Dân tộc Việt Nam vốn coi trọng gia đình, xem đó là nguồn gốc, là thành phần căn bản xây dựng xã hội. Trong gia đình xưa thì người chồng thường được ví như cái mái nhà, che chở mưa nắng cho gia đình; còn người vợ được ví như cái cột nhà, chống đỡ và duy trì gia đình. Thử hỏi cột nhà mà mục nát, xiêu đổ thì gia đình còn gì? Người ta còn nghiệm ra rằng “Giáo dục một người đàn bà là giáo dục cả một gia đình”. Chính vì hiểu được tầm quan trọng ấy nên xưa nay người Việt mình, từ các bậc làm cha mẹ đến các nhà giáo dục, xã hội, ngay cả các vị lãnh đạo quốc gia cũng đã rất quan tâm đến vấn đề giáo dục phụ nữ và bảo vệ gia đình.Hôm nay, chúng ta cùng nhau thử tìm hiểu vấn đề giáo dục phụ nữ Việt Nam theo quan điểm xưa xem ra sao, và ngày nay nên giải quyết như thế nào cho hợp thời, hợp tình, hợp lý.
A. Vấn Đề Giáo Dục Phụ Nữ Theo Quan Niệm Xưa
1. Hoàn Cảnh Xã Hội
Qua sách báo chúng ta được biết, vào thời tiền sử, dân tộc ta, giống Lạc Việt, cũng như phần đông các sắc dân thuộc đại tộc Bách Việt, lập nghiệp tại vùng Hoa Nam (Kể từ hồ Động Đình, nằm ở phía Nam lưu vực sông Dương Tử, xuống đến xứ Việt Thường, thuộc miền Bắc nước ta ngày nay), sống tổ chức theo gia đình mẫu hệ, người ta sinh ra chỉ biết có mẹ, người mẹ làm chủ gia đình (tục ngữ có câu “con dại cái mang” là vậy). Sau rồi trí tuệ con người mỗi ngày một mở mang, văn hóa mỗi ngày một tiến triển, lại thêm ảnh hưởng bởi thể lực, khả năng thu hoạch kinh tế cho gia đình, cùng ảnh hưởng chính trị, tôn giáo mà địa vị, quyền lực gia đình chuyển dần sang tay người đàn ông, gia đình mẫu hệ trở thành gia đình phụ hệ.
Giống Bách Việt ở Hoa Nam sau hàng ngàn năm bị giống người Bắc phương đánh phá, bách hại đã phải di cư xuống miền Nam, rồi dần dần bị tiêu diệt hoặc bị đồng hóa. Riêng dân Lạc Việt, nhờ tinh thần quật khởi cao độ, nhờ sức chiến đấu bền bỉ đã vượt thoát được bao cuộc xâm lăng diệt chủng thô bạo của Bắc phương, rồi lập được một vương quốc tên gọi Văn Lang, trên đồng bằng sông Hồng, do các vua Hùng họ Hồng Bàng trị vì.
Ngay từ thời Hồng Bàng (3000 năm trước C.N.), dân Lạc Việt đã tạo được một nền văn hóa cao, biểu hiện qua trống đồng, nghề trồng lúa nước và một nếp sống thuần hậu, được kể lại trong các truyện cổ tích như Bánh Dầy Bánh Chưng, Trầu Cau… Cho đến mãi đầu thế kỷ thứ hai trước C.N. dân tộc ta mới bị lệ thuộc nhà Hán, kể từ đó xã hội Việt Nam dần dần chịu ảnh hưởng văn hóa phương Bắc, theo lễ giáo luân lý Nho gia.
Thực ra, từ buổi đầu cho đến suốt thời kỳ Bắc thuộc, ảnh hưởng Hán Nho vào xứ ta rất yếu, vì là thứ văn hóa của kẻ xâm lăng nên dân chúng dị ứng, tẩy chay. Trong khi đó, Phật giáo ra đời ở Ấn Độ truyền vào xứ ta muộn hơn (Phật giáo Tiểu thừa, theo đường biển, trực tiếp đến Giao Châu từ đầu C.N – Phật giáo Đại thừa từ Trung Hoa tràn vào từ thế kỷ thứ IV), nhưng vì đến bằng con đường hòa bình; lại chủ trương lấy đức từ bi, đức hiếu sinh để khuyên đời; hơn nữa, Phật giáo Đại thừa, phái Tịnh Độ tông và Mật tông, còn mang tính cách trợ lực, tế độ để đạt tới Niết bàn, rất hợp với tâm tình và tín ngưỡng dân gian nên đã được hưởng ứng nồng nhiệt, phổ biến khắp đại chúng. Ngoài ra, Phật giáo Đại thừa, phái Thiền tông còn đề cao cái tâm và con đường giác ngộ, giải thoát, được giới trí thức hâm mộ. Phật giáo nhờ vậy đã có hoàn cảnh phát triển mạnh, đến đời Lý Trần thì trở thành Quốc giáo.
