Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Say bắn chết trâu

Ngưu Hoằng1, Ngưu Bật, hai anh em ở chung với nhau.

Bật có tính hay chén, mà hễ chén vào, thì thường khi nát rượu.

Một hôm, anh đi vắng, Bật ở nhà uống say tuý luý, bắn chết mất con trâu của anh.

Kịp lúc anh về, người vợ đón cửa, săm săm bảo rằng:

– Này này! Chú nó ở nhà bắn chết trâu rồi!

Hoằng nói: “Trâu chết thì bảo cho đem làm thịt”.

Hoằng vào nhà, ngồi vừa yên, vợ lại chạy đến hăm hở nói:

– Chú nó bắn chết là việc to lắm, có phải việc thường đâu…

Hoằng nét mặt vẫn hoà nhã tự nhiên, nói:

– Phải, tôi đã biết rồi mà – Rồi lấy sách giở xem như không có chuyện gì cả.

Vợ thấy thế nguôi cơn giận, không dám nói gì nữa.

Tuỳ Kỷ (2)

Lời bàn:

Anh em một nhà mà ghét bỏ xa cách nhau phần nhiều là chỉ tại chị em dâu. Không phải chị em dâu có bạc ác gì đâu; tại thường tính đàn bà, phần thì suy hơn tính thiệt, tý chút cũng so kè, làm cho chữ “lợi” đè mất chữ “nghĩa”, phàn thì đêm ngày trò chuyện, bao nhiêu cái hay như muốn vơ cả vào mình, thành ra anh em hoá dở, làm cho chữ “tình” lấn được chữ “thân”. Đám nam nhi ta muốn ăn ở cho trọn vẹn nghĩa anh em, tình vợ chồng, tưởng cũng khí khó.

Ngưu Hoằng đây lấy thái độ ôn hoà, trầm tĩnh đối với vợ khi vợ đang bực tức căm giận, thật là biết đường lửa cháy cất dầu, cơm sôi bớt lửa mà biết đâu Hoằng lại chả nghiêm trách em mà không ai biết. Vì thế mà vợ mất giận, em được toàn, thế chẳng phải là biết cách ăn ở rất khéo trong chốn gia đình ư!

—————————————–

1 Ngưu Hoằng: người đời nhà Tuỳ, làm quan đến Lại Bộ Thượng Thư, đời bấy giờ xưng là “Đại Nhã Quân Tử”.

2 Tuỳ Kỷ: sách chép việc nhà Tuỳ.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Thất Tịch

Hằng năm, vào ngày 7 tháng 7 chính là lễ tình nhân hay còn được gọi là lễ Thất Tịch theo người phương Đông. Vậy,lễ Thất Tịch là gì, nguồn...

Mong làm điều phải

Mong làm điều rất phải không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là khôn Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng...

Feuilleton – Hàng độc của báo chí quốc ngữ thời trước

Feuilleton hay tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ là hàng độc của báo chí quốc ngữ. Truyện Feuilleton phải là truyện mới, được tác giả viết từng kỳ gởi cho...

Cách trị dân

Tử Sản[1] làm tướng nước Trịnh đã lâu năm, có lòng thương dân, lấy đạo khoan[2] mà trị dân. Khi Tử Sản ốm nặng, gọi Tử Thái Túc đến bảo...

Mấy vấn đề về vua Gia Long

0.1. Tôi không phải là một chuyên gia về lịch sử, đặc biệt là về nhà Nguyễn, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng có những nghĩ suy và thực ra là...

Bệnh sĩ của nhiều người Việt: Mua iPhone, ăn mỳ tôm trừ bữa

Bạn bè đứa nào cũng iPhone, mình lạch cạch mấy con dế lởm thì nhục lắm, dù có phải ăn mỳ tôm trừ bữa cũng phải cố sắm một cái....

Mâm cơm gia đình, đâu đơn giản chỉ là đồ ăn thức uống

Ngày còn thơ bé, mãi đi chơi nên không về ăn cơm với gia đình, ai cũng bị mẹ bắt ép ngồi ăn, còn phụng phịu không chịu ăn. Đến...

Phân biệt tục ngữ, thành ngữ và ca dao

Tục ngữ, thành ngữ, ca dao… là những yếu tố rất quan trọng của nền văn học dân gian Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác...

Chuyện một người Pháp xưng đế ở Tây Nguyên cuối thế kỷ 19

Trong khoảng thời gian từ 1888 đến 1890, khi nước ta đang xảy ra các biến cố như vua Hàm Nghi bị Pháp bắt lưu đày sang Algeria thuộc Pháp,...

Độc đáo taxi “con cóc” những năm 60 – 70 tại Sài Gòn

Taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn – Chợ Lớn khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20, khi ấy người dân...

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 5 – Từ Vần T-X

T. - Tác động qua lại trở thành tương tác. Ngay chính bản thân tôi, nghe hai chữ “tương tác” tôi vẫn không hiểu nghĩa là gì. - Tài liệu trở thành tư liệu (tư liệu là tài liệu...

Vương Đại và đời sống Sài Gòn cuối thế kỷ 19

Năm 2004, tin tức báo chí Việt Nam cho biết khi một số ngói bị hư tháo xuống ở Nhà thờ Đức Bà (thành phố Hồ Chí Minh), thì thấy...

Exit mobile version