Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những Quy Tắc Cần Biết Khi Ăn Buffet

“Buffet” (búp phê) trong tiếng Pháp là tự chọn hay còn gọi là tiệc đứng, nghĩa là thực khách có thể đi lại, đứng ngồi tùy thích khi ăn uống.

Phương thức này giúp phục vụ đồ ăn cho số lượng người ăn lớn trong khi đội ngũ nhân viên mỏng. Trong buổi tiệc buffet, sẽ có rất nhiều món để bạn tự chọn lựa. Thông thường, các món ăn được xếp theo thứ tự các món khai vị trước, rồi đến súp, món ăn chính, món tráng miệng, trái cây, cà phê hoặc trà.

Mặc dù ăn buffet đã trở nên rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết rõ các quy tắc khi ăn buffet.

*Nên dạo một vòng trước khi bắt đầu

Đừng vội chăm chăm đi lấy đĩa và chọn món. Hãy đi một vòng, xem vị trí các món, sau đó bạn mới lấy đĩa đựng đồ ăn. Khi chọn món, nên ăn món khô trước, nước sau, đồ chiên xào và đồ ngọt để ăn cuối. Hợp lý nhất là ăn đồ khai vị (gỏi, nộm, salad…), sau đó đến đồ luộc, nướng, trộn, chiên, xào…, cuối cùng là bún, mì, cơm… và cuối cùng là đồ ngọt.

Khi ăn buffet, đừng ăn nhiều các món nhanh no. Hạn chế uống các loại nước trái cây – đa phần chúng được pha sẵn từ bột hương liệu, uống nhiều có thể gây đầy bụng.

*Sử dụng kẹp và thìa có sẵn để lấy món

Kẹp và thìa để ở chỗ lấy món giúp bạn tiện lấy đồ ăn và giữ vệ sinh chung. Do đó, tuyệt đối không dùng đũa, thìa riêng để gắp đồ ăn hoặc thò tay bốc bánh mì, bánh bao… Bạn cũng cần dạy con quy tắc này, dù trẻ gặp khó khăn khi thao tác với những thứ kẹp, thìa quá khổ. Nên lấy giúp trẻ trong trường hợp này.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý không dùng kẹp, thìa gắp món này để gắp sang món khác. Sau khi gắp xong, cần phải để chúng vào đúng vị trí ban đầu. Điều quan trọng của sự đúng vị trí là giúp tránh sự lây nhiễm chéo vi khuẩn lẫn sự lộn xộn hương vị các món ăn.

*Hãy lấy những thứ bạn đã chạm vào

Không một ai muốn ăn những món mà bạn không thích và bỏ lại, cũng không ai muốn ăn những thứ được bày biện lộn xộn, bị đào xới và để lại những phần không còn ngon. Do đó, bạn nên lịch sự khi chọn đồ ăn, với ý thức rằng người sau còn tiếp tục lấy.

*Không ho, ngáp, nhai, ợ… khi đi lấy đồ ăn

Đừng để những âm thanh mất cảm tình như vậy vang lên khi bạn đi lấy đồ ăn, bạn có thể phát tán vi khuẩn vào thực phẩm và khiến người khác sợ hãi. Nên lịch sự và giữ vệ sinh khi đi lấy món. Khu vực bàn bày đồ buffet luôn đông người, bạn nên đeo khẩu trang khi chọn món.

Điều tối kỵ là ăn nhồm nhoàm trên đường từ chỗ lấy đồ ăn về bàn. Chỉ nên bắt đầu ăn khi đã yên vị tại bàn của bạn. Trong quá trình ăn, nên chậm rãi thưởng thức, thi thoảng trò chuyện với mọi người.

*Không chen lấn hàng

Khi ăn buffet, bạn buộc phải đi theo hàng, chờ đợi cho đến khi đến vị trí đặt món mình muốn lấy. Không bao giờ nên lách, chen lấn vào dòng người chỉ để lấy món ăn.

Việc chen lấn có thể khiến bạn bị đánh giá là thiếu văn minh. Việc chen lấn, xô đẩy cũng có thể khiến thực phẩm bị đổ, gây mất an toàn. Khi bị nhắc nhở rằng bạn đang chen lấn hàng, nên lịch sự lùi lại, đứng vào vị trí cuối hàng và kiên nhẫn dịch chuyển theo đám đông.

*Mỗi lần lấy đồ ăn mới, hãy sử dụng đĩa mới

Mặc dù bạn không muốn nhân viên phụ rửa quá nhiều bát, đĩa nhưng việc sử dụng đĩa cũ có thể gây nhiễm khuẩn chéo hoặc khiến hương vị món ăn mới của bạn không được trọn vẹn. Bạn cũng có thể bị bẩn tay và dây đồ bẩn sang các dụng cụ dùng chung. Do đó, mỗi lần lấy đồ ăn mới, hãy dùng đĩa mới.

