Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang yêu sai người

Bạn cần tìm hiểu kỹ đối tác của mình, xem cả hai hợp nhau đến đâu để không phí hoài thời gian cho một mối quan hệ không tốt.

Nhiều người trong chúng ta thường thích “đeo kính hồng” khi mới bước vào một mối quan hệ yêu đương. Nói cách khác, chúng ta chỉ thấy những gì chúng ta muốn thấy. Nhưng hãy tỉnh táo lên nào, bạn cần biết mình có yêu đúng người hay không bằng cách tìm hiểu kỹ đối tác của mình, xem cả hai hợp nhau đến đâu để không phí hoài thời gian cho một mối quan hệ không tốt.

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang yêu sai người.

Bạn phải “đeo mặt nạ”

Hai bạn có thể có những điểm chung, nhưng không có nghĩa là bạn phải thích tất cả những gì mà người yêu mình thích. Nếu bạn đang giả vờ thích những thứ người yêu bạn thích, chỉ để gây thiện cảm với anh ta thì bạn đang yêu sai người đấy!

Bạn không cần phải giả vờ, vì sớm muộn người yêu của bạn cũng sẽ phát hiện ra nếu bạn không thật lòng. Mối quan hệ của hai bạn vì thế sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Mối tình của bạn có bền chặt hay không phụ thuộc vào việc bạn phải là chính mình. Nếu bạn cứ phải “đeo mặt nạ” bên người ấy, đã đến lúc phải xem xét lại mọi thứ.

Anh ta không quan tâm gì khác ngoài bạn

Ai muốn hẹn hò với một người chỉ quan tâm đến tình yêu của hai bạn chứ không phải bất thứ điều gì khác? Nghe có vẻ dễ thương nhưng thực sự không phải vậy. Điều đó có nghĩa là anh ta không có niềm đam mê trong cuộc sống.

Anh ta luôn đeo bám bạn

Chúng ta đều muốn có sự chú ý. Thật tốt khi nhận được tin nhắn hay một cuộc gọi nhỡ từ anh ấy. Thật tuyệt vời khi anh ấy hỏi ngày hôm nay của em như thế nào.

Nhưng thực sự không ổn lắm khi anh ta suốt ngày đeo bám và muốn kiểm soát bạn 24/7. Nếu bạn bắt đầu thấy khó chịu mỗi khi điện thoại của bạn rung lên, thì bạn nên dành thời gian xem xét lại mối quan hệ của mình. Người yêu bạn thực lòng sẽ tôn trọng thời gian của bạn, lùi lại phía sau và để cho bạn không gian riêng.

Anh ta cố gắng thay đổi bạn

Thật sự không hay khi ai đó cố gắng thay đổi chúng ta, khi chúng ta thích là chính mình!

Anh ấy chưa từng gặp bố mẹ bạn

Nếu bạn vẫn chưa có ý định giới thiệu người yêu của mình với bố mẹ, bạn nên tự hỏi tại sao. Bạn không thấy mối quan hệ của cả hai có thể kéo dài lâu? Bạn có cảm thấy họ sẽ hòa hợp với bố mẹ không? Hoặc có thể nguyên nhân sâu xa hơn là bạn cảm thấy xấu hổ vì anh ấy? Tự hỏi bản thân những câu hỏi này có thể giúp bạn quyết định xem bạn có thực sự hẹn hò đúng người hay không.

Anh ta làm bạn kiệt sức

Cảm xúc của bạn thế nào khi hai bạn bên nhau? Bạn có hạnh phúc khi cả hai có một buổi hẹn hò vui vẻ? Có cảm thấy buồn bã khi xa nhau? Nếu anh ta khiến bạn mệt mỏi mỗi lần gặp gỡ, đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên kết thúc mối quan hệ này. Người phù hợp với bạn sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và bạn nghĩ rằng mình không thể sống thiếu anh ấy.

Anh ấy không ưu tiên bạn

Cuối tuần, lại một lần nữa, bạn là người cuối cùng biết rằng anh ta đã có kế hoạch. Bạn hy vọng cả hai sẽ làm một điều gì đó vào cuối tuần này nhưng có vẻ như anh ta đang bận rộn. Người yêu bạn thật lòng sẽ luôn sắp xếp thời gian để ở bên bạn.

