Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí huệ thì tâm càng tĩnh

“Nước càng sâu thì chảy càng chậm” là có ý nói rằng, nước sâu đều chảy phi thường thong thả. Trên mặt nước cho dù gió thổi làm sóng trào dâng cuồn cuộn nhưng những dòng nước ở bên dưới sâu vẫn luôn duy trì tốc độ chảy chậm rãi, thong dong. Làm người cũng như thế, gặp phải chuyện lo lắng, việc khó khăn thì đều phải bảo trì một tâm thái bình tĩnh và tường hòa.

“Động” và “tĩnh”, “nhanh” và “chậm” là thuộc về lý tương sinh tương khắc. “Động, tĩnh, nhanh, chậm”, trời đất vì có chúng mà trở nên cân bằng. “Động” sẽ khiến tiêu vong xảy ra nhanh hơn, “tĩnh” mới có thể lâu dài, cho nên người xưa mới giảng rằng “tĩnh lặng mới có thể đi xa”.

Một người tu luyện chân chính, một người trí huệ cao, người có hàm dưỡng đạo đưc thì trong thái độ xử thế luôn chứa đựng sự từ bi. Họ có thể nhường nhịn, có thể chịu thiệt. Một khi gặp chuyện, họ có thể trầm tĩnh, tâm lượng mở ra rộng lớn hơn và dung nạp được nhiều hơn.

Lão Tử nói: “Bất cảm vi thiên hạ tiên”(Tạm dịch: Không dám đứng trước thiên hạ). Cái gì gọi là “không dám”? Đó chính là chỉ cái tâm “danh, lợi, tình” là không dám đứng đầu thiên hạ, không dám để cái tình của thế tục lôi kéo, không dám lưu giữ một ý một niệm bất hảo nào trong tâm…Bởi vì, người có đạo đức cao thường cho rằng, cái tâm của một người vừa máy động thì sẽ là tạo nghiệp, sẽ bị rơi rớt xuống tầng thứ thấp hơn và tu luyện sẽ không thành, không thể quay về thế giới của Phật, thế giới của Thần Tiên.

Nhưng người phàm trần lại dám làm hết thảy. Họ truy danh, truy lợi, tranh mạnh háo thắng, dám đánh dám mắng, thậm chí không việc ác nào không dám làm. Người như vậy, kỳ thực sống rất mệt, rất khổ, lo được lo mất, vì một chút lợi nhỏ mà ăn không ngon, ngủ không yên, khiến thân thể bị bệnh tật, trong tâm lo lắng, bất an. Chúng ta thử ngẫm xem, người như thế có thể không bị giảm phúc, giảm thọ sao?

(Ảnh minh họa)

“Nhân quý tắc ngữ trì” ý nói rằng, người sang quý thì lời nói thường chậm rãi, hơn nữa còn không dễ dàng tỏ thái độ, không dễ dàng kết luận, thận trọng từ lời nói đến việc làm.

Những người tu luyện chuyên nghiệp thời cổ đại đều coi trọng tu khẩu, họ thường ngậm miệng không nói gì vì sợ nói ra sẽ tạo nghiệp và phải hoàn trả. Bậc Thánh nhân, quân vương xưa cũng là ít nói, “miệng vàng lời ngọc”. Lời Hoàng Thượng nói ra là Thánh chỉ, lời nói vô tình có thể khiến đầu của người dân thường rơi xuống, vận mệnh của một người bị đảo lộn. Cho nên, bình thường, Hoàng Thượng đều tự xưng mình là “Quả nhân”, “Cô gia” (có ý nhún mình, tự nhận mình là có ít đức tốt). Ngay cả những người có trí tuệ trong dân gian, người có tu dưỡng, nói chuyện cũng rất chú ý, sợ nói lời ác làm đả thương người khác, thất đức, tổn đức, khó có tiếng nói trong dân chúng.

Khi chúng ta hiểu được đạo lý: “Tâm tính là nguồn gốc của mọi dưỡng sinh”, “tâm có thể sinh ra hết thảy, tâm có thể diệt hết thảy”  thì hãy coi trọng đạo đức, làm việc thiện, tích đức, tích phúc, như vậy tự nhiên cuộc đời của chúng ta mới có phúc lộc thọ, an khang, tâm linh của chúng ta nhất định có thể bước đến miền cực lạc tươi sáng.

Theo Secretchina

Hình phạt với quan gây án oan thời nhà Nguyễn

Điều 374 Luật Gia Long quy định: Quan xử án sửa đổi khẩu cung, cố ý thêm bớt tội cho người thì bị cách chức, khiến người bị oan phải...

Vì sao chuột máy tính lại được gọi là…”chuột”?

Chuột máy tính đã trở nên quá quen thuộc trong giới công nghệ. Nhưng để phát triển được như hiện nay, thiết bị này đã trải qua một quá trình...

Chương trình Đố vui để học xưa

Giữa thập niên 1960, trên Đài truyền hình Sài Gòn có chương trình Đố vui để học được học sinh đô thị xem nhiều và rất say mê, đến giờ,...

Cúng tế có nghĩa gì ?

Quỷ thần có hâm hưởng đồ cúng tế không? Có ban phước cho những người cúng tế không?  Một nhà nho trước đây hai ngàn năm nói "không": Không hâm...

Hồ Biểu Chánh và chút tình Nam Kỳ Lục Tỉnh

Đất Lục Tỉnh ta là cái nôi xuất hiện đầu tiên của chữ Quốc Ngữ, của các thể loại thơ, tiểu thuyết, văn chương và báo chí Quốc Ngữ đầu...

Cha tôi trong giai điệu của nỗi nhớ

Tôi không nhớ rõ lần đầu mình nghe Hopefully sky ở đâu, tôi chỉ biết trái tim tôi đã run lên vì những lời ca ấy. Và khi cái se...

Những giai thoại về cuộc đời Bùi Giáng

Cuộc đời Bùi Giáng dường như luôn được bao phủ lên bởi vô số những giai thoại ly kỳ, bất kỳ một tình tiết, câu chuyện nào liên quan đến...

Những câu châm ngôn giúp bạn tỉnh ngộ

Lâm Tắc Từ có đúc kết “10 vô ích” được người đời coi là những câu châm ngôn kinh điển nhất của ông. Không chỉ người Trung Quốc mà người...

Những trận đánh một ngày đẫm máu nhất lịch sử quân sự thế giới

Chỉ diễn ra trong 1 ngày, những trận chiến đẫm máu này gây thiệt hại nhân mạng lên đến hàng chục nghìn người cho các bên tham chiến. Trận Somme...

Tem phiếu thời bao cấp – còn chút gì để nhớ

‘Phiếu thực phẩm’, ‘Tem vải’, ‘Phiếu bồi dưỡng người đẻ’… là kỷ niệm khó quên về thời bao cấp, thời mà nhiều mặt hàng thiết yếu của cuộc sống được...

3 que xỏ lá là gì?

Bạn có biết thằng 3 que xỏ lá là ai không? Không biết… thằng phải gió, thằng mắc dịch này à? Nếu vậy thì mời bạn cùng đi… đào mả,...

Đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt: Nhìn lại một nỗi đau

Sau 1975 tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt bị phá. Các đầu máy bán lại cho Thụy Sĩ rẻ như phế liệu và đau đớn thay....

Exit mobile version