnh viễn không cách nào kết thúc được, kết cục vẫn là chất chồng oán hận, tâm ý bất an, hại chính bản thân đau khổ. Phật gia có giảng: ‘Mang oán giận trong tâm thì giống như tự mình uống thuốc độc mà trông chờ người khác chết vậy!’.

Khoan dung độ lượng, khiêm tốn nhường nhịn là tiền đề để hoá giải các mối ác duyên, người có phẩm chất cao thượng thì trong lòng sẽ không có kẻ thù.

Khó khăn lớn nhất trong cuộc đời không phải là sự nghèo nàn về vật chất, mà chính là tinh thần không cách nào có sự bình yên cho được!

Luôn mang trong mình đức tính khiêm nhường và biết ơn, có thể bao dung độ lượng trước những lỗi lầm của người khác, thì cho dù có đứng trước bất kỳ tình huống nào, ta cũng sẽ không nói những lời thất đức. Cổ ngữ có câu: ‘Kim vàng ai nỡ uốn câu; Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời‘; lại cũng có câu : ‘Bệnh nhập tùng khẩu; Họa xuất tùng khẩu‘. Những người quyết chí tu tâm dưỡng tính, trước tiên thường lấy tu khẩu làm đầu.

Thu Hà (biên dịch)

Theo: Zhengjian.org

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không...

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967 của Nguyễn Thành Tài, phóng viên hãng thông tấn UPI trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Cảnh nhộn nhịp tại khu...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Văn minh

Văn minh, theo tự điển dạy, là cái tia của đạo đức, phát hiện hoặc nơi chánh trị, nơi pháp luật, nơi học thuật, hay điển chương, v.v. gọi là...

Người Trung Quốc xưa đặt thứ gì vào trong miệng người chết?

Theo tập tục có từ xa xưa, người Trung Quốc thường đặt gạo hoặc ngọc vào trong miệng của người chết trước khi đem đi mai táng. Vì sao vậy?...

Có tài cũng khổ, bất tài cũng khổ, đạo đức là an…

Nguyễn Du viết: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”, người tài giỏi bị ghen ghét dễ gặp cảnh tai ương. Còn như kẻ bất tài lại thường vất...

Phụ nữ tân văn 1929: Đàn bà cũng nên làm quốc sự

Đã lâu, bên nam giới hay khuyên chị em ta ra làm quốc sự. Cái luận điệu của họ như vầy: “Trai gái đều là con em của nhà nước,...

Di sản Sùng Nam của văn hoá Bách Việt

Cách cư xử của người Trung Hoa mặc nhiên thể hiện tâm thức hướng Nam, hình thành văn hóa Sùng Nam do người Bách Việt lưu lại. Người Hoa có...

Nếu chỉ còn một ngày để sống

Tôi không biết bạn là ai? Bạn sống như thế nào?… Nhưng tôi biết chắc một điều rằng rồi một ngày nào đó bạn sẽ phải chết. Bạn biết thần...

Nhận diện Nam Việt và Triệu Đà trong lịch sử Việt Nam

1. Nước Nam Việt đã ra đời thế nào? Theo Hoài Nam Tử, năm 218 TCN, nhà Tần sai Đồ Thư đem 50 vạn quân đánh Bách Việt ở Lĩnh...

Tâm vé vào đời – Câu chuyện nhân văn sâu sắc về cái tâm củα một con người

Những câu chuyện về lòng tốt bây giờ thường bị xem như là cổ tích. Nhưng, đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật. Buổi tɾưα, tại sân gα...

Sao người Việt lót “thị” cho gái, lót “văn” cho trai?

Cùng tìm hiểu tại sao người Việt lót “thị” cho gái, lót “văn” cho trai? 1. Thị Nói tới thị xin mọi người trở về cái thời hồng hoang, ăn...

Vì sao Lưu Bị không chọn Trương Phi làm thị vệ?

Trương Phi - Quan Vũ - Lưu Bị tình thân như thủ túc, hiểu nhau tường tận và nguyện sống chết có nhau nhưng tại sao Lưu Bị lại không...

Exit mobile version