Anh ta dường như không bao giờ lắng nghe bạn

Khi bạn tâm sự điều gì đó về ngày làm việc của bạn hoặc cho anh ấy xem thứ gì đó mà bạn đã học ngày hôm nay, anh ta không thực sự quan tâm, có lẽ anh đã có một cái gì đó trong tâm trí của mình? Có thể họ nghĩ đến người con gái khác? Hoặc có thể anh ta chỉ là người không phù hợp với bạn? Điều quan trọng của một mối quan hệ là sự lắng nghe, thấu hiểu để có sự kết nối về cảm xúc, thể chất, trí tuệ, tinh thần…

Nếu người yêu của bạn dường như không quan tâm đến những gì bạn nói, mặc dù những gì bạn nói có ý nghĩa rất lớn với bạn, bạn cần đặt câu hỏi mối quan hệ này sẽ đi đến đâu và liệu nó có phù hợp với bạn hay không.

Không có tương lai

Bất cứ khi nào bạn nghĩ về tương lai, tương lai đó đều không có anh ấy. chỉ có bạn và kế hoạch của bạn. Đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đã yêu nhầm người. Nếu yêu đúng người, bạn sẽ hình dung ra hai người có thể làm gì với nhau trong thời gian tới, và bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và hào hứng với điều đó.

Theo VOV

Những góc khuất của phong trào Tây Sơn

Bài viết này không nhằm mục đích hạ bệ, hay đánh đổ vai trò lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn, ngược lại chúng tôi cho rằng phong...

Quảng Trị năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe

Những chứng tích của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn ngổn ngang ở mảnh đất Quảng Trị năm 1992. Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực...

5 vị Tam Nguyên trong lịch sử khoa cử lịch triều Việt Nam

Trong suốt 845 năm khoa cử lịch triều, kể từ  khoa thi đầu tiên Minh Kinh Bác Học mở ra năm Ất Mão 1075 dưới triều vua Lý Nhân Tông...

Từ Phổ Nghĩa và An Nghiệp ở Bắc Kỳ (1872-1874)

Từ Phổ Nghĩa (Còn có cách phiên âm khác là Đồ Phổ Nghĩa.) (Jean Dupuis) và An Nghiệp (Francis Garnier) thuộc chung về lịch sử nước Pháp và nước ta....

Lê Lợi có phải là người Mường?

Đồng bào vùng Lam Sơn ngày nay vẫn thường gọi Lê Lợi là đạo Cham và Nguyễn Thận ở Mục Sơn là đạo Mục. Căn cứ vào những tài liệu...

Sài Gòn báo xưa và văn hóa xích lô “xuống xe qua cầu”

“EM ƠI SÀI GÒN… BÁO”! Ba mẹ tôi có mua căn nhà nhỏ trong hẻm trên đường Phạm Đình Hổ (quận 6) cho mấy anh chị lớn ở đi học,...

Phát âm sai phương ngữ

Gần đây, chúng tôi có nhận được câu hỏi từ một độc giả, nội dung đại khái như sau: “Người miền Nam nói từ “vào” là “dào”, vậy học sinh...

Gốm Quế Kim Bảng – Sắc màu từ tự nhiên

Nằm nghiêng mình bên hạ lưu sông Đáy là những lò gốm với mái ngói đỏ nâu, mang nét thanh bình của một làng quê cổ. Làng gốm ấy thuộc...

Vì sao nơi làm việc của quan lại được gọi là ‘nha môn’

Trong các tiểu thuyết hay các bộ phim cổ trang thường có những tình tiết dân chúng đến nha môn để khiếu kiện. Vậy vì sao phủ quan, nơi làm...

Một quân công của Nguyễn Công Trứ

Sự tảo thanh giặc Tàu ( vào năm Mậu Tuất (1838) và năm Kỷ Hợi (1839) Vào năm Mậu Tuất (1838) tức là năm thứ mười chín triều vua Minh...

Đạo thờ Mặt Trời của Bách Việt

Qua nhiều vài biết của tôi, chúng ta đã biết Đại Tộc Việt là Người Mặt Trời thái dương rạng ngời. Như thế hiển nhiên Bách Việt thờ phượng mặt...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (2/7) – Chương I – Lịch sử

Cha Legrand-de-la-Liraye viết ngày 25.10.1869: “Nước mắm thường không được tất cả người châu Âu đến xứ này ưa thích. Sau một thời gian sống giữa những người dân nghèo...

Exit mobile version