Chỉ từ khi vua Lý Thánh Tông cho lập Văn miếu và đúc tượng thờ Chu Công, Khổng Tử và chư Hiền (1070), Nho giáo mới chính thức được công nhận ở xứ ta; rồi mỗi ngày một bành trướng, nào xây Quốc Tử Giám (1070), nào khai sáng Nho khoa (1075), nào khuyến học, những người đỗ đạt đều được trọng dụng v.v… Tuy vậy cũng phải đợi đến triều đại nhà Lê, nhà Nguyễn (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX), các nhà cầm quyền vì muốn áp dụng Nho giáo theo lối nhà Hán để dễ bề cai trị dân, bảo vệ ngai vàng và củng cố chế độ phong kiến, Nho giáo mới trở thành Quốc giáo và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống dân tộc.
Theo Khổng Mạnh, hai bậc thánh Nho trong giáo phái nguyên thủy, muốn xây dựng gia đình, xã hội cho có trật tự, hòa khí tốt đẹp thì con người phải có lễ nghĩa, tức phải sống theo đạo luân thường. Luân chỉ thứ bậc, nói chung về cách cư xử có trên có dưới. Ngũ luân gồm 5 đạo: “vua tôi”, “cha con”, “vợ chồng”, “anh em”, “bạn bè”; mỗi người phải đối đãi với nhau sao cho phải đạo, như “vua sáng, tôi trung”, “cha từ, con hiếu”, “chồng hòa, vợ thuận”, “anh nhường,em kính”, “bạn bè tín nghĩa”. Thường gồm có ngũ thường: ’’nhân’’, ’’nghĩa’’, ’’lễ ‘’, ‘’trí‘’, ‘’tín‘’, là năm đạo đức tu thân hằng phải có nơi mỗi con người. Người phụ nữ thì phải biết đạo “phu xướng, phụ tùy”; phải trau dồi tứ đức “công, dung, ngôn, hạnh”, để nâng cao phẩm cách và làm tròn được bổn phận người nội trợ trong gia đình.
Đến đời Hán và các triều đại phong kiến sau đó, Nho giáo của Khổng Mạnh đã bị lợi dụng, bị cải biên làm lợi khí chính trị để phục vụ vương quyền, tập trung quyền lực, củng cố ngai vàng và bảo vệ chế độ. Người ta đề cao thần quyền, tôn vua là bậc “thiên tử” (con trời) nên có uy quyền tuyệt đối; và bày ra thuyết tam cương “quân vi thần cương”, “phụ vi tử cương”, “phu vi thê cương”, đòi hỏi bổn phận một chiều và bắt kẻ dưới phải tuyệt đối phục tùng người trên. Riêng người phụ nữ còn bị trói buộc trong đạo tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Như thế, suốt đời người phụ nữ chỉ là kẻ vị thành niên, sống lệ thuộc vào người đàn ông và làm nô lệ cho họ. Từ đấy Nho giáo trở thành một thứ luân lý, lễ giáo khắc nghiệt; trong đó, người phụ nữ đã thực sự bị đàn áp, bị tước quyền, bị bóc lột, rẻ khinh.
Nhà Lê, nhà Nguyễn tuy lấy Nho giáo làm Quốc giáo và mô phỏng luật pháp Trung Hoa, nhưng đã phải nương theo truyền thống coi trọng phụ nữ của dân tộc mà biến cải phần nào luật lệ cổ phương Bắc, để bảo vệ người phụ nữ và dành cho họ nhiều quyền lợi đáng kể.
Như: Bộ Quốc Triều Hình Luật, bộ luật đời Hậu Lê, còn gọi là bộ luật Hồng Đức (1428-1788), đã có nhiều điều khoản cho phép người phụ nữ được bình đẳng với nam giới về vấn đề chia chác tài sản gia đình khi một người (vợ hay chồng) nằm xuống, vấn đề thừa kế di sản do cha mẹ để lại, vấn đề tế tự và bảo vệ người đàn bà trong cuộc sống hôn nhân*.
Bộ luật Gia Long còn gọi là Hoàng Triều luật lệ (1915) cũng có nhiều điều khoản bênh vực người vợ trong đời sống gia đình*.
