Các nghiên cứu di truyền được công bố trong khoảng 20 năm gần đây đang dần dần làm rõ bức tranh về nguồn gốc của nhân loại nói chung, cư dân Đông Á và Đông Nam Á nói riêng, cũng từ đó, giúp chúng ta có được những thông tin rất quan trọng để xác định được nguồn gốc của dân tộc Việt trong dòng lịch sử của văn hóa Á Đông. Các nghiên cứu đang từng bước làm rõ tới từng chi tiết về nguồn gốc của người Việt, và nguồn gốc của tộc Việt cũng như các cư dân Đông Á cổ đại.

Trong mỗi cá thể loài người, thì chúng ra đều mang trong mình bản ghi chép về quá khứ trong DNA mà chúng ta được thừa hưởng từ tổ tiên của mình, nhân học phân tử (Molecular Anthropology) sử dụng các bằng chứng di truyền để xác định về nguồn gốc của loài người, các dòng di cư, lịch sử dân số, cũng như chọn lọc tự nhiên, tác động của văn hóa đối với quá trình tiến hóa của loài người [1]. Những tiến bộ trong ngành nhân học phân tử, cụ thể là từ năm 2009, với sự phát triển của kỹ thuật phân tích DNA dữ liệu trên toàn bộ bộ gen cùng với dữ liệu về các bộ DNA đã cung cấp những bằng chứng quan trọng và vững chắc để giải quyết vấn đề nguồn gốc dân tộc, cũng như giải quyết những khúc mắc lịch sử, và đồng thời các nghiên cứu di truyền cũng đã làm lung lay các quan điểm tồn tại lâu đời trong các lĩnh vực khảo cổ học, lịch sử, nhân chủng học và ngôn ngữ học [2]. [3]

Với sức mạnh của các nghiên cứu di truyền học, chúng ta đã có trong tay một công cụ rất vững chắc để có thể xác định về nguồn gốc của dân tộc mình, các nghiên cứu đã được công bố cho tới thời điểm hiện tại, cho chúng ta thấy được cơ bản về nguồn gốc của người Việt, những chi tiết lớn đã hình thành cơ bản, những chi tiết nhỏ đang dần dần được lấp đầy với các nghiên cứu đã được công bố. Chúng tôi tiến hành bài viết này để tìm hiểu một cách toàn diện và mở rộng hơn về các nghiên cứu di truyền về nguồn gốc của người Việt so với các bài viết trước đây, nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn cơ bản nhất về nguồn gốc của người Việt.

Trong bài viết này, thì chúng tôi sử dụng khái niệm người Việt được sử dụng để chỉ trực tiếp người Việt (Kinh), và tộc Việt để chỉ cộng đồng Việt được ghi chép dưới các tên Dương Việt, Lạc Việt, Bách Việt trong lịch sử Trung Hoa, người Việt là hậu duệ trực tiếp của cộng đồng tộc Việt, và cũng là đại diện chính thống của cộng đồng này. Bên cạnh các nghiên cứu di truyền, chúng tôi cũng sẽ mở rộng thêm một số nghiên cứu khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ học và tài liệu lịch sử nhằm mở rộng không gian tiến hóa văn hóa theo các nghiên cứu di truyền học.

I. Nguồn gốc nhân loại và nguồn gốc cư dân Đông Á:

1. Nguồn gốc nhân loại và nguồn gốc cư dân Đông Á cổ đại:

Các nghiên cứu di truyền đã xác định người Việt và người Đông Nam – Bắc Á đều có nguồn gốc từ châu Phi, họ tới Việt Nam và Đông Nam Á chia thành hai đợt vào khoảng 60.000 – 30.000 cách ngày nay.

Bản đồ thiên di rời khỏi châu Phi theo dấu chân những người mẹ (màu vàng) và những người cha (màu xanh).

Có hai làn sóng thiên di từ Đông Bắc Phi mà nhân chủng học phân tử đã phát hiện được:

– Làn sóng thứ nhất diễn ra vào khoảng 60.000 năm trước men theo bờ Ấn Độ Dương tới Đông Nam Á, trong đó bao gồm cả Việt Nam, trước khi tới Úc và ngược lên Bắc Mỹ qua eo Bering. Tại Đông Nam Á, Nam Đông Á và Nhật Bản, dòng thiên di này đóng góp khoảng 20 – 30% vào vốn gen chung [5] (hình 1).

– Làn sóng thiên di thứ hai đi ngược lên Trung Cận Đông và Trung Á, men theo dãy Himalaya tới Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam vào khoảng 30.000 năm trước [6]. Làn sóng này đóng góp khoảng 70-80% vào vốn gen chung của các cư dân Đông Nam Á, Đông Á và Bắc Á [5].

Người cổ rời khỏi châu Phi di cư tới khắp nơi trên thế giới, trong số đó có những người đi tới Việt Nam và Đông Nam Á theo hai con đường như chúng tôi đã khái quát như trên. Người Việt có nguồn gốc sâu xa từ những người cổ Đông Nam Á tới từ châu Phi này. Những người cổ rời khỏi châu Phi sinh sống tại Việt Nam và Đông Nam Á, có nhóm đã đi lên cả vùng Dương Tử từ sớm, với nhiều dấu tích tìm được, trong đó nổi tiếng nhất là văn hóa Hòa Bình.

Theo nghiên cứu di truyền của McColl et al. [6], thì gen của người Hòa Bình gần nhất với gen của người Onge trên đảo Andaman, người Onge sống biệt lập từ thời tiền sử, không hoà huyết và tương tác với các sắc dân khác, nên bảo tồn nguồn gen rất tốt. Đây là chủng người da đen, tóc xoăn, khi di cư lên phía Bắc, thì cư dân cổ Đông Nam Á có nhân dạng tương tự như người Onge.

Người Hòa Bình gần gen nhất với người Onge. [6]

Nhân dạng của người Onge bản địa đảo Andaman. [Nguồn: 1, 2]

Trong khoảng 33.000 năm đến 20.000 năm cách ngày nay đã diễn ra đợt băng hà lớn cuối cùng, khiến mực nước biển xuống thấp ở mức 120 đến 130 mét đã làm lộ ra một vùng đồng bằng rộng lớn tại vịnh Bắc Bộ và cả vùng thềm lục địa phía Nam Việt Nam (được gọi là thềm Sundaland) [7]. Vùng đồng bằng vịnh Bắc Bộ nối liền giữa vùng đồng bằng sông Hồng và đảo Hải Nam là địa bàn sinh sống chính cư cư dân rời khỏi châu Phi, thông qua nghiên cứu di truyền của cây lúa, thì lúa đã được thuần hóa trong vùng đồng bằng sông Châu, tại biên giới Việt Nam, Trung Quốc [8], đây là cơ sở để chúng tôi cho rằng cư dân cổ rời khỏi châu Phi tới Đông Nam Á, nhân tố chính của văn hóa Đông Á cổ đã sinh sống chủ yếu trong vùng đồng bằng vịnh Bắc Bộ.

Bản đồ thể hiện mực nước biển theo niên đại trong vùng Đông Nam Á. Vùng đồng bằng vịnh Bắc Bộ bắt đầu lộ ra khoảng 20.000 năm trước và nước biển bắt đầu dâng vào khoảng 12.000 năm trước. [9]

Tới thời điểm 12.000 năm trước, thì nước biển bắt đầu dâng trở lại, như bản đồ trên đã thể hiện, nước biển dâng khá nhanh, khiến vùng đồng bằng vịnh Bắc Bộ chìm sâu xuống biển, đây là nguyên nhân chính khiến cư dân cổ Đông Nam Á di cư lên vùng phía Bắc. Có nhiều nghiên cứu di truyền đã xác định dòng di cư lên phía Bắc, dòng di cư này lên cả vùng bắc Đông Á và nam Đông Á. [10][11][12][13]

Bản đồ thiên di của những người cha cho thấy dòng di cư lên phía Bắc vào thời điểm hơn 10.000 năm trước ngày nay của người cổ Đông Nam Á. [14]

Đây là nguồn gốc chính của cư dân Đông Á cổ đại, cư dân Đông Nam Á di cư lên phát triển giai đoạn đầu trong thời đồ đá cũ, sau đó phát triển lên kỹ thuật đá mài nhẵn, được gọi là đá mới. Khi di cư lên vùng bắc Đông Á, thì cư dân cổ Đông Á đã gặp cư dân Bắc Á rời khỏi châu Phi theo con đường phía Bắc (đây không phải là người Hoa Hạ), qua một giai đoạn dài phát triển, thì cư dân bắc Đông Á và nam Đông Á đã hình thành những nền văn hóa lớn trong vùng Dương Tử, Hoàng Hà và sông Liêu.

2. Nền tảng văn hóa đầu tiên của văn hóa Đông Nam Á cổ đại:

Cư dân Đông Nam Á cổ đại trước khi di cư lên vùng phía Bắc, thì họ đã có một thời gian rất dài phát triển trong vùng Đông Nam Á lục địa, trong đó giai đoạn đỉnh cao với vùng trung tâm là vùng đồng bằng vịnh Bắc Bộ lộ ra trong giai đoạn khoảng 20.000 – 12.000 năm trước, họ xây dựng nên nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng trong ngành khảo cổ thế giới.

Bản đồ phân bố của văn hóa Hòa Bình. [Chú dẫn bản đồ: 1. Đường gạch chéo: khu vực văn hóa Hoabinhian được nói trong bài [6]; 2. Các chấm tròn: các khu vực có đá đục lỗ; Các chấm vuông: các khu vực có táng với tư thế nằm co; 3. Vòng tròn màu đỏ: khu vực tiềm năng có người cao; vòng tròn màu xanh: khu vực tiềm năng có mộ có nắp.] [15]

Theo các tài liệu khảo cổ, thì văn hóa Hòa Bình phân bố rộng khắp trong vùng Đông Nam Á, các di chỉ xuất hiện khá dày đặc trong vùng này, và trong giai đoạn sớm, cũng đã có cư dân đã di cư lên cả vùng Dương Tử mang theo đặc trưng văn hóa Hòa Bình, với di tích Xianrendong (Tiên Nhân động) trong vùng trung lưu Dương Tử (Giang Tây), tại di tích này có tìm thấy cả đá đục lỗ và đồ gốm có niên đại khoảng 20.000 BP [16], vì vậy nên có khả năng cư dân văn hoá Hoà Bình trong vùng đồng bằng vịnh Bắc Bộ cũng đã làm được đồ gốm từ sớm.

Gốm và đá đục lỗ tìm thấy tại hang Tiên Nhân động. [Nguồn: 1, 2. [17]; 3. dẫn]

Trong giai đoạn sinh sống trong vùng Đông Nam Á, thì cư dân văn hóa Đông Nam Á cổ đại đang trong thời kỳ đá cũ, những đặc trưng vật chất quan trọng nhất của thời kỳ này là rìu đá được ghè đẽo, đồ gốm, cũng như đá đục lỗ dựa vào sự kế thừa trong văn hóa Đông Á cổ, thì chúng tôi cho rằng nó có chức năng tế trời, cũng xuất hiện trong một địa bàn rất rộng lớn.

Bản đồ phân bố đá đục lỗ trong vùng Đông Á và Đông Nam Á. (Các di chỉ trong hình: 1, Mae Moh, Ban Tha Si, Phratu Pha, Doi Pha Kan; 2, Shangshan, 3, Xianrendong, 4, Dongwangzi, 5, Liyuzui, 6, Dushizai, 7, Zengpiyan cave, 8, Xunjiang River sites, 9, Bailiandong, 10, Dingsishan, 11, Wuming, 12, Luobi cave, 13, Con Co Ngua, 14, Bau Du, 15, Hang Gon, 16, Tam Hang south, 17, Tam Nang Anh, 18, Tam Puulan, 19, Doi Phu Zhang, 20, Ban Dutai, 21, Tham Pra cave, 22, Pou Pan cave, 23, Tam Taew cave, 24, Ban Dann Chumpol, 25, Ban Tha Han, Ban Hang Hung, 26, Ban Nong Chalab, 27, Obluang, Ban Omkut, 28, Tham Pha Chan, 29, Bor Nam Pou Ron, Ban Non Haeng, Tam Lod, Ban Rai, 30, Padah-Lin) [18]

Vào thời kỳ văn hóa Hòa Bình, thì vùng xung quanh vịnh Bắc Bộ có thể là trung tâm của văn hóa này, đây cũng là nơi tập trung khá dày các văn hóa trong vùng Đông Á và Đông Nam Á, vùng đồng bằng sông Châu cũng là nơi lúa nước lần đầu tiên được thuần hóa như chúng tôi đã dẫn theo nghiên cứu di truyền [8].

Trong vùng Hải Nam, sau thời điểm 12.000 năm trước, thì cũng đã tìm thấy di chỉ văn hóa Hòa Bình tại Luobi, có niên đại khoảng 11.000 năm trước, với đá đục lỗ và ríu đá, nhưng không có đồ gốm, thể hiện cư dân văn hóa cổ Đông Nam Á tiền thân của văn hóa Đông Á cổ sinh sống chủ yếu trong vùng đồng bằng ở vịnh Bắc Bộ chứ không phải các vùng Hải Nam và trong đất liền Việt Nam.

Đá đục lỗ và rìu đá tại hang Luobi trên đảo Hải Nam. [19]

Ngoài đảo Hải Nam, thì trong các vùng Đông Nam Á khác cũng tìm thấy rất nhiều đá đục lỗ, đây cũng là cơ sở chứng minh cho sự liên hệ và giao lưu văn hóa đã có ngay từ thời văn hóa Đông Nam Á cổ đại.

Đá đục lỗ tại di chỉ Doi Pha Kan, Thái Lan. [18]

Đá đục lỗ được chôn cùng người chết chứng tỏ nó có ý nghĩa tâm linh rất quan trọng. Trong ảnh là đá đục lỗ trong ngôi mộ tại Doi Pha Kan. [18]

Trong cuộc di cư lên phía Bắc, thì di chỉ sớm nhất của cư dân cổ Đông Nam Á được tìm thấy trong vùng Dương Tử, đó là di chỉ Shangshan trong vùng hạ lưu Dương Tử, đây là di chỉ thời đồ đá mới sớm nhất trong vùng Đông Á với niên đại khoảng 11.400 năm trước, cũng là nơi tìm thấy những hạt lúa được thuần hóa sớm nhất, được đem lên đây từ giống lúa đã được thuần hóa trong vùng Đông Nam Á. [20] Tại di chỉ này cũng đã tìm thấy đá đục lỗ, kế thừa từ văn hóa Đông Nam Á cổ đại, về hình dáng, nó có sự mở rộng về chu vi hơn so với các văn hóa Đông Nam Á cổ.

Đá đục lỗ và công cụ đá của văn hóa Shangshan. [20]

Đá đục lỗ tiếp tục được phát triển bởi cư dân cổ gốc Đông Nam Á trong văn hóa hậu Shangshan cũng ở trong vùng hạ lưu Dương Tử, hình dáng của đá đục lỗ ngày càng tiến gần hơn tới dạng đĩa bích của văn hóa tộc Việt và văn hóa Đông Á cổ, với hình dáng dẹt hơn và có chu vi rộng hơn so với các hiện vật đá đục lỗ của các văn hóa Đông Nam Á và trong vùng Dương Tử như Xianrendong và Shangshan.

Đá đục lỗ tại di chỉ Qingdui trong vùng hạ lưu Dương Tử. [21]

Sự kế thừa liên tục từ văn hóa Đông Nam Á tới văn hóa trong vùng Dương Tử cho thấy dù thời gian cách biệt nhau trong hàng chục nghìn năm, nhưng văn hóa luôn luôn có sự kế thừa, đặc biệt là ở yếu tố cốt lõi văn hóa, chính vì vậy, đá đục lỗ thờ Trời đã được các cư dân Dương Tử tiếp tục sử dụng, sau đó được các cư dân văn hóa cổ Đông Á trong văn hóa Hồng Sơn và Tống Khê kế thừa, cuối cùng được phát triển tới hình dáng hoàn thiện trong văn hóa Lương Chử, trở thành một hiện vật đặc trưng nổi tiếng của văn hóa này.

Đĩa bích tế trời văn hóa Lương Chử. [Nguồn: các bộ sưu tập tư nhân được trích trong catalogue của J.J. Lally & Co. – Oriental Art, dẫn]

Đĩa bích của văn hóa tộc Việt trong vùng Dương Tử và đá đục lỗ trong vùng Đông Nam Á tiếp tục được kế thừa trong văn hóa Phùng Nguyên tại miền Bắc Việt Nam, thể hiện sự kế thừa liên tục trong tiến trình di cư và phát triển của cư dân Đông Nam Á và cư dân tộc Việt.

Đĩa bích văn hóa Phùng Nguyên. [Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn, Trinh Sinh, Cổ vật Phú Thọ.]

Trong văn hóa Hòa Bình, thì tại vùng miền Bắc Việt Nam cũng đã tìm thấy một số hình khắc hang động cung cấp cho chúng ta những thông tin rất quan trọng về tiến trình văn hóa. Hình khắc hang động tại hang Đồng Nội, tỉnh Hòa Bình, được Madeleine Colani tìm thấy, bà và các nhà nghiên cứu Viện Viễn Đông bác cổ xác định có niên đại khoảng hơn 10.000 năm trước, thuộc nền văn hóa Hòa Bình, với nhũ đá và măng đá chứng tỏ niên đại hình thành rất xa xưa. Người Hòa Bình đã khắc lên bức tường hang động hai hình tượng rất rõ nét: mặt người và mặt một chú heo, đây là những dấu chỉ cực kỳ quan trọng, là tiền thân của văn hóa Đông Á cổ đại. Trong văn hóa Đông Á cổ đại, thì hình mặt người và loài heo đều là những đặc trưng văn hóa quan trọng, hình mặt người có cả lông chim được vẽ trên đầu, chứng tỏ yếu tố văn hóa đội mũ lông chim có thể đã có từ thời kỳ này.

