Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

So đo là khởi đầu của bần cùng

Người khôn ngoan là người luôn biết cách cư xử hào phóng, rộng lượng, vì vậy mà đi đâu cũng thấy may mắn, kết giao được nhiều bạn bè tốt. Ngược lại, người có lòng dạ hẹp hòi, so đo, tính toán chi li với người khác thì chỉ toàn thấy oán giận khắp nơi, tự đẩy mình vào thế cô lập.

So đo là chướng ngại cản trở sự thăng hoa của tâm tính, cũng là cơ chế phòng ngự bản thân một cách tiêu cực. Những người như thế thường có tính khí ích kỷ, lạnh lùng, khép kín, khiến cuộc sống rơi vào vòng tuần hoàn ác tính, càng ngày càng trở nên kém cỏi.

Sở dĩ một người có thể sống tự do tự tại, không phải là vì anh ta có nhiều thứ tốt đẹp hơn, mà là vì anh ta ít so đo hơn.

Điểm lấm tấm trên hạt trân châu lớn

(Ảnh minh họa qua Pinterest)

Một người nọ rất may mắn khi có được một viên trân châu lớn đẹp đẽ, nhưng anh ta không cảm thấy thỏa mãn với nó, vì trên viên trân châu có vài điểm lấm tấm nhỏ.

Anh ta nghĩ rằng nếu có thể loại bỏ những điểm lấm tấm này đi, thì giá của nó chắc chắn sẽ tăng gấp ba. Thế là anh ta cầm dao, nhẫn tâm cạo đi lớp bên ngoài của viên trân châu. Nhưng cứ cạo mãi mà điểm lấm tấm vẫn còn, anh ta lại tiếp tục cạo thêm lớp nữa. Cứ như vậy, anh ta cạo hết lớp này qua lớp khác, cuối cùng những điểm lấm tấm kia không còn nữa, mà ngay cả viên trân châu cũng chẳng còn.

Nhà văn Jack Kerouac từng nói: “Những linh hồn không bị trói buộc sẽ không so đo bất cứ điều gì, vì sâu trong nội tâm của họ có sự kiêu ngạo như một quốc vương”.

Thực ra điều quan trọng nhất trong cuộc sống không phải là cứ đi so đo thật giả, được mất, danh lợi, địa vị cao thấp, hay giàu nghèo ra sao, mà là làm thế nào để trân trọng cuộc sống và khám phá ý nghĩa thi vị của cuộc sống.

Nếu trong lòng một người cứ mãi so đo, thì sẽ thấy khắp nơi toàn những lời oán giận; nhưng nếu lòng rộng mở, thì lúc nào cũng sẽ thấy đều là mùa xuân. Cho đi là cách giao tiếp tốt nhất, bởi vì “cho đi” sẽ khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn là khi “nhận lại” gấp bội.

Nước cứu sinh trên sa mạc

Có một người đàn ông vừa đói vừa khát, ông gần như sắp chết giữa sa mạc. Nhưng đột nhiên ông phát hiện, có một ngôi nhà tồi tàn nhỏ bé mà bên trong có một máy bơm nước, và bên cạnh là một bình nước với miệng ấm bị nhét chặt bằng gỗ.

Bên cạnh có tờ giấy viết: “Đầu tiên, bạn hãy rót nước trong bình này vào máy bơm nước, sau đó mới có thể bơm nước. Tuy nhiên, bạn vui lòng hãy rót nước đầy vào bình lại trước khi đi”.

Lúc này người đàn ông phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn. Nếu ông đổ hết nước trong bình vào máy bơm mà nước vẫn không chảy ra, thì chẳng phải đã lãng phí bình nước cứu mạng này sao? Nhưng ngược lại, nếu ông uống hết nước trong bình, thì ông sẽ giữ được mạng sống của mình trong bao lâu?

(Ảnh minh họa qua Soha)

Suy nghĩ một lúc, cuối cùng người đàn ông quyết định sẽ làm theo những gì được ghi trong tờ giấy. Quả nhiên không phụ lòng mong đợi, máy bơm nước đã phun ra dòng nước suối tươi mát, và người đàn ông đã sung sướng uống lấy uống để.

Sau khi đã khát, ông ngồi xuống nghỉ ngơi một lát, rồi sau đó rót đầy nước vào bình trở lại. Đồng thời ông để lại thêm hai câu nữa vào tờ giấy rằng: “Hãy tin tôi, những gì viết trên giấy là thật. Chỉ cần bạn coi nhẹ sự sống chết, học cách cho đi thì mới có thể nếm được nước suối thơm ngọt”.

Bảy thứ mà người nghèo sở hữu

Có một người nghèo nọ hỏi một người thông minh: “Sao tôi lại nghèo như vậy?”