Dẫu thế nào, sống dưới chế độ phụ quyền phong kiến xưa, đã có biết bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam từng là nạn nhân thê thảm của cảnh bị cha mẹ ép duyên, cảnh chồng chúa vợ tôi, cảnh bị mẹ chồng áp bức đánh đập, cảnh người vợ cả vì không có con trai nối dõi tông đường, buộc lòng phải cho chồng lấy vợ bé, cảnh vợ lẻ nàng hầu v.v… Lại nữa, xã hội Việt Nam là một xã hội trọng cử nghiệp, cũng chỉ vì chủ trương “nam tôn, nữ ti’’, với quan niệm “phụ nhân nan hóa” của Nho giáo khiến người phụ nữ đã không được phép cắp sách đến trường để mở mang trí tuệ, rèn luyện nhân cách. Họ dù học giỏi đến mấy cũng không có quyền đi thi, đỗ đạt ra làm quan, phò vua giúp nước; mà suốt ngày chỉ sống quẩn quanh trong vòng gia đình, làng xóm; tập tành nữ công nữ hạnh, cốt sao chu toàn được bổn phận làm con hiếu, dâu thảo, vợ đảm, mẹ hiền mà thôi.
2. Vấn Đề Giáo Dục Phụ Nữ Thời Xưa
2.1 Trách Vụ Người Mẹ
Sống trong một hoàn cảnh xã hội, phong tục như thế, việc giáo dục phụ nữ tất nhiên hoàn toàn phó thác cho gia đình. Chính người mẹ đã được giao phó trọng trách này, coi như một sự phân công hợp lý: “nam ngoại, nữ nội”.
Đúng ra, bà mẹ Việt Nam đã lãnh trách nhiệm ấy một cách tự nhiên, tự nguyện, coi như thiên chức của mình ngay từ thời tiền sử của dân tộc;
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh
2.2 Quá Trình Giáo Dục Con Trẻ
Kỳ thai nhi
Vì ý thức được trọng trách làm mẹ của mình nên khi vừa hoài thai, người mẹ Việt đã biết lo giáo dưỡng thai nhi, người xưa gọi là “thai giáo”, nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe hai mẹ con, đồng thời tạo ảnh hưởng tốt đẹp cho tâm hồn, trí óc con thơ:
Từ đó, người mẹ khi ăn uống phải giữ điều độ và không được ăn những đồ cay chua, tanh tưởi:
Lúc nói năng phải lựa lời, tránh nói những điều ác độc; đồng thời phải bỏ ngoài tai những tiếng dâm ô:
Khi ra vào, lúc đứng ngồi, nhất nhất mỗi cử động đều phải cho ngay ngắn, nghiêm túc, đoan chính:
(*Gia Huấn Ca của Lý Văn Phức )
Thuở sơ sinh (1-2 tuổi)
Đến khi con trẻ chào đời, người mẹ Việt liền xử dụng tiếng hát của mình để giáo dục trẻ sơ sinh, qua những câu ca dao được khẩu truyền từ bao đời. Dẫu trẻ chưa hiểu nghĩa lý gì, nhưng nhờ có nhạc điệu cùng những tiếng láy đưa hơi như “ạ ơi ơi, ạ ời ời…’’ (ngoài Bắc) hay “à à ơi ơi, à à ơi i i..” (miền Trung), hoặc “ầu ơ ớ ơ, ví dầu…” (miền Nam), âm thanh phát ra khi lên bổng lúc xuống trầm, khi dịu dàng khoan thai, khi thiết tha trìu mến mà đứa bé cảm nhận được tình thương của mẹ; vô hình trung, đôi tai được quen dần với nghệ thuật âm nhạc thi ca cổ truyền dân tộc, hồn quê hương thấm dần một cách tự nhiên vào tiềm thức con trẻ từ đó.
Tuổi ấu thơ (3-5 tuổi)
Khi trẻ gái bắt đầu tập ăn, tập nói, tập chơi cũng là lúc người mẹ để ý hát ru những bài ca dao, gia huấn ca hay luôn luôn nhắc nhở đến những câu tục ngữ, châm ngôn, gói ghém biết bao điều hay lẽ phải, cốt tạo cho con những ý niệm đầu tiên về cách sống ở đời.
Thời niên thiếu (6-12 tuổi)
Rồi với thời gian, con gái càng khôn lớn, trách nhiệm của mẹ càng khó khăn:
Sao thế? Vì từ nay ngoài sự chăm sóc thương yêu, mẹ phải để ý bảo ban con từng li từ lí, từ phép ăn nói, từ cách đứng ngồi:
Nói chung , mọi cử chỉ, mọi hành động của con trẻ, nhất nhất phải bắt đầu uốn nắn, đi vào khuôn phép gia đình.
Tuổi dậy thì (13-17 tuổi)
Đến tuổi dậy thì (còn gọi là tuổi cài trâm), bắt đầu từ 13 đến 17 tuổi, con gái chẳng những được mẹ cho tập tành nữ công, phụ xảo mà còn phải cố gắng kiện toàn cả về công dung ngôn hạnh để trở thành một mẫu thiếu nữ lý tưởng của thời đại, xứng đáng là con nhà gia giáo, được mọi người yêu vì kính nể, và được các chàng trai tài đức, con nhà gia thế để ý, gấm ghé kết mối lương duyên. Đúng là:
Cho tròn tứ đức kẻo phi tiếng nhà.*
Vậy tứ đức công, dung, ngôn, hạnh là gì?