Hình khắc trên hang Đồng Nội và bản đúc lại bằng Thạch Cao của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. [Nguồn: 1, 2]

Trong dòng di cư về vùng phía Bắc, thì cư dân cổ Đông Nam Á dừng chân chủ yếu trong vùng Dương Tử, đặc biệt là vùng trung lưu Dương Tử, trong vùng này, tài liệu khảo cổ cũng cho thấy sự kế thừa hình ảnh mặt người trong văn hóa Đại Khê. Hình tượng gần giống hệt với hình tượng mặt người được khắc trong hang Đồng Nội.

Hình mặt người được khắc trên các mảnh đá của văn hóa Đại Khê. [22]

Dấu tích của gương mặt này còn có thể truy xa hơn về văn hóa Phùng Nguyên, với tượng người đàn ông có gương mặt rất tương đồng với cả hình khắc hang động của văn hóa Hòa Bình và mảnh đá khắc hình mặt người của văn hóa Đại Khê.

Tượng ngọc hình người văn hóa Phùng Nguyên. [Nguồn: dẫn]

Hình tượng lợn cũng là một hình tượng nghệ thuật rất quen thuộc trong các tác phẩm bằng gốm và sau đó là bằng ngọc của các cư dân văn hóa Đông Á cổ đại.

Lợn được vẽ trên đồ gốm và tượng lợn bằng gốm của văn hóa Hà Mẫu Độ. [Nguồn: 1. dẫn; 2. dẫn]

Đây là những bằng chứng khảo cổ rất quan trọng giúp chúng ta thấy được tiến trình phát triển và kế thừa văn hóa từ văn hóa Đông Nam Á cổ đại tới văn hóa Đông Á cổ đại, mặc dù trải qua không gian và thời gian rất lâu dài, nhưng đặc trưng văn hóa vẫn tiếp tục được kế thừa và phát triển, không bị đứt quãng hoàn toàn.

II. Di truyền cư dân Đông Á cổ đại:

Qua các nghiên cứu di truyền học, chúng ta đã biết được rằng cư dân tộc Việt đã di cư lên vùng Đông Á, nhóm chính dừng chân ở đồng bằng sông Dương Tử và một nhóm khác đã di cư lên vùng đồng bằng sông Hoàng Hà và vùng sông Liêu. Trong thời kỳ đỉnh cao của văn hóa Đông Á cổ đại, thì các văn hóa lớn đã nảy nở trong vùng Dương Tử, Hoàng Hà và sông Liêu.

Bản đồ minh họa nguồn gốc và tiến trình phát triển của các văn hóa cổ Đông Á của người cổ Đông Nam Á, người tiền Việt và tộc Việt. Bản đồ thể hiện vị trí và phân bố tương đối của các văn hóa lớn thời Đá mới tại vùng bắc Đông Á và nam Đông Á. (Dựa theo Liu Li và Chen Xingcan (2012) trong The Archaeology of China: From the Late Paleolithic to the Early Bronze Age.)

Trong vùng đồng bằng sông Hoàng Hà và sông Liêu, thì khi cư dân cổ Đông Nam Á di cư lên phía Bắc, thì đã có các cư dân cổ Bắc Á với dấu tích tại hang Devil’s Gate di cư xuống vùng này, cư dân cổ Đông Nam Á di cư lên đã hợp cùng với cư dân cổ Bắc Á để dần dần hình thành các nền văn hóa trong vùng đồng bằng sông Hoàng Hà. Người Bắc Á với dấu tích tại hang Devil’s Gate không phải người Hoa Hạ, mà là một thành phần tổ tiên của văn hóa Đông Á cổ và các dân tộc thuộc nhiều hệ ngữ, hậu duệ của họ hiện vẫn đang sinh sống trong vùng Đông Bắc Trung Quốc ngày nay, bảo tồn gen cổ khá tốt.

Theo nghiên cứu di truyền của Chao Ning et al. 2020 [23], thì di truyền của cư dân văn hóa Hồng Sơn gần với người Xibo và Hezhen thuộc hệ ngữ Tunguis. Theo nghiên cứu của Siska et al. 2017 [24], thì di truyền của người Hezhen gần với cư dân cổ tại hang Devil’s Gate, cùng với người Ulchi và Oroqen. Theo nghiên cứu của Qidi Feng et al. 2017 [25], thì gen của người Ulchi, người Oroqen và người Hezhen rất gần nhau. Các nghiên cứu này cho chúng ta thấy được văn hóa Hồng Sơn có thành phần chính là cư dân Bắc Á với dấu tích tại hang Devil’s Gate, nhưng đã có sự pha trộn với gen của cư dân cổ Đông Nam Á di cư lên.

Nghiên cứu của Chao Ning et al. 2020 cho thấy mẫu gen của văn hóa Hồng Sơn (WLR _MN, hình vuông màu đỏ) gần với người Hezhen và Xibo. [23]

Theo nghiên cứu truyền của Wang et al. 2021 [26], thì cư dân Tây Liêu cổ đại (3800 BP) trong vùng Đông Bắc Trung Quốc (nơi xuất hiện văn hoá Hồng Sơn) có khoảng 33% gen của cư dân Dương Tử, cho thấy đã có những cuộc di cư của cư dân vùng Dương Tử lên phía Bắc, có thể ngay từ thời văn hoá Hồng Sơn, và cuộc di cư này cũng có thành phần cư dân Nam Á dừng chân lại tại văn hoá Đại Vấn Khẩu, nghiên cứu của Fuller et al. 2011 cũng cho thấy sự truyền bá của lúa nước vào khoảng 6000 năm trước từ vùng Dương Tử vào văn hóa Đại Vấn Khẩu [27]. Nghiên cứu của Chao Ning et al. 2020 cũng cho thấy cuộc di cư của cư dân vùng Dương Tử lên văn hóa Ngưỡng Thiều đồng thời với sự gia tăng trồng lúa của văn hóa này [23]. Các nghiên cứu này cho chúng ta thấy được các dòng di cư của cư dân vùng Dương Tử lên phía Bắc là khá đông đúc và có ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn gen và cơ cấu cây trồng cũng như văn hóa, văn minh của các văn hóa phía Bắc.

Nghiên cứu của Wang et al. 2021 cũng cho thấy gen của cư dân văn hóa Ngưỡng Thiều gần với gen của người Naxi, người Yi và người Hán Hoa Bắc, hệ ngữ Hán-Tạng có nguồn gốc từ vùng trung và thượng lưu sông Hoàng Hà, xuất phát từ vùng này và lan toả sang phía Tây. Theo nghiên cứu của Chen et al. 2019 [28] cho thấy cư dân bắc Đông Á có hai nguồn tổ tiên chính là từ Bắc Á và Đông Nam Á, nguồn tổ tiên Bắc Á tới từ cư dân Bắc Á với dấu tích tại hang Devil’s Gate, nguồn tổ tiên Đông Nam Á theo các nghiên cứu chúng tôi đã dẫn là cư dân văn hóa Hòa Bình.

Nghiên cứu của Chen et al. 2019 cũng cho thấy người Hán hiện đại có khoảng 25,2% tổ tiên của tới từ dân số liên quan đến người Yakut (thuộc hệ ngữ Turk) và 74,8% tới từ dân số liên quan tới người She (thuộc hệ ngữ Hmong-Mien), người Yakut là cư dân sống chủ yếu bằng phương thức du mục, chăn nuôi ngựa, tuần lộc và bò. Nghiên cứu của Zlojutro et al. 2017 [29] cho thấy nguồn gốc của người Yakut là từ vùng Trung Á, di cư tới Bắc Á từ phía Tây, có các haplotype thường thấy ở cư dân Trung Á và nam Siberia chiếm đa số. Các nghiên cứu này cho thấy truyền thuyết của cả người Việt và người Hoa Hạ về việc Hoàng Đế đại diện cho bộ tộc du mục đánh Viêm Đế có địa bàn trong vùng bắc Đông Á, để hình thành người Hoa Hạ là có cơ sở về di truyền. Thông qua các nghiên cứu này, có thể nhận định người Hán hiện đại có hai nguồn gốc chính, là cư dân văn hóa Đông Á cổ đại và cư dân Bắc Á gốc Trung Á, trong đó thành phần cư dân nông nghiệp bắc Đông Á chiếm đa số, đóng vai trò cốt lõi về văn hoá, ngôn ngữ và di truyền, nhưng thành phần cư dân Bắc Á gốc Trung Á nắm giữ quyền lực về chính trị và quân sự, 2 thành phần dân cư này đã tạo dựng cơ sở cho sự hình thành của người Hoa Hạ trong văn hoá Long Sơn.

Theo nghiên cứu của J Kim et al. 2020 [30], thì người Việt và người Hán, hai đại diện của cư dân nam Đông Á và bắc Đông Á bắt đầu tách khỏi nhau từ khoảng 5000 năm trước, đây là mốc thời gian hình thành cộng đồng tộc Việt ở vùng Dương Tử, ở vùng bắc Đông Á bắt đầu hình thành tộc người Hoa Hạ từ hai thành phần dân cư là cư dân Đông Á cổ và người du mục Bắc Á gốc Trung Á xâm nhập vào vùng đồng bằng Hoàng Hà như chúng tôi đã dẫn ở trên, hệ ngữ Hán-Tạng hình thành tại vùng trung lưu và thượng lưu Hoàng Hà của văn hóa Ngưỡng Thiều, văn hóa và ngôn ngữ có sự ảnh hưởng chủ yếu là từ cư dân văn hóa Đông Á cổ đại.

Biểu đồ cho thấy người Việt (Kinh) và người Hán tách khỏi nhau khoảng 5000 năm trước. [30]

Cũng theo nghiên cứu của Chen et al. 2019, thì mẫu di truyền của văn hóa Đại Vấn Khẩu (Fujian) tách biệt với các mẫu di truyền của các văn hoá khác trong vùng bắc Đông Á, thể hiện văn hóa Đại Vấn Khẩu có sự khác biệt về thành phần dân cư so với các văn hóa Ngưỡng Thiều và Hồng Sơn, các văn hóa Ngưỡng Thiều và Hồng Sơn có thành phần chính là các cư dân với dấu tích tại hang Devil’s Gate, các văn hóa này có sự hòa trộn gen với người cổ Đông Nam Á di cư lên trong thời đá cũ, và cư dân vùng Dương Tử di cư lên trong thời đá mới, sự hòa huyết và tương tác cũng diễn ra liên tục trong thời kỳ đồ đá mới, nên trong thành phần di truyền các dân tộc trong vùng bắc Đông Á và Bắc Á có nhiều thành phần di truyền của cư dân cổ Đông Nam Á, gen của cư dân các văn hóa Ngưỡng Thiều và Hồng Sơn cũng gần hơn với các dân tộc trong vùng bắc Đông Á và Bắc Á ngày nay.

Mẫu của văn hóa Đại Vấn Khẩu (Fujia, 2800-2500 năm) cách biệt lớn so với các mẫu trong vùng bắc Đông Á và Bắc Á (Niuheliang là mẫu của văn hóa Hồng Sơn, 4500-3000 BC). [28]

Nghiên cứu của Juncen Liu et al. 2021 [31] thực hiện trên các mẫu cổ của vùng Sơn Đông từ 9500 – 1800 BP, cho thấy các mẫu của văn hóa Đại Vấn Khẩu trước thời điểm 4600 năm gần hơn với di truyền của người Đông Nam Á, các mẫu di truyền của văn hóa Long Sơn sau 4600 năm bắt đầu xuất hiện những thay đổi trong cấu trúc gen.

28 cá thể có niên đại trước 4600 năm của văn hoá Đại Vấn Khẩu được nghiên cứu cho thấy tần suất cao của nhóm haplog B (B4c1 và B5b2, 24,14%) và D (D4 và D5, 37,93%), trong đó haplogroup B4c1 chủ yếu tìm thấy ở người Đông Nam Á cũng như các nhóm dân cư từ Đông Nam Á (Mường, Tày, Phù Lá, Kinh (Việt) và La Hủ; 25,53%), haplogroup B5b2 tìm thấy ở khắp Đông Á, với sự đa dạng cao nhất ở người Hàn Quốc, nhóm haplog B5b có nguồn gốc nhiều hơn chủ yếu được tìm thấy ở Hán, Hezhen, Mân Nam (Phúc Kiến) và Makatao (người bản địa Đài Loan) (63,64%), nhưng cũng được tìm thấy ở những người Đông Á khác, bao gồm Nhật Bản, Kinh (Việt), Buryat, Khamnigan và Kizhi. Haplogroup B5b2 được tìm thấy ở cá thể Bianbian (9500 BP) có khả năng là tổ tiên của người (nam và bắc) Đông Á và người Bắc Á.

Nghiên cứu của Juncen Liu et al. 2021 cho thấy văn hóa Đại Vấn Khẩu cũng có cả hai thành phần là cư dân nam Đông Á và bắc Đông Á, kết hợp với nghiên cứu của Chen et al. 2019 [28], thì nhiều khả năng cư dân chủ yếu của văn hóa Đại Vấn Khẩu có nguồn gốc từ Đông Nam Á và vùng Dương Tử di cư lên phía Bắc, có sự hòa huyết với nhóm bắc Đông Á với dấu tích tại hang Devil’s Gate di cư xuống, với thành phần chủ yếu là của cư dân phía Nam.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thay đổi di truyền của văn hóa Long Sơn, ủng hộ giả thuyết đã có một cuộc di cư từ vùng Bắc Á vào bắc Đông Á, như chúng tôi đã đề cập tới dựa trên nghiên cứu của Chen et al. 2019. Nghiên cứu của Juncen Liu et al. 2021 cũng cho thấy sự lan rộng của các cư dân văn hóa Đại Vấn Khẩu sang phía Tây và xuống vùng nam Đông Á (hình dưới) trước thời điểm 4600 BP, cuộc di cư này tương ứng với sự di cư và hình thành văn hóa tộc Việt mà chúng tôi sẽ chứng minh ở phần sau, với sự di cư về phía Nam của các hệ ngữ Nam Đảo, Tai-Kadai và có thể là cả Nam Á đã di cư lên từ trước đó. Mẫu của văn hóa Long Sơn cũng có nhiều thành phần nam Đông Á, cho thấy sau cuộc di cư sang phía Tây và xuống phía Nam, thì vùng Sơn Đông cũng vẫn còn các cư dân cổ gốc Đông Nam Á và Dương Tử sinh sống tại đây, phù hợp với các tài liệu lịch sử mô tả phong tục vùng Sơn Đông, Giang Tô tương đồng với phong tục của tộc Việt.

Lịch sử di truyền mẹ của người dân Sơn Đông cổ đại từ năm 9500 – 4600 năm trước. [31]

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi di truyền giữa thời điểm trước 4600 năm (Đại Vấn Khẩu) và sau 4600 năm (Long Sơn). [31]

Như chúng tôi đã dẫn từ nghiên cứu của Juncen Liu et al 2021, thì cư dân văn hoá Đại Vấn Khẩu có di truyền gần hơn với các dân tộc Đông Nam Á, tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc cây trồng và ngôn ngữ về nông nghiệp sẽ cung cấp thêm cho chúng ta những thông tin cận cảnh hơn về thành phần dân cư của văn hóa Đại Vấn Khẩu. Tài liệu khảo cổ cho thấy cơ cấu cây trồng chủ yếu của văn hóa Đại Vấn Khẩu là kê [32], tới khoảng 6000 năm trước đã có sự di cư lên phía Bắc của cư dân các văn hóa trong vùng Dương Tử vào khoảng 6000 năm trước, với sự lan tỏa của cây lúa, cư dân Dương Tử cũng đưa cây lúa vào vùng Sơn Đông [27], và đây cũng là điểm khởi đầu của văn hóa Đại Vấn Khẩu (niên đại khoảng 4100 BC).

Hệ thống từ vựng của người Nam Đảo liên quan tới kê [33], hệ thống từ vựng của người Nam Á liên quan tới lúa nước, người Hán và người Tai-Kadai mượn từ vựng về lúa nước của hệ ngữ Nam Á [34], dựa trên các nghiên cứu này, có thể hình dung một cách tổng quan rằng trong thời kỳ văn hóa Đông Á cổ đại, trước thời văn hóa Đại Vấn Khẩu, thì thành phần dân cư chủ yếu của văn hóa tiền thân của Đại Vấn Khẩu là văn hóa Bắc Tân (Beixin) là cư dân Nam Đảo, tiền Tai-Kadai, tới đầu thời điểm hình thành văn hóa Đại Vấn Khẩu, thì thành phần dân cư của văn hóa này có cả ba thành phần là Nam Đảo, tiền Tai-Kadai và Nam Á.