*Đừng đòi hỏi quá nhiều với các món cần đầu bếp chế biến

Kể cả đó là món phở hay trứng chiên thì bạn cũng không nên làm khó đầu bếp với quá nhiều những yêu cầu cá nhân như “trứng với phomat, thịt xông khói, dứa, ớt chuông nhưng không hành… “. Đừng quên còn rất nhiều người phía sau xếp hàng để đến lượt gọi món. Nếu bạn có một yêu cầu quá phức tạp, nên chờ cho tới khi quầy đó vãn khách.

*Đừng tham lấy nhiều các món đắt tiền

Khi đi ăn buffet, bạn có thói quen chọn các món đắt tiền, ít được ăn như tôm hùm, thịt bò, sashimi… Tuy nhiên, đừng vì thế mà lấy chúng quá nhiều rồi không ăn hết. Những thực khách khác cũng trả tiền để ăn các món đặc sắc, vì thế nên lấy một lượng vừa đủ ăn và để lại cho người khác. Cũng đừng lấy quá nhiều món ăn trong một lần và lấy quá nhiều số lượng của mỗi món.

Bạn cũng nên lưu ý không nên lén lút mang các món ăn về bằng cách bỏ túi hay cầm tay.

*Giữ trẻ trong khu vực bàn ăn của gia đình

Nếu có con nhỏ, bạn không nên để trẻ nhỏ tự do chạy nhảy trong khu vực nhà hàng. Trẻ có chiều cao còn hạn chế, chưa lấy được đồ ăn, khi chạy nhảy thậm chí có thể va chạm, làm đổ đồ ăn, va vào người khác, gây nguy hiểm cho chúng và phiền hà cho người khác.

Trong trường hợp trẻ muốn đi chọn món, người lớn nên tháp tùng trẻ, chủ động lấy đồ cho trẻ.

Sao người Việt lót “thị” cho gái, lót “văn” cho trai?

Cùng tìm hiểu tại sao người Việt lót “thị” cho gái, lót “văn” cho trai? 1. Thị Nói tới thị xin mọi người trở về cái thời hồng hoang, ăn...

Sự tương đồng giữa cổ sử Việt và Maya

Trong các tác phẩm và các bài viết trước, tôi đã chứng minh Maya và cổ Việt liên hệ ruột thịt với nhau. Bài viết này khai triển thêm sau...

Kỹ năng đối phó những tình huống khẩn cấp trên máy bay

Khi máy bay gặp sự cố, hãy vào tư thế ngồi an toàn là gập người sát đầu gối hoặc gục vào thành sau của ghế trước. Bình tĩnh giúp...

Người nhẫn nhịn mới có thể làm việc lớn

Trong “Nhẫn Kinh” viết: “Người có thể làm Tể tướng là dựa vào tài năng của họ, người ấy có thể làm đại thần ở chốn triều đình là bởi vì...

Tại sao nói là Hằng hà sa số?

Hằng hà sa số là thành ngữ do 4 thành tố trong câu tạo thành gồm: • Hằng - tức sông Hằng (Ganga). Đây là một con sông nổi tiếng linh thiêng ở Ấn...

Những hình ảnh quý giá về Đà Lạt những năm 1929-1930

Bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ và hoang sơ của Đà Lạt một thế kỷ trước được ghi lại qua ống kính người Pháp sẽ khiến nhiều người không khỏi...

Những hình ảnh về Hà Nội tưởng chừng của quá khứ

Bạn hãy đi mà xem, quanh cái Hà Nội xô bồ này, bên con đường nơi dòng người hối hả ngược xuôi, vẫn có ở đó những hình ảnh tưởng...

Hà Nội giai đoạn 1920 – 1930 qua ảnh

Xe điện phố Hàng Đào, rồng ‘lội nước’ hồ Gươm, quan thầy Pháp ngồi xe kéo… là loạt ảnh đặc sắc về Hà Nội những năm 1920-1930 do nhiếp ảnh...

20 ngôi chùa Phật giáo tuyệt đẹp

Hiện chùa Trấn Quốc và chùa Bửu Long của Việt Nam vẫn đang giữ vị trí trong Top 20 ngôi chùa Phật giáo đẹp nhất thế giới do trang du...

Thói “Ăn” nếp “Ở” của vgười Việt qua cách nói

- Thói ăn: Không biết có phải do hoàn cảnh thiếu ăn thiếu mặc từ xưa, mà người Á đông nói chung, người Việt nói riêng, đặc biệt quan tâm...

Sự ra đời của ca khúc ‘Mùa thu chết’ và cái tên Julie Quang

Sau người vợ đầu Julie, Duy Quang có nhiều bóng hồng khác trong đời mình nhưng ngày anh nằm ở bệnh viện Hoa Kỳ vì căn bệnh ung thư gan,...

Dịu dàng chiếc nón lá Việt Nam

Chiếc nón lá Việt Nam đã có từ xa xưa. Hình ảnh của nó đã được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500-3000...

Exit mobile version