2.3 Công – Dung – Ngôn – Hạnh
Sinh ra làm thân con gái, trước hết phải lo trau dồi tứ đức: Công – Dung – Ngôn – Hạnh. Tứ đức có trọn vẹn thì sau này mới mong chu toàn được bổn phận tề gia nội trợ của mình. Bởi thế, người mẹ đã phải dầy công giáo dục con gái, không dám sao lãng điều nào.
2.3.1 Công
Công là nói tổng quát về những việc làm bằng chân tay một cách khéo léo như thêu thùa, vá may, canh cửi:
Nhất là việc cơm nước phải cho thành thạo, nấu nướng cho ngon lành; cỗ bàn bánh trái cho tinh tế, may vá cho khéo léo:
Thường thường giữ lấy muối dưa ngon lành.
Chữ Công bao gồm cả việc mưu sinh cho gia đình, như bán buôn, trồng trọt, nuôi tằm, dệt vải…
Cùng việc coi sóc nhà cửa, dưỡng dục con cái:
Thu va, thu vén mọi bề mới xong.*
Công việc tề gia nội trợ bề bộn như thế nên người phụ nữ phải biết “khoan ăn bớt ngủ, liệu bài lo toan”:
Việc tập tành nghiên bút, văn chương thi phú, cầm kỳ cũng đều thuộc về chữ công cả.
Mặc dù Nho giáo chủ trương nam tôn nữ ti, không cho phép phụ nữ đi học, nhưng ngay tại Trung Quốc, trong nhiều gia đình quý tộc, người thiếu nữ vẫn được trau dồi cầm thi, coi như một thứ “nữ công phụ xảo”, giúp nàng sau này chu toàn thêm vai trò làm vợ của mình:
Thập lục trọng thi thư. (Cổ thi Trung Hoa)
Tại xứ ta, một số nhà Nho có đầu óc cởi mở cũng không chấp nhận quan niệm “phụ nhân nan hóa” của Khổng Mạnh, mà khuyến khích phụ nữ theo đòi bút nghiên, kinh sử để mở mang trí tuệ, thông đạt đạo lý:
Do đó, đã có biết bao nhiêu gia đình, người chồng vì nghiệp vụ phải xa nhà, người vợ đã có thể thay chồng, đảm đang công việc học hành cho con trẻ:
Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân. (Chinh phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm)
Cũng nhờ đó, dân tộc ta đã đào tạo được biết bao bậc nữ lưu trí thức, như bà Nguyễn Thị Lộ được phong Lễ Nghi Nữ Học Sĩ đời Lê Thái Tông (thế kỷ xv); bà Ngô Chi Lan được phong Phù Gia Nữ Học Sĩ đời Lê Thánh Tông (thế kỷ xv); bà Nguyễn Thị Duệ, giả trai đi thi, đậu Thủ Khoa (Trạng Nguyên) kỳ thi Đình triều Mạc, sau được phong Lễ Sư, làm việc dưới ba triều Mạc, Lê, Trịnh (thế kỷ XVI-XVII ); bà Đoàn Thị Điểm từng mở trường dạy học thời Lê Trịnh (Thế kỷ XVIII); bà Huyện Thanh Quan được phong Cung Trung Giáo Tập đời Tự Đức, nhà Nguyễn (Thế kỷ XIX) v.v… Các bà hầu hết đã được tuyển vào cung, để dạy lễ nghĩa và văn học cho các phi tần và con cháu vương tộc, nội phủ.
2.3.2. Dung
Dung chỉ hình dáng, sắc diện bên ngoài. Người xưa quan niệm “cái nết đánh chết cái đẹp” nên cho rằng phụ nữ không cần phải chải chuốt, diêm dúa cho lắm:
Hình dung đừng ve vuốt ngắm trông
Miễn sao giữ được nét duyên dáng, tức là cái đẹp tự nhiên, nhờ biết cách ăn mặc, điểm trang vừa phải, kín đáo. Sắc diện cần nhất giữ được vẻ tươi tắn, hiền hòa; dáng dấp thì dịu dàng, khoan thai, nghiêm chỉnh.
Mấy câu ca dao sau đây là điển hình cho quan niệm về cái đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam thời xưa:
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng.
Và để giữ cho dung nghi diện mạo lúc nào cũng được vẻ khoan hòa, nghiêm trang, người phụ nữ phải có ý tứ, tuyệt đối tránh những cử chỉ nghênh ngáo, giận dữ, thiếu lễ độ:
2.3.3. Ngôn
Ngôn là lời ăn tiếng nói, là phương tiện giao tiếp với mọi người xung quanh. Cuộc sống hàng ngày của ta dễ chịu hay không, thành hay bại phần lớn là do “lời ăn tiếng nói” mà ra. Nắm được bí quyết này, các bà mẹ xưa đã luôn luôn nhắc nhở con gái phải giữ sao cho:
– Giọng nói nghe dịu dàng, trong trẻo thanh tao:
– Lời nói thì lễ phép, đạt tình, thấu lý, có nghĩa, có nhân.