Có thể kết luận rằng cư dân Nam Đảo, tiền Tai-Kadai có nguồn gốc từ vùng hạ lưu Hoàng Hà, là người bản địa Sơn Đông trước 4600 năm sau đó phân tán dần xuống phía Nam, và cư dân Nam Á có nguồn gốc từ vùng Dương Tử, là cư dân bản địa của vùng đồng bằng này. Sau đó, cư dân Nam Đảo và tiền Tai-Kadai đã di cư về vùng Dương Tử theo nghiên cứu di truyền [35], trong cuộc di cư này, thì cư dân Nam Đảo và tiền Tai-Kadai đã đem theo kê xuống vùng Dương Tử, với dấu tích của kê được tìm thấy sớm nhất có niên đại 3500 BC ở di chỉ Tanshishan trong vùng Phúc Kiến [36]. Dựa vào niên đại này, có thể cư dân Nam Đảo và tiền Tai-Kadai đã xuống vùng Dương Tử khoảng 3500 năm, hợp nhất với người Nam Á bản địa Dương Tử, hình thành các văn hóa lớn trong vùng Dương Tử.

Theo nghiên cứu di truyền theo dòng cha [37], dòng haplogroup O1, đặc trưng của người Nam Đảo và Tai-Kadai di cư theo một hướng khác so với dòng haplogroup O2a, là đặc trưng của ngữ hệ Nam Á. Các luồng di cư độc lập này đã cho thấy nguyên nhân có sự khác biệt về di truyền giữa người Việt thuộc ngữ hệ Nam Á và người Nam Đảo, mặc dù cả hai hệ ngữ đều có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á di cư lên. Cư dân tiền thân của ngữ hệ Nam Á đã di cư lên trước, định cư trong vùng Dương Tử, sau đó, cư dân tiền Nam Đảo, Tai-Kadai di cư lên sau, định cư trong vùng Sơn Đông. Vì cùng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, cũng như có tỉ lệ pha trộn gen với người Bắc Á với dấu tích tại hang Devil’s Gate gần tương đương nhau, nên sự hình thành cộng đồng tộc Việt về cơ bản là sự hợp nhất của hai nhóm dân cư có nhân chủng gần gũi.

Sự di cư của cư dân cổ mang haplogroup O của nhiễm sắc thể Y ở Đông Á. Các đường đứt đoạn đại diện cho các tuyến đường di chuyển thay thế. [37]

Với các nghiên cứu trên, chúng ta thấy được cư dân cổ Đông Nam Á đã di cư lên vùng bắc Đông Á, để hòa huyết với người Bắc Á với dấu tích tại hang Devil’s Gate để hình thành các văn hóa trong vùng bắc Đông Á, các cuộc di cư về phía Bắc đã được các nghiên cứu di truyền xác định, bên cạnh đó, thì nghiên cứu nhân chủng học cũng cho thấy sự di cư về phía Nam và hòa huyết của cư dân Bắc Á với cư dân cổ gốc Đông Nam Á tại vùng Dương Tử.

Theo nghiên cứu nhân chủng học sọ người của văn hóa Hà Mẫu Độ [38], thì sọ người được tìm thấy trong văn hóa Hà Mẫu Độ có những đặc trưng pha trộn giữa cư dân Australoid da đen gốc Đông Nam Á và cư dân Bắc Á, hộp sọ của văn hóa Hemudu cho thấy hiện tượng có xương gò má phát triển hơn và má rộng, mặt trên phẳng hơn, chiều cao khuôn mặt và chiều cao hộp sọ tăng lên, bên cạnh đó, thì hộp sọ dài hẹp, quỹ đạo thấp và xương mũi rộng và thấp có thể đã thừa hưởng các đặc tính của tổ tiên thời đồ đá cũ.

Hai hộp sọ của văn hóa Hà Mẫu Độ. [38]

Thông qua các nghiên cứu này, chúng ta thấy được sự di cư và hòa huyết liên tục của các cư dân Đông Nam Á và cư dân Bắc Á để dần dần pha trộn hình thành gen Đông Á cổ đại. Cư dân Đông Á cổ đại có sự liên hệ với nhau khá gần gũi, các đặc trưng văn hóa thường được lan truyền khá rộng trong toàn bộ vùng Đông Á cổ đại, bên cạnh những yếu tố đặc trưng riêng biệt, thì văn hóa Đông Á cổ có khá nhiều điểm tương đồng.

Cư dân văn hóa Đông Á cổ đại có sự di cư, giao lưu văn hóa và hòa huyết với nhau một cách liên tục, chính vì vậy đã tạo nên sự pha trộn di truyền của các cư dân Đông Á cổ đại ngay từ thời kỳ đá mới, các cư dân phía Bắc có nguồn tổ tiên là cư dân từ Đông Nam Á di cư lên, các cư dân phía Nam có nguồn tổ tiên từ phía Bắc di cư xuống. Theo nghiên cứu của Wang et al. 2021 [26], thì các quần thể Tây Tạng cổ đại có khoảng 16% gen của người Onge (người Hòa Bình phía nam Đông Á), theo nghiên cứu của Dang Liu et al. 2019 [39], thì trong thành phần gen của các dân tộc Hán Hoa Bắc, Xibo, Hezhen, Oroqen, Tu, Daur, Mongola có một tỉ lệ nhất định thành phần gen của cư dân Hòa Bình (Onge), theo nghiên cứu của Xia et al. 2019 [40], thì trong thành phần gen của người Việt và người Dai, các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt có khoảng 30% gen của cư dân tại hang Devil’s Gate. Đây là những bằng chứng cho thấy sự hòa huyết và tương tác giữa các cư dân bắc Đông Á và nam Đông Á.

Đông Á cổ đại là nguồn gốc của cư dân thuộc 5 hệ ngữ, theo nghiên cứu của Sagart 1994 [41] thì bao gồm các hệ ngữ: Nam Á, Hmong-Mien trong vùng Dương Tử và các hệ ngữ Nam Đảo và Tai-Kadai, Hán Tạng trong vùng bắc Đông Á. Proto-EastAsian của hệ ngữ Austroasiatic (Nam Á) tương ứng với thuần hóa lúa, Proto-SinoAustronesian (Sino-Tibetan, Austronesian và Tai-Kadai) với việc thuần hóa cây kê và Proto-Hmong-Mien với sự xuất hiện của luyện kim sắt. [42]

Đông Á cổ đại phân tách thành 5 hệ ngữ. [42]

Các hệ ngữ được hình thành sớm nhất của văn hóa Đông Á cổ đại là Austroasiatic và Sino-Tibetan, với niên đại khoảng 7000 năm trước, sau đó là các hệ ngữ Nam Đảo và Tai-Kadai khoảng 5500 – 4000 năm trước, muộn nhất là hệ ngữ Hmong-Mien khoảng 2500 năm trước.

Niên đại hình thành ước tính của các hệ ngữ Đông Á cổ đại. [42]

Dựa trên các nghiên cứu đã được chúng tôi dẫn ở trên, có thể kết luận rằng cư dân văn hóa Đông Á cổ đại hình thành từ hai thành phần chính là cư dân Đông Nam Á di cư lên và cư dân Bắc Á di cư xuống, sự hòa huyết đã diễn ra từ trong thời đá mới, nên di truyền của các hệ ngữ có nguồn gốc từ văn hóa Đông Á cổ có sự trộn lẫn các thành phần đặc trưng của bắc và nam Đông Á. Các văn hóa Ngưỡng Thiều, Hồng Sơn, Đại Vấn Khẩu đều có hai thành phần là cư dân Đông Nam Á và cư dân Bắc Á, nhưng cư dân Bắc Á chiếm đa số ở các văn hóa Ngưỡng Thiều và Hồng Sơn, văn hóa Đại Vấn Khẩu chiếm thành phần chủ yếu là cư dân gốc Đông Nam Á. Các văn hóa vùng Dương Tử có thành phần chủ yếu là cư dân gốc Đông Nam Á di cư lên và có sự di cư xuống của các cư dân Bắc Á, vì vậy, vùng Dương Tử là nguồn gốc chính của các dân tộc nam Đông Á và Đông Nam Á ngày nay. Tới khoảng 5000 năm trước, thì cư dân văn hóa Đại Vấn Khẩu và có thể cả các văn hóa Ngưỡng Thiều, Hồng Sơn đã di cư về phía Nam để hình thành cộng đồng tộc Việt, vấn đề này sẽ được chúng tôi khảo cứu kỹ lưỡng hơn ở phần sau đây.

III. Sự hình thành cộng đồng tộc Việt và di truyền của cộng đồng tộc Việt:

1. Sự hình thành cộng đồng tộc Việt:

Cộng đồng tộc Việt bắt đầu hình thành trong vùng Dương Tử, với sự di cư về phía Nam của cư dân thuộc các hệ ngữ Nam Đảo và tiền Tai-Kadai, trong đó Nam Đảo và tiền Tai-Kadai có cùng một nguồn gốc, di cư xuống vùng Dương Tử theo các nghiên cứu di truyền vào khoảng 4000 năm TCN [43][44], khi di cư xuống đang còn ở chế độ mẫu hệ [45]. Cư dân hệ ngữ Nam Đảo và tiền Tai-Kadai đã có sự hòa huyết với các cư dân thuộc hệ ngữ Nam Á bản địa Dương Tử theo chế độ phụ hệ, là những nhân tố chính của văn hóa Lương Chử, nên di truyền các cư dân trong cộng đồng tộc Việt dần trở nên gần nhau hơn, tuy nhiên gen thời điểm này vẫn khá đa dạng và chưa thống nhất hoàn toàn như tới thời kỳ đồ đồng.

Cư dân tộc Việt trong vùng Dương Tử đã hình thành các văn hóa lớn đó là Lương Chử và Thạch Gia Hà, văn hóa Lương Chử đã được các nhà khảo cổ chứng minh có tổ chức nhà nước sớm nhất trong vùng Đông Á [46][47], với niên đại khoảng 5300 năm trước, tại văn hóa Thạch Gia Hà, thì văn hóa Thạch Gia Hà có thể được coi như một nhà nước cổ đại với tổ chức xã hội tương đối tiên tiến của nó [48][49][50]. Các học giả Trung Quốc cho rằng các văn hóa trong vùng Dương Tử như Thạch Gia Hà hay trước đó là Lương Chử phức tạp hơn về mặt xã hội và phát triển hơn so với các văn hóa cùng thời ở vùng bắc Đông Á. [48]. Các nhà nước này là cơ sở chứng minh về tổ chức nhà nước của cộng đồng tộc Việt, cũng là cơ sở chứng minh trình độ văn minh của cộng đồng này.

Những nhà nước xuất hiện rất sớm trong vùng Dương Tử chứng minh sự phát triển của văn hóa tộc Việt trong thời kỳ hình thành, đây cũng là cơ sở chứng minh rằng cộng đồng tộc Việt đã có sự thống nhất dưới những tổ chức nhà nước phức tạp và phát triển, không còn là những bộ lạc man rợ, không có văn minh như cổ sử Trung Hoa, hay các quan điểm thường thấy về cộng đồng này qua cổ sử Trung Hoa thường nhận định.

Cộng đồng tộc Việt khi hình thành bao gồm 3 hệ ngữ: Nam Á, Nam Đảo, Tai-Kadai, tuy nhiên, sau đó người Nam Đảo tiếp tục di cư sang đảo Đài Loan và xuống Đông Nam Á, nên tộc Việt trong quá trình khoảng 5000 năm trước tới 2000 năm trước, chỉ còn bao gồm hai hệ ngữ chính là Nam Á và Tai-Kadai, nghiên cứu về ngôn ngữ cũng cho thấy cộng đồng tộc Việt bao gồm hai hệ ngữ này (có thể bao gồm cả hệ ngữ Hmong-Mien, tuy nhiên có thể xem hệ ngữ Hmong-Mien có nằm trong cộng đồng tộc Việt hay không, thì cần phải xác định sâu hơn qua các nghiên cứu di truyền, vấn đề này sẽ được chúng tôi tìm hiểu ở phần di truyền của cộng đồng tộc Việt). [51]

Tại vùng Dương Tử, thì cộng đồng tộc Việt đã bắt đầu hình thành ý thức dân tộc và tên gọi Việt, được kế thừa liên tục cho tới thời kỳ đồ đồng, vấn đề này sẽ được chúng tôi khảo cứu kỹ hơn trong phần sau đây.

2. Nguồn gốc tên Việt và sự hình thành ý thức dân tộc Việt:

Vùng Dương Tử là nơi hình thành các nhà nước đầu tiên của cộng đồng tộc Việt và vùng Đông Á, tại đây, cộng đồng dân cư có hai nguồn gốc từ bắc Đông Á và Dương Tử đã hợp nhất để hình thành tộc Việt, với sự hình thành chữ Việt và ý thức dân tộc của cộng đồng tộc Việt. Để tìm hiểu về nguồn gốc và tên gọi Việt, chúng ta cần kết hợp các tài liệu khảo cổ của các văn hóa tộc Việt, tiền thân của tộc Việt và văn tự Trung Hoa qua các giai đoạn, để xác định nguồn gốc và tiến trình phát triển của chữ Việt. Các tài liệu khảo cổ sẽ có vai trò quyết định trong xác định tên gọi Việt, đó chính là tên gọi tự nhận của người Việt được khắc trên các di vật của các văn hóa, chúng tôi chỉ sử dụng văn tự Trung Hoa như một tài liệu đối chiếu để tìm hiểu về tiến trình phát triển của chữ Việt.

Theo các tài liệu khảo cổ, thì người Việt thời Hùng Vương không chỉ có chữ viết, mà có tới 2 hệ thống chữ viết khác nhau, tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc trong văn hóa Đông Á cổ, chúng tôi đã tìm thấy sự kế thừa liên tục của chữ viết của người Việt. Chữ viết của người Việt trong giai đoạn đầu là chữ viết hình vẽ, là dạng chữ viết chung của văn hóa Đông Á cổ, sau đó dần dần chuyển sang giai đoạn chữ viết hoàn chỉnh hơn dựa trên chữ tượng hình khoảng 3000 năm trước, và tiến tới chữ viết ký âm [51]. Vì vậy, trong giai đoạn văn hóa Đông Á cổ và đầu thời kỳ hình thành tộc Việt, thì tên gọi cũng được ghi lại dưới dạng chữ viết hình vẽ, sau đó mới dần dần có sự thay đổi qua tiến trình phát triển của chữ viết, tới thời văn hóa Đông Sơn, thì người Việt đã chuyển sang chữ ký âm nhưng vẫn sử dụng dạng chữ tượng hình cổ, chứ không bỏ hẳn, nên nhiều khả năng, cách viết cổ vẫn tiếp tục được người Việt sử dụng. [52]

Chữ Việt được sử dụng để chỉ tộc Việt và người Việt được ghi lại trong văn tự Trung Hoa bắt nguồn từ hình ảnh chiếc rìu, chữ “Việt” có thể tìm thấy tiến trình phát triển trong các dạng giáp cốt văn, kim văn, triện văn, khải thư của chữ Hán, từ chữ “Việt” ban đầu là chiếc rìu, dần dần chuyển sang hình ảnh thủ lĩnh cầm rìu, và từng bước phát triển trở thành chữ 越 như lịch sử Trung Hoa đã ghi chép lại.

Biểu tượng Việt trong văn tự Trung Hoa qua thời gian: 1-4: Chữ Việt (cái rìu) ở dạng giáp cốt văn, kim văn, triện văn, khải thư [53] , 5-8: chữ Việt (có nghĩa là vượt qua, nước Việt) ở dạng kim văn (5-6), triện văn, khải thư. [54]

Các tài liệu khảo cổ sẽ cho chúng ta thấy được người Hoa Hạ đã dựa vào cách viết chữ Việt đầu tiên của các văn hóa tiền thân của tộc Việt, để tạo thành chữ Việt trong Giáp Cốt văn. Chữ Việt của người Việt dưới hình dạng chiếc rìu xuất hiện sớm nhất là từ Đại Khê (5000 – 3300 BC) trong vùng trung lưu Dương Tử và văn hóa Đại Vấn Khẩu (4100 – 2600 BC) trong vùng Sơn Đông, tại các văn hóa này đã tìm thấy hình ảnh những chiếc rìu lễ khí tương tự như trên Giáp Cốt văn sau đó tiếp tục được người Việt kế thừa trong thời văn hóa Lương Chử và văn hóa Thạch Gia Hà. Văn tự của người Hoa Hạ mới hình thành từ thời nhà Thương, nên các biểu tượng rìu của người Việt có trước, sớm hơn ít nhất là 1000 năm, từ chữ Việt hình chiếc rìu của người Việt, người Hoa Hạ tiếp nhận và chép lại vào xương và mai rùa.

Biểu tượng Việt (chiếc rìu) trong các văn hóa: 1. Đại Vấn Khẩu, 2. Đại Khê, 3. Lương Chử, 4. Văn hóa Thạch Gia Hà. [55]

Tới thời văn hóa Thạch Gia Hà, thì biểu tượng Việt phát triển trở thành hình ảnh thủ lĩnh cầm rìu, trên chiếc chum gốm của văn hóa Thạch Gia Hà đã được khắc hình ảnh thủ lĩnh đội mũ lông chim và cầm rìu, đây là chữ Việt hoàn thiện hơn so với chữ Việt theo hình tượng cái rìu, được người Việt tiếp tục kế thừa trong văn hóa Đông Sơn.

Hình ảnh thủ lĩnh cầm rìu trên chum gốm văn hóa Thạch Gia Hà. [56]

Hình ảnh thủ lĩnh cầm rìu biểu trưng cho tên gọi Việt trong văn hóa Thạch Gia Hà tiếp tục được người Việt kế thừa trong văn hóa Đông Sơn, với hình ảnh thủ lĩnh cầm rìu xuất hiện rất phổ biến trên các trống đồng Đông Sơn.

