Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Suy ngẫm về lời khen và sự giả dối của con người

Có người nói ngọt như rót mật vào tai, nhưng hàm ẩn châm chọc mỉa mai. Để đạt mục đích họ nói lời đường mật nhưng không thật tâm, âm mưu hiểm độc, đấy là sự dối mình dối người.

Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.

Tuy nhiên có trường hợp mình nói lời an ủi, động viên người khác nhưng vẫn thấy cảm giác là lạ, bất an giống như mình đang nói dối! Để biết lời mình nói có phải đang phạm tội “vọng ngữ” không, chúng ta cần dựa vào tâm lí và động cơ của lời nói.

Có người nói ngọt như rót mật vào tai, nhưng hàm ẩn châm chọc mỉa mai. Để đạt mục đích họ nói lời đường mật nhưng không thật tâm, âm mưu hiểm độc, đấy là sự dối mình dối người.

Ngược lại nếu đấy là lời nói xuất phát từ lòng chân thật sẽ khác. Ví dụ, một cô gái nếu nhận xét khách theo đuổi sẽ nói “hôm nay em đẹp quá, thật lộng lẫy!”. Đấy là lời nói xuất phát từ lòng chân thật sẽ khiến người nghe cảm thấy dễ chịu, vui sướng thì bất kì ai cũng thích nghe.

Có lúc để xây dựng, hàn gắn quan hệ với một người nào đó hoặc để gây sự chú ý của người nghe, vì một mục tiêu gì đó mà nói lời ngọt ngào. Bản thân lời nói đó không sai, trường hợp này chúng ta cần xem xét đến thái độ người nói. Nếu thái độ người nói thành khẩn, thật lòng, khiêm tốn với mong muốn người nghe chấp nhận ý tốt của mình, mong mình có được sự giúp đỡ thì chỉ cần nói thế nào chứng tỏ mình đang tôn trọng đối phương, giúp mình và người xích lại gần nhau hơn thì đấy không phạm tội “ỷ ngữ”.

Có người thường nói với tôi: “Thưa thầy, mấy năm con chưa gặp thầy, sao chẳng thấy thầy già chút nào cả, ngược lại hình như thầy đang trẻ ra!”. Nếu cho rằng người đó khen tôi trẻ hơn trước thật thì đấy là dối, nếu họ nói bằng cảm nhận thật như thế, đấy cũng không phải là tội vọng ngữ. Thực ra, những người nói như thế không có ác ý gì nên cũng không xem là phạm tội vọng ngữ. Hơn nữa tôi biết họ nói thế với mong muốn sao cho tôi khỏe mạnh thực sự, còn bản thân tôi là người hiểu mình thế nào nên đương nhiên sẽ không nghĩ đấy là lời nói thật!

Nhưng cũng có người thích trọng dụng những kẻ tiểu nhân chỉ để được nghe lời nịnh bợ ton hót của họ. Người như thế là không hiểu bản thân, dễ bị lời ngon tiếng ngọt lừa gạt làm lu mờ tâm trí. Trường hợp này không những vô ích thậm chí mình còn bị lời ngon ngọt kia bưng bít tai mắt.

Có người cho rằng, lời nói dối vô hại cũng không nên nói ví dụ có người đi làm muộn nhưng không muốn nói mình dậy trễ nên lấy cớ tắc đường, hỏng xe hoặc bất kì lí do nào đó để biện hộ cho mình. Kiểu lấy lí do để che đậy sự thực của mình, có thể người nghe đã biết nhưng nhất thời không muốn nói ra thôi. Tuy nhiên bạn cứ lấy cớ này nọ mãi để mong người khác hiểu và thông cảm cho mình thì tốt nhất bạn nên nói sự thật. Nói thêu dệt, nói sai sự thật bất lợi cho người cho mình nên tốt nhất là bạn đừng nói.

Họa sĩ Tạ Tỵ hồi ức về nữ danh ca Thái Thanh

Tôi hỏi, ban hợp ca gồm có những ai? Duy nói, toàn anh em trong gia đình cả, như Thái Hằng, Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung), Phạm Đình Chương...

Chân dung các mỹ nhân Sài Gòn trên bìa tạp chí Việt Nam trước 1975

Cùng nhìn lại ảnh của các “hotgirl” Sài Gòn để thấy nét đẹp dung dị, dịu dàng những năm tháng cũ ấy. Tạp chí “Vietnam” là ấn phẩm quốc tế...

50 bức ảnh về miền Trung 1967 – 1968

Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Steve Brown là một cựu sĩ quan thông tin liên lạc. Ông đã phục vụ tại các căn cứ của quân đội Mỹ...

Mấy lần thất thủ Kinh Đô

Tròn hai hoa giáp xoay vòng, 120 năm chẵn, một trăm hai mươi năm không phải chỉ một lần mất Huế. Mỗi lần như thế, đều lưu lại một dấu...

Vành khăn quý phái

Trong ký ức của tôi vẫn lưu giữ hình ảnh một nàng dâu xứ Huế mặt hoa da phấn, xúng xính trong chiếc áo dài thêu hình loan phượng điểm xuyết...

Chuyện hồn ma phá án – Chạy đâu thoát khỏi số Trời?

Kẻ sát nhân đã cao chạy xa bay, cứ ngỡ “trời không biết, quỷ không hay”, nào ngờ chạy đâu cũng không thoát khỏi số trời. Vào thời nhà Đường...

Đâu là “mẫu người lý tưởng” của văn hóa Việt?

Hợp mặt văn hóa kỳ 4 ‘PHONG CHÂU MỞ HỘI TIÊN RỒNG’ do nhóm Vietology của GS Trương Bổn Tài tổ chức tại San Jose, GS Lưu Văn Vịnh có...

Bác Sĩ Alexandre Yersin – Người Có Công Với Việt Nam

Tháng Tám năm 2000, đi viếng thăm Viện Bảo Tàng A. Yersin, lúc ký tên vào sổ vàng, chúng tôi liếc qua những lời ghi chú của các quan khách,...

Trạng Quỳnh – từ nhân vật lịch sử đến truyện kể dân gian

Làng Hoằng Lộc “san sát dấu hầu nền tướng, dòng trâm anh nối gót chen vai. Chan chan cửa Khổng sân Trình, nhà thi lễ liền tường giáp mái” là...

Công nghiệp Tiên Chúa Nguyễn Hoàng

Nguyễn Hoàng, tục danh là chúa Tiên, theo cách giải thích của sử thần Nguyễn Khoa Chiêm là do đương thời rất trọng đạo giáo tu tiên của Lão Tử,...

60 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960-1970

Đường phố sạch đẹp, hiện đại và văn minh là những ấn tượng đầu tiên khi xem chùm ảnh về đường phố của thành đô Saigon ở dưới đây. Saigon...

Đi tìm hương vị bánh canh, bánh căn ngày cũ

Từ năm 2001, nhà nhiếp ảnh quê California Oliver Klink1 đã nhìn ra những thứ đang mất đi ở những làng quê châu Á và ông đã tìm cách giữ...

Exit mobile version