Tất cả đó đã tạo nên cái đẹp cả về hình thức lẫn tinh thần, gọi chung là cái “đệ nhất duyên” của người con gái. Bài ca dao Mười Thương đã hai lần phải nhắc đến cái duyên này:
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Và
Tám thương em nói lại càng thêm xinh.
Ngoài ra, biết ăn nói khéo léo thì “mồm miệng đỡ chân tay”, chẳng những thế “nói ngọt thì lọt đến xương”, ý muốn nào của mình mà người chẳng nghe theo, chiều theo, huống chi:
Đôi khi lời nói mặn mà “có tình, có nghĩa” của người đẹp còn để lại ấn tượng xâu xa, cảm kích mãi mãi trong lòng đối tượng:
Người phụ nữ kỵ nhất lắm lời, nói năng hỗn hào, ác độc, gây gổ:
Phải nhớ, đây chính là một trong bẩy tội người chồng có quyền bỏ vợ. Ngay đối với con cái cũng không được ăn nói bậy bạ, mắng chửi quá đáng:
Vì như thế là tự hạ nhân phẩm mình, tự cô lập mình; chẳng những làm sứt mẻ tình gia đình mà còn bị “chồng con khinh rẻ, thế tình mỉa mai”.
2.3.4. Hạnh
Hạnh là nói về nết na của người phụ nữ. Người Việt mình vẫn có quan niệm:
Trong việc giáo dục con gái thì đây là việc khó khăn nhất, người mẹ đã phải dành nhiều thì giờ, nhiều tâm huyết theo dõi uốn nắn, dạy dỗ con trẻ từng li từng tí. Có thế mới mong con đạt được chữ đức hạnh ở đời. Những hạnh chính của người phụ nữ là:
Tính hiền hậu. Người xưa sợ nhất gặp cảnh “dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng”, nên khi chọn vợ cho con trai thường tìm đến những phụ nữ hiền hậu, con nhà gia giáo, nhân đức, vì:
Những người phụ nữ hiền thục nhân đức đem lại nhiều an vui cho gia đình, cho tông tộc, tất sẽ được cha mẹ chồng, họ hàng chồng thương tưởng, quí hóa:
Sau nữa, còn để lại phúc ấm cho con cháu:
Phúc đức tại mẫu là lời thế gian.*
Để hun đúc cho con gái đức tính nhân hậu, người mẹ luôn luôn giảng dạy cho con lòng vị tha, thương người và huân tập cho con tinh thần cùng hành động cứu giúp những kẻ bần hàn, cô quả, những người sa cơ lỡ bước:
Trong đạo Phật, hạnh bố thí đứng đầu:
Và theo thuyết nhân quả nghiệp báo, nhờ biết sống “tu thân tích đức”, bản thân ta chẳng những được an vui hạnh phúc trong hiện kiếp mà còn được hưởng nghiệp lành trong những kiếp lai sinh:
Tính nhẫn nhục
Tính nhẫn nhục là tính biết nhịn nhục, biết dằn lòng chịu đựng.
Trong cuộc đời làm vợ, người đàn bà nào không từng trải qua những cơn sóng gió gia đình? Nhiều khi người chồng “trở chứng”, sinh ra gắt gỏng, giận hờn, gây gổ; nếu người vợ cũng nỏ mồm chua ngoa tranh cãi phải trái, thiệt hơn, thì gia đạo tránh sao khỏi cảnh xào xáo; có khi chỉ vì tự ái không đâu mà đưa đến chuyện tan cửa nát nhà. Để tránh cho con gái những vấp ngã trên đường đời, người mẹ khuyên con phải biết áp dụng câu cách ngôn “một sự nhịn là chín sự lành”. Một khi người đàn bà biết cố gắng nhịn nhục, dằn lòng chịu đựng thì sóng gió gia đình rồi cũng sẽ qua, gia cảnh vẫn giữ được hòa khí, yên vui. Đúng là:
Giở rói ra nát cửa tan nhà.
Ca dao cũng có câu:
Ngay cả khi người chồng ham mê cờ bạc, rượu chè, trai gái, người đàn bà vẫn phải cắn răng chịu khổ, nhẫn nhục nhỏ nhẹ khuyên can, có thế mới mong giữ yên được gia đạo:
Dần dà uốn nắn may mềm được chăng.
Nhờ gia đạo được yên mà con trẻ không bị thiệt thòi côi cút, sách Minh Đạo Gia Huấn của Trình Minh Đạo, người Trung Hoa, xưa rất được phổ biến ở nước ta, cũng đã viết:
Nghĩa là cha mẹ mà biết nhịn nhục lẫn nhau thì con cái sẽ không phải sống côi cút.