Hình ảnh thủ lĩnh cầm rìu và đội mũ lông chim tương tự như văn hóa Thạch Gia Hà xuất hiện rất phổ biến trên các trống đồng Đông Sơn. Hoa văn trên là ở trống đồng Ngọc Lũ. [57]

Vì là chữ ký âm, nên chữ Việt có thể phục nguyên theo phương pháp ngôn ngữ học, theo sự phục nguyên của William Baxter, thì: “Yuè 越 SV: Việt < MC *hjwot < OC *wjat [*wat]”, âm gốc của Việt là “wat“, có nguồn gốc từ ngôn ngữ của ngôn ngữ Nam Á, đặc biệt là Khmer và Bahnar. Trong ngôn ngữ Khmer, cổ và hiện đại, có một nhóm từ được xây dựng dựa trên gốc tiếng Khmer *wat theo nghĩa chung là “đi vòng quanh, vòng tròn” [Jenner & Pou 1980-81: 343-344]: cʰvat “Trong một vòng tròn”, *cəŋwat “Lãnh thổ được phân định”, kʰvat “Thuế, thuế” và kərvat “Trùm” [58], mặt nghĩa đáng chú ý nhất là *cəŋwat “Lãnh thổ được phân định”. Trong tiếng Môn cổ có từ “rwas” có nghĩa là “vũ khí” [Schuessler 2007], tương ứng với nguồn gốc từ hình ảnh chiếc rìu của văn hóa Lương Chử.

Vì vậy, có đủ cơ sở kết luận rằng tên gọi Việt là tên người Việt tự nhận, không phải do người Hán đặt cho người Việt, tên “Việt” có nghĩa đen là “tộc người sử dụng rìu lễ khí biểu trưng quyền lực”, nghĩa bóng là “vượt qua” như ngày nay chúng ta vẫn sử dụng [59]. Tiến trình phát triển của chữ Việt có thể khái quát như sau: rìu lễ khí sớm nhất là ở vùng Dương Tử tại văn hóa Cao Miếu, đại diện cho quyền lực của văn hóa Đông Á cổ, từ văn hóa Cao Miếu, rìu lễ khí lan ra khắp Đông Á, phiên bản chữ Việt đầu tiên là hoa văn biểu tượng chiếc rìu, xuất hiện sớm nhất ở văn hóa Đại Khê và sau đó là Đại Vấn Khẩu, tới thời điểm tộc Việt hình thành, nó tiếp tục được kế thừa trong các văn hóa Lương Chử và phát triển thành hình ảnh thủ lĩnh cầm rìu và đội mũ lông chim trong văn hóa Thạch Gia Hà, đây là biểu tượng Việt hoàn chỉnh nhất của người Việt, sau đó tiếp tục được kế thừa trong văn hóa Đông Sơn. Người Hoa Hạ cũng dựa trên tiến trình phát triển của tên gọi tự nhận của người Việt, để chép lại theo thứ tự: chiếc rìu, thủ lĩnh cầm rìu và dần dần hình thành chữ Việt 越 được chép trong nhiều sách sử của họ.

Tổng quan về các bước phát triển của tên gọi Việt, sự xuất hiện đầu tiên trong các văn hóa Đông Á cổ đại và văn hóa tộc Việt (A), chữ Việt phát triển tới biểu tượng thủ lĩnh cầm rìu của văn hóa Thạch Gia Hà (B) và kế thừa trong văn hóa Đông Sơn (C). Đối chiếu với tiến trình phát triển chữ Việt trong văn tự Hoa Hạ (D). (Dựa trên ý tưởng của tác giả Hoàng Nguyễn)

Trong văn hóa Lương Chử, văn hóa đầu tiên hình thành cộng đồng tộc Việt, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một chiếc nồi gốm đen có khắc 4 ký hiệu, đây là các ký hiệu có ý nghĩa rất quan trọng để có thể biết thêm thông tin về sự hình thành của tộc Việt. Các ký hiệu được khắc trên nồi gốm Lương Chử các ký hiệu hậu duệ của văn hóa Đông Á cổ đại mà chúng tôi đã dẫn ở bài [52], được kế thừa trực tiếp từ các văn hóa Đông Á cổ đại, vì chữ của người Việt và chữ của người Hoa Hạ đều có nguồn gốc từ văn hóa Đông Á cổ, nên chữ viết có nhiều điểm tương đồng với các chữ viết của các triều đại Hoa Hạ, đặc biệt là biểu tượng chiếc rìu, cũng đã được tìm thấy rất nhiều trong Giáp Cốt văn, đại diện cho chữ Việt giai đoạn đầu từ văn hóa Lương Chử, sau đó được người Hoa Hạ chép lại.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc, Đổng Sở Bình đã giải mã ý nghĩa các chữ này dựa trên sự so sánh về văn tự, tìm hiểu về bối cảnh lịch sử, nguồn gốc dân tộc của văn hóa Lương Chử, so sánh với các cách giải mã đã có trước đó của các học giả, ông đã giải mã các chữ này là “方钺会矢” – “Phương Việt hội thi”, có thể hiểu là “Liên minh quốc gia Việt” [12], các chữ này được viết và đọc theo thứ tự từ trái qua phải, theo như cách viết truyền thống của người Việt. Cách giải mã này đã giải thích khá vẹn toàn các ký hiệu trên bình gốm của văn hóa Lương Chử, có nhiều học giả không xem đây là chữ viết, chỉ đơn thuần là biểu tượng đại diện cho một ý niệm nào đó, nhưng cũng có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó là chữ viết, và đã thử giải mã nó, trong đó bao gồm một số cách giải mã như sau: đầu tiên là cách giải mã “方钺会矢” của Đổng Sở Bình như chúng tôi đã dẫn, cách thứ hai là của Lý Học Cần: “巫戌五俞” [13], hay cách giải nghĩa của Vương Huy: “巫戌五俞” [14], cách giải thích của Lý Học Cần cho rằng biểu tượng chiếc rìu chỉ là chiếc rìu đơn thuần, nhưng thực tế, nó còn đại diện cho chữ Việt trong Giáp Cốt Văn, cách giải thích của Vương Huy lại sử dụng chữ 戌 (tuất) để chỉ biểu tượng chiếc rìu, trong khi thực tế biểu tượng chiếc rìu là đại diện cho chữ Việt như chúng tôi đã chứng minh ở trên, được thể hiện trong cả Giáp Cốt văn, nên cách giải thích này có thể bác bỏ. Chỉ duy nhất cách giải nghĩa của Đổng Sở Bình phù hợp với hình thái văn tự, thực tế lịch sử và nguồn gốc dân tộc của văn hóa Lương Chử.

Đây là tư liệu hoàn toàn phù hợp với các tài liệu khảo cổ cho thấy văn hóa Lương Chử đã có một tổ chức nhà nước phát triển, tư liệu này cũng cho thấy nơi đây cũng là nơi hình thành nên cộng đồng tộc Việt, với hình thức quốc gia được tổ chức dưới dạng liên minh nhà nước, với trung tâm là văn hóa Lương Chử, sau đó được chuyển về vùng trung lưu Dương Tử với văn hóa Thạch Gia Hà.

4 biểu tượng trên nồi gốm văn hóa Lương Chử được giải mã cho thấy ý thức Việt đã xuất hiện từ thời văn hóa Lương Chử. [60]

Hình ảnh thực tế chiếc bình gốm có khắc chữ của văn hóa Lương Chử. [Nguồn: CSSToday, dẫn]

Đây là tư liệu rất quan trọng để củng cố nhận định cộng đồng tộc Việt đã được hình thành trong văn hóa Lương Chử của chúng tôi, nó cũng đồng thời chứng minh về nhận thức trong tổ chức nhà nước của tộc Việt trong thời kỳ văn hóa Lương Chử, sau thời kỳ văn hóa Lương Chử, thì trung tâm tộc Việt được chuyển về vùng trung lưu Dương Tử với văn hóa Thạch Gia Hà, đây chính là nguồn gốc gần nhất của người Việt trong vùng miền Bắc Việt Nam.

Chiếc rìu có thể nói là biểu trưng cho ý thức dân tộc và quyền lực của người Việt, chiếc rìu ngọc sớm nhất của văn hóa Đông Á cổ đại xuất hiện tại văn hóa Cao Miếu (Gaomiao) trong vùng Hồ Nam, từ văn hóa này, rìu ngọc đã lan tỏa ra khắp vùng Đông Á, sau đó tới thời Lương Chử, thì chữ Việt với biểu tượng chiếc rìu bắt đầu được hình thành.

Rìu ngọc đầu tiên của Đông Á tìm thấy tại văn hóa Cao Miếu tại tỉnh Hồ Nam, vùng trung lưu Dương Tử. [63]

Tới thời kỳ văn hóa Đông Sơn, thì rìu của văn hóa này phát triển rất đa dạng về kiểu cách, cũng như về số lượng, rìu đồng các hình dạng là hiện vật quan trọng nhất của văn hóa Đông Sơn, chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của rìu và tên gọi Việt đối với người Việt. Có thể nói rìu đồng là biểu trưng cho quyền lực, và cho cả ý thức dân tộc Việt.

Rìu đồng biểu thị quyền lực với cán tương tự như các văn hóa Đông Á và tộc Việt cổ đại. [Nguồn: Galarie Hioco]

Ngoài Việt Nam, thì các loại hình rìu cân xòe và rìu lưỡi hài của văn hóa Đông Sơn còn xuất hiện trong địa bàn có cư dân tộc Việt sinh sống, các vùng ảnh hưởng khác của văn hóa Đông Sơn như Đông Nam Á lục địa và hải đảo hầu như không thấy các loại hình rìu đồng này, chứng tỏ chúng có vai trò rất quan trọng trong ý thức văn hóa và dân tộc của cộng đồng tộc Việt.

Rìu cân xòe tại các vùng tộc Việt: Việt Nam, Chiết Giang, Quảng Tây, Quảng Đông, Hồ Bắc, Hồ Nam. [Nguồn: 1. Art Gallery of New South Wales, dẫn; 2. Bảo tàng thành phố Ninh Ba, Chiết Giang, dẫn; 3. Bảo tàng Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, dẫn; 4. Bảo tàng Nanshan, dẫn; 5. Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc, dẫn; 6. Bảo tàng tỉnh Hồ Nam, China Institute, dẫn.]

Rìu lưỡi hài tại các vùng: Việt Nam, Hồ Nam, Quảng Đông. [Nguồn: 1. Martin Doustar, 2014, Art of Bronze Age in Southeast Asia; 2. Bảo tàng tỉnh Hồ Nam, dẫn; 3. Nguồn: Bảo tàng Nanshan, Thâm Quyến, dẫn]

3. Nguồn gốc ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic):

Ngữ hệ Nam Á từng được giả thuyết có nguồn gốc từ vùng Ấn Độ, tuy nhiên các nghiên cứu di truyền mới nhất đều ủng hộ khả năng ngữ hệ này có nguồn gốc từ vùng Dương Tử, sau đó di cư xuống vùng Đông Nam Á và sang Ấn Độ. Gen O-M95 là một trong những gen đặc trưng của cư dân Nam Á, theo nghiên cứu di truyền mới nhất của Singh et al. 2021 [64], thì cư dân thuộc các hệ ngữ Nam Á vùng Đông Nam Á đa dạng O-M95 hơn so với Ấn Độ, nên các nhà nghiên cứu đã ủng hộ giả thuyết cư dân nói tiếng Nam Á tại Ấn Độ di cư sang từ Đông Nam Á. Nghiên cứu của Kutanan et al. 2021 cũng ủng hộ giả thuyết hệ ngữ Nam Á có quê hương tại miền nam Đông Á và mở rộng đến Đông Nam Á lục địa trong thời kỳ đồ đá mới [65]. Theo nghiên cứu của Wang et al. 2021 [26], thì cư dân các hệ ngữ Nam Á, Nam Đảo và Tai-Kadai có nguồn gốc từ vùng Dương Tử (các hệ ngữ Nam Đảo và Tai-Kadai từ bắc Đông Á xuống Dương Tử sau đó mới di cư xuống Đông Nam Á, chính vì vậy, nghiên cứu này mới kết luận các dân tộc thuộc các hệ ngữ này có nguồn gốc từ vùng Dương Tử), các nghiên cứu di truyền cho thấy cư dân Nam Á có nguồn gốc từ vùng trung lưu Dương Tử. [40][66]

Nghiên cứu của Huang et al. 2020 [67] cho thấy hệ ngữ Nam Á có nguồn gốc từ vùng trung lưu Dương Tử cùng với hệ ngữ Hmong-Mien. Nghiên cứu của Huang có nhiều điểm tiến bộ, nhưng nghiên cứu này tập trung nhiều vào các hệ ngữ Hmong-Mien và Kra-Dai, bỏ qua về vị trí của người Nam Á (đặc biệt là người Kinh (Việt) và Mường) trong vùng nam Đông Á, nên một số kết luận của nghiên cứu chưa thực sự khách quan.

Hệ ngữ Nam Á có nguồn gốc từ vùng trung lưu Dương Tử. [67]

Nghiên cứu ngôn ngữ học của Jerry Norman và Tsu-lin Mei [68], cho thấy một số từ vựng của hệ ngữ Nam Á (trong đó có tiếng Việt) đã được tiếng Hán mượn và sử dụng trong ngôn ngữ của mình, có thể ví dụ như 澳 [chó], 札 [chết], 獲 [ruồi], 虎 [hổ], 牙 [ngà], 弩 [ná], hay quan trọng nhất, đó là 江“giang” [krong trong tiếng Nam Á hay sông trong tiếng Việt] trong tên của con sông Trường Giang (hay tên gọi quốc tế là sông Dương Tử), trong nghiên cứu này, Jerry Norman và Tsu-lin Mei đã tổng hợp được tổng cộng 15 từ cho thấy tiếng Hán đã mượn của ngữ hệ Nam Á trong thời kỳ tiếp xúc của hai hệ ngữ trong vùng Dương Tử. Dựa trên cơ sở khảo cứu về nguồn gốc từ vựng, các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng hệ ngữ Nam Á đã từng hiện diện trong vùng trung lưu Dương Tử, tương ứng với chi tiết truyền thuyết họ Hồng Bàng của người Việt có nhắc tới nguồn gốc của người Việt là từ vùng hồ Động Đình, người Hán, có thể là vào thời Sở đã mượn chữ “giang” của người Việt vào khoảng 500 – 1000 BC, để chỉ con sông Trường Giang. Nghiên cứu cũng đề xuất hệ ngữ Nam Á là một thành phần của cộng đồng Việt (Yue) được ghi chép lại trong cổ sử Trung Hoa, từng hiện diện trong địa bàn phía nam sông Dương Tử.

Tiếng Việt của người Việt tại Việt Nam được các nghiên cứu ngôn ngữ học xếp vào hệ ngữ Nam Á (Austroasiatic), trước đây hệ ngữ này được gọi là Mon-Khmer, tuy nhiên hiện nay cách gọi này gây ra nhiều hiểu nhầm và cũng không chính xác, nên gần đây, tên gọi này không còn phổ biến và được thay thế bằng Austroasiatic (Nam Á), tên gọi Nam Á đã được sử dụng nhiều hơn trong các nghiên cứu khoa học và ngôn ngữ quốc tế. Ngôn ngữ của người Việt thuộc hệ ngữ Nam Á, nhánh Khmero-Vietic (niên đại hình thành tương đương với tiếng Khmer), ngữ chi Vietic được hình thành trong vùng đồng bằng sông Hồng vào thời văn hóa Đông Sơn.

Biểu đồ chi nhánh của hệ ngữ Nam Á. [42]

Qua các nghiên cứu này, chúng ta thấy được cộng đồng tộc Việt đã hình thành tại vùng Dương Tử, hình thành tổ chức nhà nước sớm và phát triển, cư dân các hệ ngữ Nam Đảo và tiền Tai-Kadai đã di cư từ vùng bắc Đông Á xuống vùng Dương Tử để hợp nhất với cư dân hệ ngữ Nam Á. Cư dân hệ ngữ Nam Á thông qua các nghiên cứu di truyền cũng có nguồn gốc từ vùng Dương Tử, sau đó di cư xuống Đông Nam Á và sang Ấn Độ.

4. Cuộc di cư của cộng đồng tộc Việt xuống vùng Lĩnh Nam và Đông Nam Á:

Cộng đồng tộc Việt kể từ thời điểm hình thành khoảng 5500 năm trước tới khoảng 4000 năm trước, thì vùng Dương Tử đã diễn ra biến đổi khí hậu, gây ra hạn hán trong vùng Dương Tử [69], khiến các nền văn hóa trong vùng Dương Tử sụp đổ, các cư dân vùng Dương Tử phân tán ra khắp vùng Lĩnh Nam, Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Cuộc di cư này đã được các nghiên cứu di truyền xác định [6][39]. Cuộc di cư này diễn ra vào thời kỳ đá mới, dựa theo niên đại của các văn hóa tại Việt Nam và Thái Lan, thì đã diễn ra khoảng 4000 năm trước.