Người thông minh trả lời: “Vì anh không học được cách cho đi”.

Người nghèo lại nói: “Tôi không có cái gì thì sao có thể cho người khác?”

Người thông minh trả lời: “Một người không có gì cũng thể cho người khác 7 thứ tốt đẹp!”

Người nghèo lại hỏi: “Bảy thứ tốt đẹp nào?”

Người thông minh đáp: “Vẻ mặt: Mỉm cười xử sự; ngôn ngữ: Nói những lời khen ngợi, an ủi; tâm: Mở rộng cửa lòng, hòa nhã với mọi người; mắt: Nhìn người khác một cách thiện ý; thân thể: Giúp đỡ người khác bằng hành động; ngồi: Khiêm tốn nhường chỗ; nhà: Có tấm lòng dung chứa người khác”.

Bảy thứ mà người nghèo sở hữu.

Người nghèo nghe xong thì cũng bừng tỉnh đại ngộ.

Vậy nên, cuộc sống một người muốn có sự vui vẻ thì nhất thiết phải học được cách cho đi, hạnh phúc thật sự là phải san sẻ với người khác nếu không thì trong lòng sẽ giống như biển chết, chỉ có dòng nước đi vào mà không có đi ra, cuối cùng cũng sẽ hoàn toàn im lặng.

Đạt được thứ mình muốn có thể sẽ mang đến cảm giác thỏa mãn, nhưng cho đi lại là một kiểu vui vẻ khác. Khi một người đặt sự so đo của mình xuống, học được cách cho đi thì mới có thể gặt hái được hạnh phúc; Hiểu được cách cho đi mới có thể nhận được nhiều hồi báo hơn!

Chúc Di (Theo Secret China)

Tại sao Thần Đồ cũng gọi là Thần Trà?

Tại sao ngày xưa cứ đến Tết người ta thường dán hình Thần Đồ Uất Luỹ trước cửa nhà? Tại sao Thần Đồ cũng gọi là Thần Trà? "Thần Đồ...

Người dân Nam kỳ thập niên 1890 từng tiêm chủng phòng dịch bệnh ra sao?

Sau khi biến Nam kỳ thành xứ thuộc địa, người Pháp xây dựng nhiều công trình vệ sinh, cống rãnh, lấp đầm lầy, làm đường, đào kênh… Dù tình trạng...

Mong làm điều phải

Mong làm điều rất phải không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là khôn Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng...

Luật ngã , hỏi

Trong khi viết quốc ngữ, người Đàng Trong hay lẫn lộn về dấu ngã dấu hỏi cũng như người Đàng Ngoài hay lẫn lộn về x với s, ch với...

Kho báu còn lại của triều Nguyễn ở Monnaie De Paris

Ngày 05/07/1884, chỉ một tháng sau khi ký hoà ước Giáp Thân (còn gọi là hòa ước Patenôtre), quân đội Pháp vào được thành Huế và khám phá kho báu...

Không có “Chiếu cần vương” nào cả!

Tên gọi Chiếu Cần Vương hoặc Hàm Nghi đế chiếu là một nhầm lẫn lịch sử đã kéo dài quá lâu. Điều tai hại là từ sự nhầm lẫn này dẫn đến những sự...

Những phiên chợ ở 3 miền Việt Nam qua bức ảnh đen trắng

Tùy bản sắc và đời sống người dân và mỗi nơi ở Việt Nam sẽ họp chợ hàng ngày hoặc theo phiên. Hình ảnh phiên chợ ở Việt Nam không...

Cận cảnh Bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Theo các tư liệu lịch sử bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780). 82 tấm bia tương ứng với 82...

Dân Bách Việt nói tiếng Bách ngữ

Từ cuối thập niên '70, các nhà xuất bản Việt-Nam ở Mỹ thường hay nhắc đến câu "bảo tồn tiếng Việt", nhưng nay (1992) có cảm tưởng họ "im hơi...

5 điều thú vị về hệ thống giáo dục Nhật Bản khiến cả thế giới phải ghen tị

Coi trọng việc giáo dục nhân cách hơn kết quả học tập, bữa trưa được tiêu chuẩn hóa hay học sinh tự dọn dẹp lớp học mà không cần lao...

Chi tiết bên trong một tờ báo kinh tế đầu tiên ở Việt Nam

Nông Cổ Mín Đàm là tờ báo tiếng Việt thứ tư ra đời tại Sài Gòn (sau Gia Định Báo 1865; Thông Loại Khóa Trinh 1888; Phan Yên Báo 1898)....

Cháo Tây, cháo Tàu, cháo ta

Có một lần cũng lâu rồi, có một cô bạn dịch bài về ẩm thực Việt Nam cho một tờ báo tiếng Anh hỏi tôi từ “cháo” dịch sang tiếng...

Exit mobile version