Giàu lòng hi sinh
Người đàn bà đức hạnh còn là người giàu lòng hy sinh. Sống đời làm vợ, làm mẹ, lúc nào cũng phải cần kiệm, chịu thương, chịu khó để mưu cầu hạnh phúc cho chồng con. Thế nên, người mẹ thường mượn ca dao, thi ca để khuyên nhủ con gái:
Cho con no đủ, cho chồng ấm êm. (Ca dao Hành Thiện)
Bà Trần Tế Xương, một mẫu phụ nữ giàu lòng hy sinh điển hình của dân tộc ta:
(Ông Trần Tế Xương chỉ có bốn người con như lời ông đã xác định trong một câu thơ: “Tên Uông, tên Bái, tên Bột, tên Bành”, chứ không phải năm con như một số sách đã ghi “nuôi đủ năm con với một chồng”.)
Tính hiếu thảo, hòa ái
Ngoài những lời khuyên bảo, người mẹ cũng thường lấy bản thân mình làm gương cho con gái tận hiểu, người đàn bà đức hạnh phải có tính hiếu thảo, hòa ái. Nghĩa là đối với các bậc sinh thành thì phải biết ơn, hết lòng thương yêu, hiếu kính để đền đáp:
Đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn.
Sau này, đối với bố mẹ chồng cũng không được sai khác:
Đối với anh chị em ruột thịt, họ hàng thân cận thì thương yêu, đùm bọc:
Theo đúng tinh thần những câu tục ngữ:
– Chị ngã, em nâng.
Xảy mẹ bú dì.
Đối với họ mạc xa hay với xóm giềng cũng nên ân cần, vui vẻ:
Tính đoan trang
Lại nữa, người phụ nữ đức hạnh, tính nết phải đứng đắn, nghiêm trang. Khi giao tiếp với người khác phái, biết giữ sự cách biệt, không được thân thiết, gần gũi, như giáo lý Nho gia đã dạy: “Nam nữ thụ thụ bất thân”.
Nhờ được rèn luyện, hun đúc đầy đủ những đức tính công dung ngôn hạnh như thế , người phụ nữ Việt Nam khi lập gia đình đã làm tròn được phận sự của mình một cách tốt đẹp:
2.4. Tam Tòng
Như chúng ta đã biết, theo Hán Nho, Tống Nho, ngoài tứ đức, người phụ nữ còn bị trói buộc trong đạo tam tòng, thế nên người mẹ đã phải lo lắng ngày đêm răn dạy con gái:
2.4.1. Tại gia tòng phụ
Tại gia tòng phụ là con gái khi còn ở nhà thì phải theo cha cho tròn chữ hiếu.
– Trước hết, phải biết ơn tổ tiên, những ngày giỗ chạp nên lo cúng quải cho tươm tất:
– Sau là, phải tuyệt đối nghe lời dạy bảo của cha mẹ:
– Sau nữa là, phải phụng dưỡng song thân cho chu đáo:
2.4.2. Xuất giá tòng phu
Xuất giá tòng phu là khi đã lấy chồng thì phải theo chồng:
Làm thân con gái phải đi theo chồng.
Một lòng thủy chung, giữ vẹn trinh tiết với chồng:
Và – Phải nghe lời, thuận thảo với chồng:
Tuy nhiên, vì truyền thống coi trọng phụ nữ của dân tộc, nên luân lý và phong tục ta đòi hỏi, trong cuộc sống chung để xây dựng gia đình, không chỉ có bổn phận một chiều về phía người đàn bà, mà phải có sự đồng thuận, tương nhượng của cả đôi bên nam nữ. Có thế, gia đình mới êm ấm hạnh phúc:
Có thế, con cái mới nên người, công việc làm ăn mới phát đạt:
Chẳng những vậy, dân ta còn tin rằng, khi đã có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng thì công việc gì, dù khó khăn đến mấy cũng sẽ thành công:
Thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn.
Một khi vợ chồng đối đãi với nhau trước sau một niềm quý trọng như khách, cái lợi trước tiên là, giữ cho con cái trọn niềm kính yêu và tin tưởng nơi các bậc sinh thành; sau nữa là, tránh được những va chạm tự ái có thể làm tổn thương đến tình nghĩa vợ chồng.