Các tuyến di cư chính giữa Nam Đông Á và Đông Nam Á thời cổ đại. [6]

Bản đồ phân tán các hệ ngữ Nam Á, Nam Đảo, Tai-Kadai và Hán-Tạng. [2]

Trong cuộc di cư này, thì hệ ngữ Nam Á về Đông Nam Á lục địa, hệ ngữ Nam Đảo di cư về vùng Đông Nam Á hải đảo, khi này thì hệ ngữ Tai-Kadai vẫn còn trong vùng Dương Tử, chưa di cư về phía Nam, cuộc di cư của hệ ngữ Tai-Kadai diễn ra trong thời kỳ đồ đồng và đồ sắt.

Khi di cư về Việt Nam, thì cư dân tộc Việt hình thành văn hóa Phùng Nguyên, khu mộ Mán Bạc của văn hóa này đã cung cấp cho chúng ta những thông tin rất quan trọng về sự tương tác giữa cư dân từ Dương Tử di cư về và người Australoid bản địa.

Mẫu hộp sọ Nam Á (trái) và mẫu hộp sọ Australoid (phải). [70]

Khu mộ Mán Bạc đã tìm thấy cả di cốt của cư dân Nam Á da sáng thuộc chủng Mongoloid và cư dân bản địa da đen thuộc chủng Australoid [70], đây là cơ sở rất quan trọng cho chúng ta thấy sự tương tác và hòa huyết giữa cư dân Dương Tử và cư dân Australoid bản địa. Trong cuộc di cư về Việt Nam của cư dân Nam Á Dương Tử, đã không xảy ra sự xung đột và diệt chủng, mà ngược lại, đã có sự hòa huyết giữa người Việt và người bản địa thời kỳ đó, xét một cách chính xác, thì người bản địa Việt Nam thời kỳ này và cư dân Nam Á vùng Dương Tử có cùng một nguồn gốc, tách nhau khoảng 12.000 năm trước, sau đó tới 4000 năm trước lại hợp nhất. Có một số giả thuyết cho rằng người Việt đã đẩy người “bản địa” sang vùng khác để chiếm vùng đồng bằng sông Hồng, nhưng người Việt thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên đã di cư về Việt Nam, người bản địa thời kỳ đó là người Australoid da đen, và người Việt đã hoà huyết với họ, nên thuyết đó là không chính xác, người Việt thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên tiếp tục phát triển tới văn hóa Đông Sơn và có hậu duệ trực tiếp là người Việt ngày nay, nên về cơ bản, người bản địa Việt Nam kể từ 4000 năm tới hiện tại là cùng một tộc người, không có sự biến động và thay đổi cơ cấu dân cư đáng kể nào.

Đây cũng là bằng chứng cho chúng ta thấy được nguồn gốc thực sự của người Việt là cư dân từ vùng Dương Tử về, không phải cư dân trong vùng miền Bắc Việt Nam phát triển lên văn hóa Phùng Nguyên như giả thuyết “bản địa” của một số nhà nghiên cứu khảo cổ Việt Nam, cư dân tiền sử trước Phùng Nguyên tại Việt Nam chỉ đóng góp một phần nhỏ vào di truyền của người Việt. Dòng di cư từ Dương Tử về không liên quan gì tới người Hoa Hạ, mà có thành phần di truyền chính là từ cư dân trong vùng Đông Nam Á di cư lên, hợp nhất với người Bắc Á (thời điểm này chưa xuất hiện người Hoa Hạ) để hình thành chủng da sáng, với thành phần di truyền của cư dân Đông Nam Á chiếm tỉ lệ khoảng 70-80%.

Sau cuộc di cư về phía Nam, thì cư dân tộc Việt trong vùng phía Nam sông Dương Tử tới miền Bắc Việt Nam tiếp tục phát triển trong một cộng đồng chung. Các nghiên cứu di truyền cũng cho chúng ta thấy sự thống nhất và gần gũi về mặt di truyền của các dân tộc có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt ngày nay trong vùng nam Dương Tử và vùng Đông Nam Á.

5. Di truyền các dân tộc có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt:

Cộng đồng tộc Việt sau thời điểm 4000 năm, vẫn tiếp tục sinh hoạt và phát triển trong một cộng đồng chung, có sự hòa huyết và tương tác liên tục với nhau, nên về di truyền ngày nay, các dân tộc có nguồn gốc từ tộc Việt có gen rất gần nhau. Địa bàn sinh sống của các cư dân tộc Việt trải dài từ Dương Tử tới miền Bắc Việt Nam như sách sử Trung Quốc đã ghi lại:

Sách Thông Điển của Đỗ Hữu 杜佑 thời Đường (801), phần Châu quận chép: “自嶺而南,當唐、虞、三代為蠻夷之國,是百越之地” – Từ dải núi Ngũ Lĩnh về phía nam, vào thời Đường – Ngu, Tam đại là nước của người Man Di, là đất của người Bách Việt.”. Sách này chú thêm: “或曰自交趾至於會稽七八千里,百越雜處,各有種姓.” – Từ Giao Chỉ đến Cối Kê, bảy tám ngàn dặm, người Bách Việt xuất hiện khắp mọi nơi, mỗi nơi đều có một chủng tính.”

Địa bàn phân bố hiện tại và sự thống nhất về di truyền của cộng đồng tộc Việt cũng tương ứng với “từ Giao Chỉ đến Cối Kê” như Thông Điển đã chép lại.

Theo nghiên cứu của Wang et al. 2021 [26], thì các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt: Kinh, Choang, Gelao, Mulam, Dai, Maonam, Dong, Li, Thái, Hán Quảng Đông, Hán Phúc Kiến có gen rất gần nhau và gần với gen chung của Hán nam Đông Á.

Admixture thể hiện di truyền các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt có gen rất gần nhau. [26]

Tổng hợp và so sánh gen của các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt từ admixture trên. [26]

Công trình nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu hệ gen Việt Nam, Viện Nhân chủng và tiến hóa Max Planck (Đức), Phòng thí nghiệm động lực học ngôn ngữ của Đại học Lion (Pháp) năm 2019, đã cho thấy các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt như Việt (Kinh), Tày, Nùng, Mường, Thái, Dai, Hán Hoa Nam… có hệ gen gần nhau và khác biệt so với Hán Hoa Bắc. [39]

Admixture của công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu hệ gen Việt Nam, Viện Nhân chủng và tiến hóa Max Planck (Đức), Phòng thí nghiệm động lực học ngôn ngữ của Đại học Lion (Pháp) cho thấy sự gần gũi trong hệ gen của các dân tộc có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt như Việt, Mường, Tày, Thái, Nùng… [39]

Phân tích thành phần PCA của các dân tộc từ nghiên cứu của Dang Liu et al. 2019, cũng cho thấy người Việt (Kinh), người Mường, Tày, Nùng, Thái, Hán Hoa Nam có di truyền rất gần nhau và khác biệt so với di truyền của Hán Hoa Bắc.

Phân tích PCA các dân tộc cho thấy sự gần gũi về di truyền của các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt. [39]

Nghiên cứu gen của Zhang et al. 2019 [71] cho thấy người Việt (Kinh) có di truyền gần gũi với người Choang, người Dong và người Yi ở Quảng Tây, người Hán ở các vùng Quảng Đông, Phúc Kiến.

Nghiên cứu của Zhang et al. 2019 cho thấy gen người Việt (Kinh) gần với người Miêu Quý Châu, người Choang và người Hán Quảng Đông. [71]

Nghiên cứu của He et al. 2021 [72] cho thấy di truyền của các dân tộc có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt: Người Việt (Kinh) các vùng, Mường, Tày, Thái, Dao, Cờ Lao, Gelao, Maonan, Dai, Bố Y có gen rất gần nhau, người Hán Quảng Đông, Phúc Kiến cũng gần với gen của các dân tộc có nguồn gốc độc lập hiện vẫn chưa bị đồng hóa. Màu xanh dương trong nghiên cứu này đại diện cho gen chung của 3 hệ ngữ: Nam Á, Tai-Kadai, Hmong-Mien, chiếm phần lớn trong di truyền của các dân tộc thuộc 3 hệ ngữ này, cũng như người Hán tại các vùng.

Nghiên cứu của He et al. 2021 cho thấy gen các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt rất gần nhau. [72]

Nghiên cứu của Huang et al. 2020 [67] cho thấy di truyền của các dân tộc có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt: Dong, Hlai, Mường, Thái, Mulam, Tày, Maonan, Zhuang, Dai, Nung, Kinh (Việt), Vietnamese, Lào, Bố Y, Colao, Lachi và người Hán các vùng: Quảng Tây, Quảng Đông có gen rất gần nhau. Gen của các cư dân Hán tại các vùng Phúc Kiến, Đài Loan, Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam có gen gần với các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt, nhưng cũng đã pha trộn với một lượng nhất định thành phần Hán Hoa Bắc. Người Dong (Hồ Nam, Quý Châu) có thể đã có sự pha trộn với các dân tộc thuộc hệ ngữ Hmong-Mien, nên có phần khác biệt so với gen của các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt.

Admixture thể hiện di truyền nguồn gốc các dân tộc, tên cụm không thể hiện các dân tộc có nguồn gốc từ tên được đặt, mà các cụm được thể hiện có di truyền gần nhau. [67]

So sánh các mẫu di truyền của người Hmong và các dân tộc thuộc hệ ngữ Hmong-Mien khác như Dao, Miêu Quý Châu (Miao_Guizhou) và Miêu Tư Nguyên (Miao_Ziyuan, Quảng Tây) trong nghiên cứu của Huang et al. 2020 [67], chúng tôi nhận thấy các dân tộc này có di truyền rất gần với các dân tộc có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt, khác biệt lớn với di truyền của người Hmong tại Trung Quốc, nghiên cứu của Dang Liu et al. 2019 [39] cũng cho thấy di truyền của người Dao cũng gần với các dân tộc có nguồn gốc Việt và khác với người Hmong tại Việt Nam. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy các dân tộc Dao tại Việt Nam và Trung Quốc có sự khác biệt với người Hmong tại Việt Nam và Trung Quốc.

Nghiên cứu của Kutanan et al. 2020 [73], nghiên cứu về các dân tộc thuộc hệ ngữ Hmong-Mien tại Thái Lan, cho thấy có sự khác biệt giữa di truyền của nhóm Hmong và nhóm Dao, nhóm Dao gần với các dân tộc thuộc hệ ngữ Nam Á, Tai-Kadai, nhóm Hmong thì không gần với các dân tộc thuộc các hệ ngữ này. Từ các nghiên cứu này, nhiều khả năng hai nhánh Hmong-Miêu và Dao có nguồn gốc khác nhau, trải qua sự giao thoa văn hoá và ngôn ngữ, nghiên cứu của Kutana et al. 2020 cho thấy hệ ngữ Hmong-Mien có nguồn gốc từ vùng trung lưu Dương Tử cùng với người Nam Á, nghiên cứu của Wen et al. 2005 [74] cho thấy người Miêu tại tỉnh Hồ Nam có nhiều liên hệ với gen của vùng bắc Đông Á, nghiên cứu này hỗ trợ truyền thuyết Tam Miêu mà người Hmong hiện vẫn giữ. Hệ ngữ Hmong-Mien hình thành trong vùng trung lưu Dương Tử khoảng 2500 năm trước, với hai thành phần là cư dân phía Bắc di cư xuống, và cư dân tộc Việt bản địa vùng Dương Tử. Cuộc di cư của người bắc Đông Á có khả năng diễn ra muộn, bởi di truyền của tộc Việt cũng phải tới thời điểm hơn 2500 năm trước mới có sự thống nhất, hệ ngữ Hmong-Mien hình thành trong thời điểm này sau đó mới di cư xuống vùng phía Nam, Việt Nam và Thái Lan, nên mới tạo ra hiện trạng về di truyền, thì các dân tộc Miêu-Dao lại gần với tộc Việt hơn, các dân tộc Hmong thì không gần. Vì vậy, chúng tôi đề xuất rằng, hệ ngữ Hmong-Mien nhiều khả năng có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt, nhưng không trực tiếp thuộc cộng đồng này, hệ ngữ này bắt đầu hình thành khi cộng đồng tộc Việt tan rã trong những bước chân xâm lược của người Hoa Hạ vào khoảng 2400 – 2000 năm trước.

Những nghiên cứu này cho chúng ta thấy cộng đồng tộc Việt đã có sự tương tác và hòa huyết liên tục với nhau, dẫn tới hiện trạng di truyền các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt trong địa bàn của tộc Việt ngày nay vẫn rất gần nhau, tài liệu này cũng phủ nhận quan điểm cho rằng cộng đồng tộc Việt không có liên hệ gì với nhau, nếu không có liên hệ gì với nhau, thì di truyền sẽ không thể gần nhau như vậy.

Nghiên cứu của Liu S et al. 2018 [75] dựa trên toàn bộ bộ gen về dân số người Hán và các dân tộc Trung Quốc ngày nay cho thấy di truyền của cư dân Hán phía nam Đông Á ngày nay khác biệt đáng kể so với cư dân Hán bắc Đông Á, di truyền cư dân Hán phía nam Đông Á gần với các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt khác hiện tại chưa bị đồng hóa như Zhuang, Dai, Dong, Gelao, Li, điều này thể hiện sự đồng hóa của người Hoa Hạ với người Việt hầu như chỉ được tiến hành trên khía cạnh đồng hóa văn hóa, các cuộc di cư về phía Nam là có, tuy nhiên, chúng không thực sự ảnh hưởng nhiều tới huyết thống của các dân tộc và các nhóm dân cư có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt.

Phân tích PCA các dân tộc Trung Quốc ngày nay. [75]

Sự tương đồng di truyền của các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt và người Hán nam Đông Á có xu hướng giảm dần từ Nam tới Bắc, các nhóm dân cư ở phía Nam có di truyền gần hơn với cộng đồng tộc Việt, đặc biệt là Hán Quảng Tây và Hán Quảng Đông, các vùng khác như Phúc Kiến, Giang Tây, Vân Nam, Đài Loan, Hồ Bắc, Chiết Giang vẫn gần với các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt, nhưng đã pha trộn khá đáng kể với di truyền của người Hán bắc Đông Á.

Với các nghiên cứu này, chúng ta có đủ cơ sở để kết luận về sự thống nhất trong di truyền của cộng đồng tộc Việt, hiện tại, di truyền của người Việt (Kinh), người Mường và các dân tộc thuộc hệ ngữ Tai-Kadai trong vùng nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam, cũng như người Hán nam Đông Á có di truyền rất gần nhau, có sự khác biệt từ lớn tới đáng kể với di truyền của người Hán bắc Đông Á thể hiện một nguồn gốc chung từ cộng đồng tộc Việt của các dân tộc này, sự tương tác và hòa huyết có nhiều ý nghĩa chứng minh về tính thống nhất của cộng đồng tộc Việt, kết hợp với các tài liệu khảo cổ, lịch sử, văn hóa mà chúng tôi đã thực hiện trong nhiều bài viết khác, thì cộng đồng này có nhiều cơ sở thống nhất hơn là không có liên hệ gì với nhau.

6. Nguồn gốc và sự phân tán của cây lúa:

Cây lúa là cây lương thực quan trọng bậc nhất trong lịch sử nông nghiệp của nhân loại, quá trình và con đường phân tán của cây lúa sẽ cung cấp và bổ sung thêm những thông tin về nguồn gốc dân tộc mà chúng tôi đã phác họa ở các phần trên.

Nghiên cứu di truyền cây lúa của Gutaker et al. 2020 [76] thực hiện trên 1443 mẫu gạo trong vùng nam Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, trong số các mẫu này, có 833 mẫu là indica, 372 mẫu là japonica và một số loại lúa khác, đây có thể nói là nghiên cứu toàn diện nhất về di truyền cây lúa đã được thực hiện cho tới nay. Các loại lúa japonica và indica là các loại lúa chính được trồng trong vùng phía Đông và phía Nam của châu Á. Nghiên cứu khảo cổ đã xác định giống lúa japonica có niên đại khoảng 9.000 năm trước trong vùng Dương Tử, lúa indica có niên đại vào khoảng 4200 năm trước tại Ấn Độ. Trong giai đoạn Holocene Climate Optimum (HCO), một thời kỳ gia tăng gió mùa hoạt động và nhiệt độ ấm hơn từ 9.000 đến 4.000 năm trước, cây lúa này đã làm nền tảng cho các nền văn hóa Đông Á cổ đại và sau đó là nền văn hóa tộc Việt phát triển và đạt tới sự thịnh vượng, có những thành tựu văn minh lớn trong quá trình phát triển. Dựa trên các nghiên cứu chúng tôi đã dẫn, thì lúa nước trong vùng Dương Tử gắn liền với các hệ ngữ Nam Á và Hmong-Mien, đây là các hệ ngữ có nguồn gốc bản địa trong vùng Dương Tử, trong đó hệ ngữ Nam Á đóng vai trò chủ yếu và quan trọng hơn trong cộng đồng tộc Việt và nền văn hóa lúa nước.

Nghiên cứu cũng cho thấy lúa từ vùng Dương Tử đã phân tán ra phía Nam trong khoảng 4200 năm trước, khi một sự kiện biến đổi khí hậu rất lớn đã diễn ra khiến nhiều nền văn minh lớn trên thế giới sụp đổ, trong đó có cả văn minh Dương Tử, nghiên cứu chúng tôi đã dẫn ở trên cũng đã thể hiện điều này [69]. Lúa japonica từ vùng Dương Tử đã lan tỏa ra khắp vùng Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á vào khoảng 4200 năm trước theo các dòng di cư của cư dân Dương Tử, vùng Dương Tử thời điểm này là không gian sinh sống chính của cộng đồng tộc Việt. Trong vùng Đông Á, thì lúa đã du nhập vào Hàn Quốc và Nhật Bản, trong vùng phía Nam, lúa đã du nhập vào vùng Lĩnh Nam, Việt Nam và vùng Đông Nam Á lục địa. Lúa cũng đã theo dòng di cư vào khoảng 4000 năm trước, có khả năng là của cư dân Nam Á, sang phía Tây tới Ấn Độ, đem theo lúa nước vào vùng Nam Á.

Bản đồ thể hiện các hướng phân tán của lúa japonica từ vùng Dương Tử. [76]

Nghiên cứu cũng cho thấy giống lúa indica xuất hiện vào khoảng thời gian lúa nước được du nhập vào Ấn Độ, tức là khoảng 4000 năm trước. Nghiên cứu của Huang et al 2012 [8] cho thấy lúa indica là kết quả của sự lai tạo giữa lúa japonica và giống lúa dại bản địa. Sau đó, tới khoảng 1900 năm trước, giống lúa indica đã theo các thầy tu của Phật Giáo đi vào Trung Quốc. Vùng Đông Nam Á có thể tiếp nhận lúa nước trực tiếp từ Ấn Độ hoặc đi qua ngả Trung Quốc, muộn hơn nhiều so với thời điểm xuất hiện tại Trung Quốc.

Bản đồ thuần hoá và tiến hoá của lúa trong nghiên cứu của Huang et al. 2012 [8]

Cư dân Nam Đảo trong vùng Đông Nam Á hải đảo tuy chung sống với cư dân tộc Việt trong vùng Dương Tử sau đó mới xuống vùng Đông Nam Á hải đảo, tuy nhiên, nghiên cứu này đã cho thấy họ mới chỉ bắt đầu trồng lúa với giống lúa nhập trực tiếp từ Việt Nam vào thời văn hóa Đông Sơn khoảng 2500 năm trước, cùng với sự truyền bá trống đồng vào vùng Đông Nam Á hải đảo.

Như vậy, nghiên cứu di truyền của lúa cũng đã thể hiện sự tương đồng với các nghiên cứu di truyền về nguồn gốc dân tộc mà chúng tôi đã dẫn ở trên, văn hóa lúa nước có nguồn gốc trong vùng Dương Tử, sau đó lan tỏa ra khắp vùng phía Đông và phía Nam của châu Á, làm nền tảng phát triển cho các nền văn hóa lớn trong vùng này.

IV. Di truyền của người Việt và các văn hóa tại Việt Nam:

1. Phân tích về di truyền của người Việt:

Cuộc di cư của người Việt trở về miền Bắc Việt Nam diễn ra vào khoảng hơn 4000 năm trước theo các nghiên cứu di truyền như chúng tôi đã đề cập ở trên [6][39], khi di cư về Việt Nam, thì người Việt đã hình thành văn hóa văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Phùng Nguyên tiếp tục phát triển tới văn hóa Đông Sơn, với những đặc trưng của văn hóa Đông Sơn đều thể hiện sự kế thừa từ văn hóa Phùng Nguyên. [77]

Thông qua nghiên cứu di truyền của Việt Nam kết hợp với các nhà nghiên cứu quốc tế (Dang Liu et al. 2019), thì di truyền của người Việt được kế thừa trực tiếp từ văn hóa Đông Sơn, khác biệt di truyền chỉ khoảng 10-15% so với mẫu của văn hóa Đông Sơn là Núi Nấp. Các văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn có thể nói là các văn hóa gốc nguồn gần nhất của người Việt trong tiến trình phát triển hàng chục nghìn năm mà chúng tôi đã phác họa ở trên, người Việt di cư và phát triển qua một chặng đường dài, từ Việt Nam lên phía Bắc, sau đó lại trở lại Việt Nam.

Phân tích ước tính thành phần tổ tiên của các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt và các mẫu cổ là Mán Bạc và Đông Sơn. Màu xanh dương: có nhiều trong gen của người Nam Á, màu xanh lá: có nhiều trong gen của người Tai-Kadai, màu đen: có nhiều trong gen của người Nam Đảo; màu hồng: có nhiều trong gen của người Ấn – Âu và Hòa Bình; màu tím: có nhiều trong gen của người Hán-Tạng (phần tiếp theo chúng tôi sẽ gọi đây là gen bắc Đông Á để thể hiện chính xác hơn nguồn gốc của gen này). Gen tiền Hán-Tạng có nguồn gốc từ văn hóa Đông Á cổ, gen này có nhiều ở cư dân thuộc hệ ngữ Hán-Tạng, nhưng đây không phải gen đặc trưng riêng của người Hoa Hạ, do sự hòa huyết trong thời đồ đá mới, nên gen này cũng xuất hiện trong hệ gen của hầu hết các hệ ngữ có nguồn gốc từ văn hóa Đông Á cổ, cũng tương tự như vậy, gen của đặc trưng của tiền Nam Á, tiền Tai-Kadai, tiền Nam Đảo cũng xuất hiện trong các dân tộc thuộc hệ ngữ Hán-Tạng. [39]

Gen của người Việt gần nhất với các dân tộc Mường, Tày, Thái, Nùng như chúng tôi đã tổng hợp ở hình trên, đây là các dân tộc có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt, tỉ lệ có sự khác biệt nhưng rất nhỏ, bên cạnh đó, gen của người Việt còn gần với người Dai và người Hán nam Đông Á, cũng là các nhóm dân cư có nguồn gốc tộc Việt. Nghiên cứu của Dang Liu et al. 2019 [39] cho thấy người Việt (Kinh), Mường và các cư dân Hán nam Đông Á chia sẻ chung tổ tiên.

Gen của người Việt cổ đại có khoảng 15% thành phần bắc Đông Á, gen của người Việt hiện đại có khoảng 25% gen bắc Đông Á, gen của các dân tộc Tày, Nùng, Thái cũng có tỉ lệ khoảng 20% gen bắc Đông Á, đây là gen đặc trưng vùng phía Bắc, có nguồn gốc từ Đông Á cổ đại, qua quá trình phát triển mà chúng tôi đã phác họa ở trên, thì sự hòa huyết đã diễn ra từ văn hóa Đông Á cổ, nên di truyền người Việt và các dân tộc có nguồn gốc từ Đông Á cổ đều có thành phần tổ tiên này, trong gen của các cư dân hệ ngữ Hán-Tạng cũng có thành phần di truyền của cư dân vùng Dương Tử và nam Đông Á. Sau thời kỳ 5000 năm, khi văn hóa Đông Á cổ chia thành 2 phần Bắc và Nam, với sự hình thành của hai tộc người: tộc Việt và tộc Hoa Hạ, thì di truyền của tộc Việt phía nam Đông Á phát triển độc lập và hầu như không có sự tác động của di truyền từ phía Bắc cho tới cuối thời kỳ văn hóa Đông Sơn, người Hoa Hạ khi hình thành có di truyền chủ yếu ảnh hưởng từ cư dân cổ Đông Á, cư dân Bắc Á gốc Trung Á có sự ảnh hưởng và đồng hóa chủ yếu về chính trị, quân sự và phần nào đó là văn hóa. Gen của người Việt, người Tày, Nùng, Thái có nhiều thành phần bắc Đông Á hơn có thể là do sự hòa huyết với các dòng di cư trong các vùng tộc Việt ở phía Bắc về Lĩnh Nam và Việt Nam sau thời kỳ văn hóa Đông Sơn (với số lượng ít hơn nhiều so với người Việt tại chỗ).

Gen của người Việt được kế thừa trực tiếp từ văn hóa Đông Sơn, với sự khác biệt chỉ khoảng 10-15% so với các mẫu gen của văn hóa Đông Sơn tại Núi Nấp, sự khác biệt với di truyền của văn hóa Phùng Nguyên khoảng 25% ở các thành phần, với sự gia tăng khá mạnh của thành phần tiền Tai-Kadai (xanh lá cây) và giảm mạnh ở thành phần Hoabinhian (hồng). Về thành phần, thì các mẫu ở Mán Bạc có sự khác biệt nhất định về thành phần gen Hòa Bình, nhưng tựu chung tất cả các mẫu đều có gen Hòa Bình từ 15-20%, điều này phù hợp với các tài liệu khảo cổ cho thấy sự hòa huyết của người Việt và người Hòa Bình trong thời văn hóa Phùng Nguyên. Trong số các mẫu của văn hóa Đông Sơn có mẫu cho thấy thành phần màu hồng nhưng rất ít, tất cả mẫu còn lại hầu như không thể hiện thành phần này, chứng tỏ tới thời kỳ này của các thành phần gen của người Hòa Bình không còn chiếm một tỉ lệ đáng kể trong di truyền của người Việt, có thể có nguyên nhân từ sự phát triển dân số và sự hòa huyết liên tục trong thời kỳ từ văn hóa Phùng Nguyên tới văn hóa Đông Sơn với cư dân hệ ngữ Tai-Kadai, người Việt hiện đại hầu như không còn cho thấy nguồn tổ tiên của văn hóa Hòa Bình.

Theo nghiên cứu Yang et al 2020 [78], thì người Việt (Kinh) hiện đại có khoảng 70% thành phần cư dân nam Đông Á và 30% thành phần bắc Đông Á, trong di truyền người Việt tới thời điểm hiện tại về cơ bản không có thành phần văn hóa Hòa Bình.

Phân tích cho thấy người Việt (Kinh) có khoảng 70% thành phần nam Đông Á và 30% thành phần bắc Đông Á. [78]

Về thành phần di truyền đặc trưng của các hệ ngữ Nam Á và Tai-Kadai, thì theo nghiên cứu của Dang Liu t al. 2019, thì trong di truyền của người Việt thời hiện đại và thời đồ đồng chiếm một lượng đáng kể di truyền của cư dân Tai-Kadai, khoảng 25% ở mẫu Đông Sơn và khoảng 35% ở mẫu hiện đại, theo nghiên cứu của Kutanan và cộng sự et al. 2021 [65], thì trong thành phần di truyền của người Thái và các dân tộc nói tiếng Tai-Kadai trong vùng Thái Lan có khoảng 40-60% di truyền của người Việt (Kinh). Đây là các bằng chứng chứng tỏ người Việt thuộc hệ ngữ Nam Á và người Tai-Kadai đã có sự hòa huyết với nhau rất sâu sắc.

Phần mềm Globetrotter ước tính các nguồn pha trộn 4 nhóm Thái. [65]

Ở phần này, có thể kết luận người Việt là hậu duệ trực tiếp của văn hóa Đông Sơn, và cũng là hậu duệ của văn hóa Phùng Nguyên, di truyền của người Việt với văn hóa Đông Sơn có sự khác biệt chỉ khoảng 10-15%, di truyền của người Việt và văn hóa Phùng Nguyên có sự khác biệt khoảng 25%, người Việt và người Thái đã có sự hòa huyết với nhau rất sâu sắc, nên di truyền của hai hệ ngữ rất gần nhau. Về tiến trình phát triển từ Phùng Nguyên cho tới Đông Sơn, sẽ được chúng tôi tìm hiểu ở phần kế tiếp.

2. Văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Đông Sơn:

Văn hóa Phùng Nguyên là văn hóa gốc nguồn đầu tiên của người Việt trong vùng miền Bắc Việt Nam, theo nghiên cứu di truyền, chúng ta đã biết được cư dân Nam Á có nguồn gốc từ Dương Tử, vào 4000 năm trước, họ đã di cư về phía Nam, trong đó bao gồm các vùng nam Đông Á, Việt Nam và Đông Nam Á. Theo nghiên cứu của Lipson et al. 2018 [79], thì di truyền của người Việt tới thời điểm này với mẫu ở Mán Bạc gần với các mẫu di truyền tại Ban Chiang (Thái Lan) và Vat Komnou (Campuchia), cũng là các văn hoá thuộc hệ ngữ Nam Á có nguồn gốc từ vùng Dương Tử di cư về Đông Nam Á cùng thời điểm khoảng hơn 4000 năm trước với văn hoá Phùng Nguyên. Về di truyền hiện đại, thì nghiên cứu này cũng cho thấy cư dân Mán Bạc gần gen với các cư dân nói hệ ngữ Nam Á trong vùng Đông Nam Á: Campuchia (Khmer), Mlabri.

Nhân dạng của cư dân tộc Việt văn hoá Phùng Nguyên tương tự như người Mlabri. [Nguồn: dẫn]

Nhưng tới thời Đông Sơn, thì di truyền của người Đông Sơn lại có sự khác biệt với văn hóa Phùng Nguyên, gen của người Đông Sơn với mẫu tại Núi Nấp cho thấy gần nhất với người Việt (Kinh), người Lào, người Dai. Sự khác biệt này tới từ sự hòa huyết liên tục trong cộng đồng tộc Việt trong vùng phía nam sông Dương Tử tới miền Bắc Việt Nam, nên di truyền của cộng đồng tộc Việt ngày càng gần nhau và tiến tới sự thống nhất trên diện rộng, dần dần khiến gen của người Việt (Kinh) tại Việt Nam (thuộc hệ ngữ Nam Á) gần với các dân tộc thuộc hệ ngữ Tai-Kadai và cư dân tộc Việt nam Đông Á đã bị đồng hóa thành người Hán (bao gồm cả hệ ngữ Nam Á và Tai-Kadai), cũng từ đó gen của người Việt thời Đông Sơn bắt đầu có sự cách biệt với mẫu Mán Bạc của văn hóa Phùng Nguyên. Các dân tộc nói hệ ngữ Nam Á trong vùng Đông Nam Á ngày nay đã tách biệt với cộng đồng tộc Việt kể từ thời điểm 4000 năm trước, nên về di truyền, thì các dân tộc này về cơ bản vẫn bảo lưu gen cổ từ vùng Dương Tử và không có sự thay đổi nhiều như người Việt, dẫn tới sự khác biệt về di truyền mặc dù vẫn cùng một ngữ hệ. Người Việt cũng có sự tiến hóa và thay đổi về ngôn ngữ và giọng nói, do tách biệt về không gian văn hóa cũng như sự phát triển tự thân của tiếng Việt, nên tiếng Việt mặc dù thuộc hệ ngữ Nam Á, nhưng có nhiều khác biệt so với các ngôn ngữ Nam Á khác.

Tổng quan về các mẫu cổ và các mẫu hiện đại trong nghiên cứu của Lipson et al. 2018. [79]

Nghiên cứu của Huang et al. 2020 [67] cũng cho thấy các mẫu di truyền của văn hóa Phùng Nguyên gần với các dân tộc thuộc hệ ngữ Nam Á trong vùng Đông Nam Á, mẫu của văn hóa Đông Sơn gần với người Kinh (Việt), Mường và các dân tộc thuộc hệ ngữ Tai-Kadai hơn, nó cũng cho thấy được sự thay đổi về di truyền có nguyên nhân từ sự hòa huyết trong nội bộ cộng đồng tộc Việt mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Nghiên cứu này có đưa ra kết luận về mẫu của văn hóa Đông Sơn: “Tài liệu gen sớm nhất về sự xuất hiện của tổ tiên Kra-Dai ở Đông Nam Á lục địa là các cá thể thời đại đồ đồng từ miền bắc Việt Nam”, kết luận này chưa thực sự khách quan, bởi các nghiên cứu đều cho thấy văn hóa Đông Sơn tại miền Bắc Việt Nam vào thời kỳ đồ đồng chủ yếu là cư dân Nam Á [77], cư dân Tai-Kadai di cư vào Việt Nam một lượng nhỏ vào thời An Dương Vương, sau đó mới có các cuộc di cư lớn tới các vùng Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam vào giai đoạn sau văn hóa Đông Sơn. Sự tương đồng di truyền giữa người Tai-Kadai và văn hóa Đông Sơn có nguồn gốc từ sự hòa huyết trong nội bộ cộng đồng tộc Việt.

PCA cho thấy di truyền các mẫu của văn hóa Phùng Nguyên (Vietnam_N và Vietnam_LN_BA) gần với cư dân Nam Á ở Đông Nam Á và mẫu của văn hóa Đông Sơn (Vietnam_BA) gần với cư dân Nam Á và Tai-Kadai trong vùng nam Đông Á và Việt Nam. [67]

Theo các nghiên cứu khảo cổ đã được chúng tôi tìm hiểu trong nhiều bài viết khác [80][81], thì văn hóa Đông Sơn được kế thừa trực tiếp từ văn hóa Phùng Nguyên, về hoa văn và các di vật khảo cổ. Cũng trong các nghiên cứu đã thực hiện [79], dựa trên nghiên cứu di truyền về cuộc di cư về Việt Nam và nam Đông Á trong thời kỳ đồ đồng, vào khoảng đầu thời văn hóa Đông Sơn [6][39], chúng tôi giả thuyết rằng người Việt đã có cuộc di cư ngược trở lại vùng Dương Tử sau thời văn hóa Phùng Nguyên, khoảng 3500 năm trước, sau đó mới di cư trở lại Việt Nam, tại vùng Dương Tử, họ đã có sự hòa huyết rất sâu sắc với các cư dân thuộc hệ ngữ Tai-Kadai trong nội bộ cộng đồng tộc Việt để hình thành bộ gen thống nhất, sau đó di cư trở lại xuống vùng Lĩnh Nam và Đông Nam Á vào đầu thời kỳ văn hóa Đông Sơn khoảng 2700 năm trước. Cư dân văn hóa Phùng Nguyên di cư về Việt Nam 4000 năm trước cũng chính là cư dân thuộc hệ ngữ Nam Á đã di cư về miền Bắc Việt Nam trong thời văn hóa Đông Sơn, đây là nhóm cốt lõi trong quá trình tồn tại của cộng đồng tộc Việt, trung tâm lan tỏa của văn hóa Đông Sơn trong thời kỳ tồn tại chính là vùng miền Bắc Việt Nam, đây là địa bàn chính của cư dân thuộc hệ ngữ Nam Á. [80]. Cư dân văn hóa Đông Sơn sau đó đã không trải qua thêm cuộc hòa huyết nào lớn, di truyền của người Hoa Hạ cũng không ảnh hưởng nhiều tới gen của người Việt trong thời Bắc thuộc, nên về cơ bản người Việt (Kinh) kế thừa trực tiếp di truyền của tộc Việt từ thời văn hóa Đông Sơn.