Người phụ nữ từ khi về nhà chồng, nàng chẳng những chu toàn việc tề gia nội trợ, chăm lo phụng dưỡng cha mẹ chồng, coi sóc nhà cửa, hầu hạ chồng con:
Nàng còn là một vị cố vấn đắc lực, biết khéo léo lựa lời khuyên chồng xa lánh những thói hư, tật xấu như trai gái, rượu trà, cờ bạc, cốt bảo toàn sức khỏe mà lo việc lập thân và trọn bề trung hiếu:
Mai kia nhờ trời, chồng nên danh phận thì nàng cũng có phận nhờ:
Chính vì sống trong một xã hội phong kiến, trọng văn học cử nghiệp, người phụ nữ lại không có quyền đi học, đi thi, làm quan nên nhiều nàng đã quyết chí nuôi chồng ăn học để đạt được sở nguyện vinh hiển của mình.
Thế nên các nàng đã không quản thức khuya dậy sớm hầu hạ, đốc thúc, khuyến khích chồng dùi mài kinh sử:
Dầu nàng có vất vả đến mấy trong việc thay chồng gánh vác gia đình, nuôi chồng ăn học, nàng cũng bằng lòng:
Anh đi anh cố tranh đua với đời.
Vả lại, người phụ nữ Việt Nam nào mà chẳng lấy làm hãnh diện khi nuôi chồng ăn học, đổ đạt thành tài?
Và người mẹ Việt Nam nào mà chẳng muốn truyền đạt cho con gái tiếp tục cái mơ ước đó của đời mình?
Lại nói đến vấn đề thờ tự và lưu truyền nòi giống. Người phụ nữ sống dưới chế độ phụ quyền Nho giáo xưa, khi lập gia đình, bổn phận chính yếu của nàng tất là việc sinh con đẻ cái, để lo hương khói tổ tiên và nối dõi tông đường cho gia đình nhà chồng. Nếu chẳng may nàng không có con trai thì phải chấp nhận cho chồng lấy vợ bé, để tránh cho chồng cái họa “vô hậu”, là một tội đại bất hiếu đối với luân lý Nho gia ,“bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (ba điều bất hiếu là: không có con trai kế thừa tôn thống, không nuôi cha mẹ, và cha mẹ chết làm nhục vong linh). Đã thế, xã hội phụ quyền phong kiến còn quan niệm gia đình đại phúc là gia đình đông con, nhiều cháu, hẳn là để bảo đảm cho sự thờ tự và sự trường tồn của dòng họ. Phong tục cứ thế mà châm chế cho người đàn ông được phép năm thê, bảy thiếp.
Đã là người vợ nhu thuận, biết đạo “tòng phu” thì phải chiều chồng, và không được quyền ghen tuông, đố kị với các thứ thiếp. Vì cũng theo Nho giáo, ghen tuông là một trong bảy tội người đàn ông có quyền bỏ vợ. Do đó các bà mẹ xưa đã phải luôn luôn nhắc nhở con gái:
Trong Gia Huấn Ca của Lý Văn Phức, đã có mấy câu khuyên bảo các bà vợ nên hiểu ra mà khoan dung chấp nhận các hầu thiếp của chồng:
2.4.3. Phu tử tòng tử
Phu tử tòng tử là chồng chết phải theo con. Quan điểm này không hợp với thực tế xã hội Việt Nam. Luật pháp, phong tục ta cho phép người góa phụ được quyền cải giá sau ba năm chịu tang chồng. Nếu ở vậy nuôi con, giữ tròn đạo đức tiết hạnh, bà sẽ được làng xã sức lên, rồi được vua ban thưởng tấm biển “Tiết hạnh khả phong”.
Còn bình thường ra, lúc con còn nhỏ sống bên mẹ, được mẹ giáo dưỡng; nên khi con trưởng thành, mẹ già góa bụa ở với con cũng là tự nhiên, “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Huống chi theo tập quán Việt Nam, mẹ già rất được con cháu hiếu kính, đi đâu cũng trình thưa, làm việc gì đại sự cũng hỏi ý kiến. Trường hợp vua Tự Đức đối với Hoàng Thái Hậu Từ Dụ là một thí dụ gương mẫu.
Sách sử kể rằng, bà Từ Dụ góa chồng năm ba mươi tuổi, từ đó bà để hết tâm trí vào sự giáo dục con trẻ. Sau này vua Tự Đức dù đã ở ngôi thiên tử, suốt 36 năm trị vì thiên hạ, trừ những ngày đi xa hay đau yếu, tháng nào cũng mười lăm lần, vào những ngày chẵn, vào cung chầu mẹ. Vua tâu mẹ việc nước, việc xưa, việc nay. Đức Từ Dụ thuộc sử sách đã nhiều, biết việc đời cũng rộng. Khi Đức Từ Dụ ban câu chi hay thì ngài biên ngay vào một quyển giấy, gọi là “Từ huấn lục”. Một hôm nhà vua đi săn tại rừng Thuận Trực, gặp nước lũ. Còn hai ngày nữa có kị đức Hiến tổ, đức Từ Dụ chưa thấy vua về, sốt ruột, sai quan đại thần Nguyễn Tri Phương đi rước. Gần tối thuyền ngự mới về tới bến, ngài đi thẳng sang cung mẹ, lạy xin chịu tội. Đức Từ Dụ ngồi xoay mặt vào màn, chẳng nói gì cả. Nhà vua tự lấy cây roi mây dâng lên Thái Hậu, rồi nằm xuống xin chịu đòn. Cách một hồi lâu, đức Từ Dụ xoay mặt ra, lấy tay hất roi, rồi bảo: “Thôi, tha cho. Đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai đi hầu kị”. Vua Tự Đức dạ nghe theo lời mẹ dạy. (Việt Nam Sử Lược – Trần Trọng Kim, tr.236-237).