Người Việt hiện đại là hậu duệ trực tiếp của văn hóa Đông Sơn, vì vậy, nhân diện của cư dân văn hóa Đông Sơn cũng tương tự như người Việt ngày nay. [Nguồn ảnh: dẫn]

Có thể kết luận lại, người Việt tại miền Bắc Việt Nam có nguồn gốc gần nhất tại Việt Nam là từ văn hóa Phùng Nguyên, một phần lớn cư dân văn hóa Phùng Nguyên đã di cư và hòa huyết với các cư dân tộc Việt thuộc các hệ ngữ Nam Á và Tai-Kadai trong vùng nam Đông Á, sau đó đã di cư trở lại miền Bắc Việt Nam, những người xây dựng văn hóa Phùng Nguyên cũng chính là những người xây dựng nên văn hóa Đông Sơn, là cư dân thuộc hệ ngữ Nam Á, với hậu duệ trực tiếp là người Việt và người Mường ngày nay, hiện vẫn xuất hiện trong đúng địa bàn cũ của văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.

3. Di truyền của người Việt tại các vùng trong đất nước Việt Nam ngày nay:

Sau khi cộng đồng tộc Việt tan rã dưới sự xâm lược và đô hộ của người Hoa Hạ, thì người Việt đã vượt qua thời Bắc thuộc và tách thành một quốc gia riêng vào năm 938 vào thời Ngô Quyền, địa bàn chính của họ là trong vùng miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Tới thời kỳ trung đại, thì người Việt dần dần mở rộng lãnh thổ của mình xuống vùng phía Nam Việt Nam ngày nay, đây là địa bàn của các quốc gia của người Chăm và người Khmer, do quá trình mở rộng lãnh thổ này, nên nhiều người đã cho rằng người Việt trong quá trình di cư về phía Nam đã hòa huyết với người Chăm và người Khmer, nên không giống với người Việt ở phía Bắc, thậm chí còn có quan điểm đề xuất rằng người Việt phía Nam là người bản địa, và không liên quan gì tới người Việt phía Bắc, nhưng dựa trên nghiên cứu di truyền, chúng ta thấy được gen của người Việt các vùng có sự đồng nhất rất cao, tỉ lệ khác biệt là nhỏ và sự khác biệt không phải do sự hòa huyết với các dân tộc Chăm và Khmer.

So sánh di truyền giữa người Việt các vùng: Vietnamese (người Việt các vùng), KHV (người Việt tại Hồ Chí Minh), Kinh (người Việt tại Hà Nội). [26]

Nghiên cứu He et al. 2021 [72] cũng cho thấy di truyền của người Việt tất cả các vùng có sự đồng nhất cao, sự khác biệt về di truyền là không đáng kể.

So sánh gen người Việt các vùng theo nghiên cứu của He et al. 2021. [72]

Bên cạnh các giả thuyết trên, thì Keith Weller Taylor trong sách A History of the Vietnamese [82] đã đề ra giả thuyết cho rằng có sự khác biệt về nguồn gốc giữa người Kinh vùng đồng bằng sông Hồng và người Trại trong vùng Bắc Trung Bộ, ông cho rằng người Kinh trong vùng đồng bằng sông Hồng có nguồn gốc từ người Hoa Hạ, di cư tới miền Bắc trong thời Bắc thuộc, các đế vương cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc, nên có xu hướng gần với Trung Hoa hơn, người Trại mới là người bản địa, có nhiều xung đột với “người Kinh” trong tiến trình lịch sử, tuy nhiên, tác giả cuốn sách này đã không tìm hiểu kỹ về lịch sử Việt Nam, chọn lọc và suy diễn có phần thiếu cơ sở các chi tiết lịch sử đã được ghi chép lại về người Việt. Cư dân vùng đồng bằng sông Hồng và cư dân trong vùng Thanh Nghệ đều là người Việt, nguồn gốc và văn hóa đã có sự thống nhất ngay từ thời văn hóa Phùng Nguyên, với đặc trưng văn hoá Phùng Nguyên đã xuất hiện trong khắp vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Hóa. Tới thời văn hóa Đông Sơn, thì cư dân văn hóa Đông Sơn phủ khắp trong vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, các di chỉ Đông Sơn tìm thấy rất nhiều trong vùng Bắc Trung Bộ, về cơ bản có cùng một phong cách và kỹ thuật đúc, sự khác biệt địa phương là rất nhỏ trong tổng thể văn hoá Đông Sơn, trong nghiên cứu di truyền của Dang Liu et al. 2019, thì mẫu văn hóa Đông Sơn được lấy chính là mẫu tại di chỉ Núi Nấp tại vùng Thanh Hóa, về di truyền, cũng theo nghiên cứu của Dang Liu et al. 2019, thì người Việt là hậu duệ trực tiếp của văn hóa này, gen của mẫu Núi Nấp không có khác biệt đáng kể so với gen của người Việt hiện đại [42], người Việt các vùng cho tới ngày nay vẫn có sự đồng nhất di truyền cao như admixture chúng tôi đã dẫn ở trên [26], trong cuộc di cư về phía Nam, thì cư dân di cư chủ yếu là người Việt tại Bắc Trung Bộ. Từ những kết quả nghiên cứu di truyền, khảo cổ và ngôn ngữ, thì giả thuyết của Keith Weller Taylor không có đủ cơ sở khoa học chứng minh.

Vì vậy, các quan điểm cho rằng có sự khác biệt về nguồn gốc giữa người Việt phía Bắc và người Việt phía Nam là không có cơ sở khoa học, người Việt các vùng có sự đồng nhất về di truyền cao, có cùng một nguồn gốc từ vùng miền Bắc và miền Trung Việt Nam sau đó di cư dần dần theo tiến trình mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Người Việt trong vùng miền Bắc và miền Trung Việt Nam cũng có cùng một nguồn gốc, sự phân biệt Kinh – Trại không có ý nghĩa thể hiện nguồn gốc dân tộc.

V. Kết luận:

Thông qua các nghiên cứu di truyền, khảo cổ, nhân chủng, ngôn ngữ, lịch sử, chúng tôi đã kết hợp để phác họa nên một bức tranh rất cơ bản với đầy đủ các mảnh ghép về nguồn gốc của người Việt trong dòng lịch sử tộc Việt và dòng lịch sử của Đông Á cổ đại, nguồn gốc của người Việt vì vậy không còn mờ ảo và rắc rối như các giai đoạn trước đây. Có thể kết luận rằng người Việt có nguồn gốc tộc Việt, tộc Việt có nguồn gốc từ văn hóa Đông Á cổ và văn hóa Đông Á cổ đại có hai nguồn tổ tiên chính là người Đông Nam Á cổ đại và người Bắc Á cổ đại. Cư dân Đông Á cổ đại đã hợp nhất với nhau trong vùng Dương Tử để hình thành tộc Việt.

Tộc Việt và cư dân vùng Dương Tử là nguồn gốc chính cư dân thuộc các hệ ngữ Nam Á, Nam Đảo, Tai-Kadai ngày nay trong vùng nam Đông Á và Đông Nam Á, di cư về Đông Nam Á lục địa và hải đảo khoảng 4000 năm trước. Chính vì vậy, mà người Việt có anh em là nhiều dân tộc sinh sống trong vùng nam Dương Tử và Đông Nam Á ngày nay, trong đó gần gũi nhất là các dân tộc thuộc hệ ngữ Tai-Kadai, sau đó là các dân tộc thuộc hệ ngữ Nam Á.

Các văn hoá Phùng Nguyên tới Đông Sơn là các văn hoá gốc nguồn quan trọng nhất của người Việt tại miền Bắc Việt Nam, người Việt là hậu duệ trực tiếp của các nền văn hoá này, di truyền của người Việt hiện đại được kế thừa trực tiếp từ văn hoá Đông Sơn. Gen của người Việt tại các vùng cũng không có sự khác biệt đáng kể và có chung một nguồn gốc là người Việt từ miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay, trong quá trình Nam tiến, thì di truyền của người Việt không bị ảnh hưởng nhiều bởi gen các dân tộc Chăm và Khmer.


Tài liệu tham khảo:

[1] Mark Stoneking. An introduction to molecular anthropology. 2016: John Wiley & Sons.

[2] David Reich. Who we are and how we got here: Ancient DNA and the new science of the human past. 2018: Oxford University Press.

[3] Nguyễn Trần Hoàng (2021), Giới thiệu về nhân học phân tử – Phần 1
https://nghiencuulichsuthoicodai.wordpress.com/2021/06/28/gioi-thieu-ve-nhan-hoc-phan-tu-phan-1/

[4] Wells S (2007), Deep Ancestry: Inside the Genographic Project, National Geographic Society

[5] DeSalle R, Tattersall I (2008), Human Origins: What Bones and Genomes Tell Us About Ourselves, Texas A & M University Press, p152

[6] McColl H, Racimo F, Vinner L, Demeter F, Gakuhari T, Moreno-Mayar JV, Van Driem G, Wilken UG, Seguin-Orlando A, De la Fuente Castro C, Wasef S (2018). The prehistoric peopling of Southeast Asia. Science. 361(6397):88-92.
https://science.sciencemag.org/content/361/6397/88

[7] Peter U.Clark, Alan C. Mix, 2001, Ice sheets and sea level of the Last Glacial Maximum
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0277379101001184

[8] Huang X, et al (2012), A map of rice genome variation reveals the origin of cultivated rice. Nature, 490(7421): 497-501

[9] White, Joyce. (2011). Emergence of cultural diversity in Mainland Southeast Asia: A view from prehistory. Dynamics of human diversity.
https://www.researchgate.net/publication/282851443_Emergence_of_cultural_diversity_in_Mainland_Southeast_Asia_A_view_from_prehistory

[10] Chu JY, et al (1998), Genetic relationship of populations in China, Proceedings of National Academy of Sciences USA, 95(20): 11763-11768

[11] The HUGO Pan-Asian SNP Consortium (2009), Mapping human genetic diversity in Asia, Science, 326(5959): 1541-1545

[12] Hua Zhong, Hong Shi, Xue-Bin Qi, et al. (2010). Extended Y chromosome investigation suggests postglacial migrations of modern humans into East Asia via the northern route. Molecular biology and evolution;28(1):717-27.

[13] Chuan‐Chao WANG Shi YAN Zhen‐Dong QIN Yan LU Qi‐Liang DING Lan‐Hai WEI Shi‐Lin LI Ya‐Jun YANG Li JIN Hui LI, et al. (2013). Late Neolithic expansion of ancient Chinese revealed by Y chromosome haplogroup O3a1c‐002611.

[14] Gary Stix (2008). Traces of a distant past. Scientific American;299(1):56-63

[15] Valéry Zeitouna, Prasit Auetrakulvitb, Antoine Zazzoc, Alain Pierretd, Stéphane Frèree, Hubert Forestierf, (2019), Discovery of an outstanding Hoabinhian site from the Late Pleistocene at Doi Pha Kan.
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2352226718300345

[16] Wu, Xiaohong & Zhang, Chi & Goldberg, Paul & Cohen, David & Pan, Yan & Arpin, Trina & Bar-Yosef, Ofer. (2012). Early Pottery at 20,000 Years Ago in Xianrendong Cave, China. Science (New York, N.Y.). 336. 1696-700. 10.1126/science.1218643.

[17] Yanshina, Oksana. (2018). THE EARLIEST POTTERY OF XIANRENDONG CAVE: WHAT DO WE KNOW ABOUT IT?. 10.21285/2415-8739-2018-3-9-21.

[18] Imdirakphol, Sunisa & Zazzo, Antoine & Auetrakulvit, Prasit & Tiamtinkrit, Chaturaporn & Pierret, Alain & Forestier, Hubert & Zeitoun, Valery. (2017). The perforated stones of the Doi Pha Kan burials (Northern Thailand): A Mesolithic singularity?. Comptes Rendus Palevol. 10.1016/j.crpv.2016.12.003.
https://www.researchgate.net/publication/314712892_The_perforated_stones_of_the_Doi_Pha_Kan_burials_Northern_Thailand_A_Mesolithic_singularity

[19] Li, Yinghua & Hao, Side & Huang, Wanbo & Forestier, Hubert & Zhou, Yuduan & Li, Huan. (2019). Luobi Cave, South China: A Comparative Perspective on a Novel Cobble-Tool Industry Associated with Bone Tool Technology during the Pleistocene–Holocene Transition. Journal of World Prehistory. 32. 10.1007/s10963-019-09130-3.
https://www.researchgate.net/publication/333323534_Luobi_Cave_South_China_A_Comparative_Perspective_on_a_Novel_Cobble-Tool_Industry_Associated_with_Bone_Tool_Technology_during_the_Pleistocene-Holocene_Transition

[20] Jiang, Leping & Liu, Li. (2015). New evidence for the Origins of Sedentism and Rice Domestication in the Lower Yangzi River, China. Antiquity. 80. 355-361. 10.1017/S0003598X00093674.

[21] Chinese Archaeology (2010), A 9,000 BP Neolithic Site Discovered in Longyou, Zhejiang http://www.kaogu.cn/en/backup_new/new/2013/1026/42686.html

[22] Li Shuicheng 李水城. Phỏng vấn một số vấn đề với các tác phẩm điêu khắc trên đá được khai quật từ Đại Khê 从大溪出土石雕人面谈几个问题[J]. Di tích văn hóa 文物,1986(03):89-91.

[23] Ning, C., Li, T., Wang, K. et al. Ancient genomes from northern China suggest links between subsistence changes and human migration. Nat Commun 11, 2700 (2020). https://doi.org/10.1038/s41467-020-16557-2

[24] Siska, Veronika & Jones, Eppie & Jeon, Sungwon & Bhak, Youngjune & Kim, Hak-Min & Cho, Yun & Kim, Hyunho & Lee, Kyusang & Veselovskaya, E. & Balueva, Tatiana & Gallego Llorente, Marcos & Hofreiter, Michael & Bradley, Daniel & Eriksson, Anders & Pinhasi, Ron & Bhak, Jong & Manica, Andrea. (2017). Genome-wide data from two Early Neolithic East Asian individuals dating to 7700 years ago. Sci. Adv.. 3. 10.17863/CAM.8372.
https://advances.sciencemag.org/content/3/2/e1601877

[25] Qidi Feng, Yan Lu, Xumin Ni, Kai Yuan, Yajun Yang, Xiong Yang, Chang Liu, Haiyi Lou, Zhilin Ning, Yuchen Wang, Dongsheng Lu, Chao Zhang, Ying Zhou, Meng Shi, Lei Tian, Xiaoji Wang, Xi Zhang, Jing Li, Asifullah Khan, Yaqun Guan, Kun Tang, Sijia Wang, Shuhua Xu, Genetic History of Xinjiang’s Uyghurs Suggests Bronze Age Multiple-Way Contacts in Eurasia, Molecular Biology and Evolution, Volume 34, Issue 10, October 2017, Pages 2572–2582, https://doi.org/10.1093/molbev/msx177

[26] Wang, CC., Yeh, HY., Popov, A.N. et al. Genomic insights into the formation of human populations in East Asia. Nature 591, 413–419 (2021). https://doi.org/10.1038/s41586-021-03336-2

[27] Fuller, D.Q. Pathways to Asian Civilizations: Tracing the Origins and Spread of Rice and Rice Cultures. Rice 4, 78–92 (2011). https://doi.org/10.1007/s12284-011-9078-7

[28] Chen P, Wu J, Luo L, et al. Population Genetic Analysis of Modern and Ancient DNA Variations Yields New Insights Into the Formation, Genetic Structure, and Phylogenetic Relationship of Northern Han Chinese. Front Genet. 2019;10:1045. Published 2019 Oct 30. doi:10.3389/fgene.2019.01045

[29] Mark Zlojutro, Larissa A. Tarskaia, Mark Sorensen, J. Josh Snodgrass, William R. Leonard & Michael H. Crawford (2008) The Origins of the Yakut People: Evidence from Mitochondrial DNA Diversity, International Journal of Human Genetics, 8:1-2, 119-130, DOI: 10.1080/09723757.2008.11886024

[30] Jungeun Kim, Sungwon Jeon, Jae-Pil Choi, Asta Blazyte, Yeonsu Jeon, Jong-Il Kim, Jun Ohashi, Katsushi Tokunaga, Sumio Sugano, Suthat Fucharoen, Fahd Al-Mulla, Jong Bhak, The Origin and Composition of Korean Ethnicity Analyzed by Ancient and Present-Day Genome Sequences, Genome Biology and Evolution, Volume 12, Issue 5, May 2020, Pages 553–565, https://doi.org/10.1093/gbe/evaa062

[31] Juncen Liu, Wen Zeng, Bo Sun, Xiaowei Mao, Yongsheng Zhao, Fen Wang, Zhenguang Li, Fengshi Luan, Junfeng Guo, Chao Zhu, Zimeng Wang, Chengmin Wei, Ming Zhang, Peng Cao, Feng Liu, Qingyan Dai, Xiaotian Feng, Ruowei Yang, Weihong Hou, Wanjing Ping, Xiaohong Wu, E. Andrew Bennett, Yichen Liu, Qiaomei Fu, Maternal genetic structure in ancient Shandong between 9500 and 1800 years ago, Science Bulletin, Volume 66, Issue 11, 2021, Pages 1129-1135, ISSN 2095-9273, https://doi.org/10.1016/j.scib.2021.01.029.

[32] Lander, B. (2015). Anne P. Underhill , ed. A Companion to Chinese Archaeology . Chichester: John Wiley & Sons, 2013 (also available digitally). Early China, 38, 233-236. doi:10.1017/eac.2015.10

[33] Sagart, L., Hsu, T. F., Tsai, Y. C., Wu, C. C., Huang, L. T., Chen, Y. C., Chen, Y. F., Tseng, Y. C., Lin, H. Y., & Hsing, Y. C. (2018). A northern Chinese origin of Austronesian agriculture: new evidence on traditional Formosan cereals. Rice (New York, N.Y.), 11(1), 57. https://doi.org/10.1186/s12284-018-0247-9

[34] Pittayaporn, Pittayawat. “Layers of Chinese Loanwords in Protosouthwestern Tai as Evidence for the Dating of the Spread of Southwestern Tai.” (2014).

[35] Sun, Jin & Li, Yingxiang & Ma, Pengcheng & Yan, Shi & Cheng, Hui-Zhen & Fan, Zhi-Quan & Deng, Xiao-Hua & Ru, Kai & Wang, Chuan-Chao & Chen, Gang & Wei, Ryan. (2021). Shared paternal ancestry of Han, Tai-Kadai-speaking, and Austronesian-speaking populations as revealed by the high resolution phylogeny of O1a-M119 and distribution of its sub-lineages within China. American journal of physical anthropology. 174. 10.1002/ajpa.24240.
https://www.researchgate.net/publication/349144829_Shared_paternal_ancestry_of_Han_Tai-Kadai-speaking_and_Austronesian-speaking_populations_as_revealed_by_the_high_resolution_phylogeny_of_O1a-M119_and_distribution_of_its_sub-lineages_within_China

[36] Zuo, Xinxin & Jin, Jianhui & Huang, Yunming & wei, Ge & jinqi, Dai & wei, Wu & fusheng, Li & taoqin, Xia & xipeng, Cai. (2021). Earliest arrival of millet in the South China coast dating back to 5,500 years ago. Journal of Archaeological Science. 10.1016/j.jas.2021.105356.
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0305440321000261

[37]Wang, Chuan-Chao, and Hui Li. “Inferring human history in East Asia from Y chromosomes.” Investigative genetics vol. 4,1 11. 3 Jun. 2013, doi:10.1186/2041-2223-4-11

[38] Han Kangxin, Pan Qifeng 韩康信, 潘其风. Hộp sọ người thời kỳ đồ đá mới ở Hemudu, Yuyao, Chiết Giang 浙江余姚河姆渡新石器时代人类头骨[J]. Acta Anthropology人类学学报,1983(02):124-131+206.

[39] Liu D, Duong NT, Ton ND, Van Phong N, Pakendorf B, Van Hai N, Stoneking M (2020). Extensive ethnolinguistic diversity in Vietnam reflects multiple sources of genetic diversity. Molecular Biology and Evolution.
https://doi.org/10.1093/molbev/msaa099

[40] Zi-Yang Xia, Shi Yan, Chuan-Chao Wang, Hong-Xiang Zheng, Fan Zhang, Yu-Chi Liu, Ge Yu, Bin-Xia Yu, Li-Li Shu, Li Jin, Inland-coastal bifurcation of southern East Asians revealed by Hmong-Mien genomic history. bioRxiv 730903; doi: https://doi.org/10.1101/730903

[41] Sagart, L. (1994) ‘Proto-Austronesian and Old Chinese: evidence for Sino-Austronesian’, Oceanic Linguistics 33: 271–308.

[42] Unger, J. Marshall. “The Peopling of East Asia: Putting Together Archaeology, Linguistics and Genetics . Edited by Laurent Sagart, Roger Blench, & Alicia Sanchez-Mazas.” Diachronica 24, no. 1 (2007): 199–204. doi:10.1075/DIA.24.1.14UNG.

[43] Sun, Jin & Li, Yingxiang & Ma, Pengcheng & Yan, Shi & Cheng, Hui-Zhen & Fan, Zhi-Quan & Deng, Xiao-Hua & Ru, Kai & Wang, Chuan-Chao & Chen, Gang & Wei, Ryan. (2021). Shared paternal ancestry of Han, Tai-Kadai-speaking, and Austronesian-speaking populations as revealed by the high resolution phylogeny of O1a-M119 and distribution of its sub-lineages within China. American journal of physical anthropology. 174. 10.1002/ajpa.24240.
https://www.researchgate.net/publication/349144829_Shared_paternal_ancestry_of_Han_Tai-Kadai-speaking_and_Austronesian-speaking_populations_as_revealed_by_the_high_resolution_phylogeny_of_O1a-M119_and_distribution_of_its_sub-lineages_within_China

[44] Ko AM, Chen CY, Fu Q, et al. Early Austronesians: into and out of Taiwan. Am J Hum Genet. 2014;94(3):426-436. doi:10.1016/j.ajhg.2014.02.003

[45] Hage, Per & Marck, Jeffrey. (2003). Matrilineality and the Melanesian Origin of Polynesian Y Chromosomes. Current Anthropology – CURR ANTHROPOL. 44. 10.1086/379272.

[46] Colin Renfrew, Bin Liu (2018). The emergence of complex society in China: the case of Liangzhu. Antiquity;92(364):975-90.
https://www.cambridge.org/core/journals/antiquity/article/abs/emergence-of-complex-society-in-china-the-case-of-liangzhu/0D4FD61E9460755CED69047FAD7FA2AD

[47] Tống Kiến 宋建 (2017). Liangzhu – một quốc gia cổ đại phức tạp bị chi phối bởi thần quyền 良渚——神权主导的复合型古国. 东南文化;(1):6-15.

[48] Zhang, Chi; Hung, Hsiao-chun (2008), “The Neolithic of Southern China-Origin, Development, and Dispersal”, Asian Perspectives, 47 (2): 299–329, doi:10.1353/asi.0.0004

[49] Li Liu, Xingcan Chen (2012). The archaeology of China: from the late Paleolithic to the early Bronze Age: Cambridge University Press.

[50] Chi Hung 洪曉純 Zhang, Hsiao-Chun (2009). The Neolithic of Southern China–Origin, Development, and Dispersal. Asian Perspectives;47.

[52] Yu-Hsiu Lee, H., & Clontz, J. (1). Reviewing the prehistoric linguistic relationships of the Tai–Kadai language family and its putative linguistic affiliations: a meta–analysis study and abbreviation edition. Journal of Liberal Arts Prince of Songkla University4(1), 48. Retrieved from https://so03.tci-thaijo.org/index.php/journal-la/article/view/64750More Citation Formats

[53] Lang Linh (2021), Khảo cứu về chữ Việt cổ từ những tư liệu khảo cổ
https://luocsutocviet.com/2021/08/25/551-khao-cuu-ve-chu-viet-co-tu-nhung-tu-lieu-khao-co/

[53] Richard Sears. Các kiểu chữ Việt 戉. https://hanziyuan.net/#%E6%88%89.

[54] Richard Sears. Các kiểu chữ Việt 越. https://hanziyuan.net/#越.

[55] Zhang Ziping 张子平. Biểu tượng chạm khắc trên đồ gốm cổ và nguồn gốc của chữ Hán 上古陶器刻划符号与汉字起源[D]. Đại học Vân Nam 云南大学,2010.

[56] Đội khảo cổ Thạch Gia Hà 石家河考古队 (1999). Tiêu Gia Ốc Tích 肖家屋脊: Nhà xuất bản Văn Vật 文物出版社.

[57] Nguyễn Văn Huyên, Vinh Hoàng (1975). Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam. Hà Nội.

[58] M. Ferlus (2011), Les Baiyuè (百越) ou les “pays des (horticulteurs/mangeurs de) tubercules”. 24 ème Journées de Linguistiquedel ’Asie Orientale, 30 juin – 1er juillet 2011, Paris, 12 pp.

[59] Hoàng Nguyễn, Văn hóa Thạch Gia Hà và nguồn gốc dân tộc Việt.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10162414047920526&id=519710525

[60] Đổng Sở Bình 董楚平; “Phương Việt hội thi” “方钺会矢” – Một trong những diễn giải về các nhân vật Lương Chử 良渚文字释读之一[J];东南文化;2001年03期.

[61] Li Xueqin 李学勤: ” Văn tự đồ gốm của văn hóa Lương Chử” “良渚文化的多字陶文”, Tạp chí Đại học Tô Châu 苏州大学学报 (Đặc san Nghiên cứu về Ngô 吴学研究专辑)”, 1992年。

[62] Wang Hui 王晖: Nhìn vào niên đại xuất xứ của các ký tự Trung Quốc từ việc so sánh các bản khắc và chữ khắc trên xương bằng thần tiên với các tài liệu khảo cổ – và thảo luận về nguồn gốc của các bản khắc gốm và chữ Hán một phần của nhóm văn hóa Lương Chử 从甲骨文金文与考古资料的比较看汉字起源时代 – 并论良渚文化组词类陶文与汉字的起源”, “Tạp chí Khảo cổ học” “考古学报” 2013年第3期。

[63] Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ học tỉnh Hồ Nam, Neolithic Gaomiao Site in Hongjiang City, Hunan

[64] Singh, P.P., Vishwakarma, S., Sultana, G.N.N. et al. Dissecting the paternal founders of Mundari (Austroasiatic) speakers associated with the language dispersal in South Asia. Eur J Hum Genet 29, 528–532 (2021). https://doi.org/10.1038/s41431-020-00745-1

[65] Wibhu Kutanan, Dang Liu, Jatupol Kampuansai, Metawee Srikummool, Suparat Srithawong, Rasmi Shoocongdej, Sukrit Sangkhano, Sukhum Ruangchai, Pittayawat Pittayaporn, Leonardo Arias, and Mark Stoneking. Reconstructing the Human Genetic History of Mainland Southeast Asia: Insights from Genome-Wide Data from Thailand and Laos. Molecular Biology and Evolution, 2021. doi.org/10.1093/molbev/msab124.

[66] Cai, X., Z. Qin, B. Wen, S. Xu, Y. Wang, Y. Lu, L. Wei, C. Wang, S. Li, and X. Huang, Human migration through bottlenecks from Southeast Asia into East Asia during Last Glacial Maximum revealed by Y chromosomes. PLoS One, 2011. 6(8).

[67] Huang, X., Xia, Z., Bin, X., He, G., Guo, J., Lin, C., Yin, L., Zhao, J., Ma, Z., Ma, F., Li, Y., Hu, R., Wei, L., & Wang, C. (2020). Genomic Insights into the Demographic History of Southern Chinese. bioRxiv.

[68] Jerry Norman & Tsu-Lin Mei (1976) The Austroasiatics in Ancient South China: Some Lexical Evidence, Monumenta Serica, 32:1, 274-301, DOI: 10.1080/02549948.1976.11731121

[69] Bing Li, Cheng Zhu, Li Wu, Feng Li, Wei Sun, Xiaocui Wang, Hui Liu, Huaping Meng, Di Wu (2013). Relationship between environmental change and human activities in the period of the Shijiahe culture, Tanjialing site, Jianghan Plain, China
https://www.researchgate.net/publication/260850162_Relationship_between_environmental_change_and_human_activities_in_the_period_of_the_Shijiahe_culture_Tanjialing_site_Jianghan_Plain_China

[70] Matsumura, Hirofumi & Oxenham, Marc. (2013). Population dispersal from East Asia into Southeast Asia: Evidence from cranial and dental Morphology. 10.5744/florida/9780813044279.003.0008.
https://www.researchgate.net/publication/264240788_Population_dispersal_from_East_Asia_into_Southeast_Asia_Evidence_from_cranial_and_dental_Morphology

[71] Zhang H, He G, Guo J, Ren Z, Zhang H, Wang Q, Ji J, Yang M, Huang J, Wang CC. Genetic diversity, structure and forensic characteristics of Hmong-Mien-speaking Miao revealed by autosomal insertion/deletion markers. Mol Genet Genomics. 2019 Dec;294(6):1487-1498. doi: 10.1007/s00438-019-01591-7. Epub 2019 Jul 16. PMID: 31312894.

[72]  He G, Wang M, Zou X, Chen P, Wang Z, Liu Y, Yao H, Wei L-H, Tang R, Wang C-C and Yeh H-Y (2021) Peopling History of the Tibetan Plateau and Multiple Waves of Admixture of Tibetans Inferred From Both Ancient and Modern Genome-Wide Data. Front. Genet. 12:725243. doi: 10.3389/fgene.2021.725243

[73] Kutanan, W., Shoocongdej, R., Srikummool, M. et al. Cultural variation impacts paternal and maternal genetic lineages of the Hmong-Mien and Sino-Tibetan groups from Thailand. Eur J Hum Genet 28, 1563–1579 (2020). https://doi.org/10.1038/s41431-020-0693-x

[74] Bo Wen, Hui Li, Song Gao, Xianyun Mao, Yang Gao, Feng Li, Feng Zhang, Yungang He, Yongli Dong, Youjun Zhang, Wenju Huang, Jianzhong Jin, Chunjie Xiao, Daru Lu, Ranajit Chakraborty, Bing Su, Ranjan Deka, Li Jin, Genetic Structure of Hmong-Mien Speaking Populations in East Asia as Revealed by mtDNA Lineages, Molecular Biology and Evolution, Volume 22, Issue 3, March 2005, Pages 725–734, https://doi.org/10.1093/molbev/msi055

[75] Liu S, Huang S, Chen F, Zhao L, Yuan Y, Francis SS, Fang L, Li Z, Lin L, Liu R, Zhang Y, Xu H, Li S, Zhou Y, Davies RW, Liu Q, Walters RG, Lin K, Ju J, Korneliussen T, Yang MA, Fu Q, Wang J, Zhou L, Krogh A, Zhang H, Wang W, Chen Z, Cai Z, Yin Y, Yang H, Mao M, Shendure J, Wang J, Albrechtsen A, Jin X, Nielsen R, Xu X. Genomic Analyses from Non-invasive Prenatal Testing Reveal Genetic Associations, Patterns of Viral Infections, and Chinese Population History. Cell. 2018 Oct 4;175(2):347-359.e14. doi: 10.1016/j.cell.2018.08.016. PMID: 30290141.

[76] Gutaker, R.M., Groen, S.C., Bellis, E.S. et al. Genomic history and ecology of the geographic spread of rice. Nat. Plants 6, 492–502 (2020). https://doi.org/10.1038/s41477-020-0659-6

[77] Lang Linh (2021), Nguồn gốc của trống đồng và văn hóa Đông Sơn.
https://luocsutocviet.com/2021/07/01/541-nguon-goc-cua-trong-dong-va-van-hoa-dong-son/

[78] Yang, Melinda & Fan, Xuechun & Sun, Bo & Chen, Chungyu & Lang, Jianfeng & Ko, Ying-Chin & Tsang, Cheng-hwa & Chiu, Hunglin & Wang, Tianyi & Bao, Qingchuan & Wu, Xiaohong & Hajdinjak, Mateja & Ko, Albert & Ding, Manyu & Cao, Peng & Yang, Ruowei & Liu, Feng & Nickel, Birgit & Dai, Qingyan & Fu, Qiaomei. (2020). Ancient DNA indicates human population shifts and admixture in northern and southern China. Science. 369. eaba0909. 10.1126/science.aba0909.

[79] Lipson M, Cheronet O, Mallick S, Rohland N, Oxenham M, Pietrusewsky M, Pryce TO, Willis A, Matsumura H, Buckley H, Domett K, Nguyen GH, Trinh HH, Kyaw AA, Win TT, Pradier B, Broomandkhoshbacht N, Candilio F, Changmai P, Fernandes D, Ferry M, Gamarra B, Harney E, Kampuansai J, Kutanan W, Michel M, Novak M, Oppenheimer J, Sirak K, Stewardson K, Zhang Z, Flegontov P, Pinhasi R, Reich D. Ancient genomes document multiple waves of migration in Southeast Asian prehistory. Science. 2018 Jul 6;361(6397):92-95. doi: 10.1126/science.aat3188. Epub 2018 May 17. PMID: 29773666; PMCID: PMC6476732.
https://science.sciencemag.org/content/361/6397/92

[80] Lang Linh (2020), Khảo cứu về nền văn hóa Đông Sơn.
https://luocsutocviet.com/2020/10/11/502-khao-cuu-ve-nen-van-hoa-dong-son/

[81] Lang Linh (2021), Nguồn gốc và sự ảnh hưởng của văn minh Đông Sơn.
https://luocsutocviet.com/2021/07/03/543-nguon-goc-va-su-anh-huong-cua-van-minh-dong-son/

[82] K. W. Taylor. A History of the Vietnamese. Cambridge University Press. 2013