Tóm lại, vấn đề giáo dục phụ nữ theo quan niệm xưa như vừa trình bày ở trên, chúng ta hẳn thấy, những lời răn dạy, khuyên nhủ con gái của các bà mẹ Việt Nam về cách trau dồi đạo đức, tình cảm, cách ăn ở, cách giữ gìn bổn phận để xây dựng sự an vui, hưng thịnh cho gia đình, hầu hết đều dựa vào các câu tục ngữ, ca dao cùng những bài gia huấn ca của các nhà văn hóa xã hội ta. Chúng phần lớn đã được xây dựng từ nguồn giáo lý Nho gia, đôi khi có pha lẫn ảnh hưởng Phật giáo. Cũng bởi những tư tưởng này rất gần gũi với tâm tình, tập quán của dân ta nên đã được Việt hóa, để trở thành một thứ văn hóa gia đình truyền thống của dân tộc.
Trong mấy ngàn năm lịch sử xây dựng đất nước, mặc dầu dân ta rất ít người được cắp sách đến trường, chỉ nhờ vào sự giáo dục gia đình truyền thống này mà xã hội đã đào tạo được không biết bao nhiêu các bậc hiền phụ, hiền mẫu. Rồi chính những người phụ nữ này đã suốt đời tận tụy hy sinh, giúp chồng đắc lực trong việc lập chí, lập thân; lại giáo dưỡng con thơ nên người hữu dụng cho nhà, cho nước. Nói như học giả Phạm Quỳnh, “Gia đình ta được bền chặt, xã hội ta được vững vàng, là nhờ công đức của những bậc hiền phụ đó”, (Trích Địa vị người đàn bà trong xã hội nước ta. Nam Phong, số 82 – Avril 1924).
B. Vấn Đề Giáo Dục Phụ Nữ Ngày Nay Nơi Hải Ngoại
1. Hoàn Cảnh Xã Hội
Người Pháp đến xâm chiếm nước ta rồi đặt nền bảo hộ từ cuối thế kỷ XIX (1884), đến đầu thế kỷ XX cuộc trị an mới tạm yên. Để mau xóa bỏ ảnh hưởng văn hóa cũ, Pháp cho bãi bỏ dần các kỳ thi Hán học, đồng thời cho mở các trường Pháp học để truyền bá văn hóa phương Tây, đề cao tinh thần tự do bình đẳng vào xã hội ta. Chữ quốc ngữ mới theo mẫu tự La tinh cũng bắt đầu được phổ biến. Các trường nữ học dần dần được thành lập.
Năm 1915, trường Nữ Học Đường Saigon (bậc Tiểu Học) được khánh thành, còn gọi là trường Áo Tím; năm 1922, ban Trung Học mới được khai giảng. Trường có tên là Collège Des Jeunes Filles Indigènes, tiền thân của trường Nữ Trung Học Gia Long. Năm 1925, trường Nữ Trung Học Hà Nội cũng được thành lập, lấy tên là Collège des Jeunes Filles, còn gọi là trường Đồng Khánh, tiền thân của trường Nữ Trung Học Trưng Vương. Tại các tỉnh, phải đợi đến 1932 trở đi mới có các trường Nữ Tiểu Học.
Suốt mấy thập niên đầu thế kỷ XX, phong trào Âu hóa mỗi ngày một phát triển mạnh. Các báo chí Saigon cũng như Hà Nội không ngớt phê bình, tranh luận về nền luân lý Nho giáo. Nhiều ký giả lên tiếng đả phá thuyết tam tòng. Theo họ, chế độ đại gia đình đã giam hãm người phụ nữ không còn chút tự do nào, và họ đã đòi hỏi giải phóng phụ nữ, nam nữ bình quyền. Các nhà văn cũng tiếp tay bằng những tiểu thuyết luận đề, nổi tiếng hơn cả là cuốn Đoạn Tuyệt của Nhất linh và cuốn Nửa Chừng Xuân của Khái Hưng (Nhóm Tự Lực Văn Đoàn).
Từ ngày đất nước bị chia đôi (1945), để tránh nạn Cộng sản, cả triệu người dân miền Bắc đã ồ ạt di cư vào Nam. Có thể nói, từ bấy giờ trong mọi gia đình, con trai con gái mới thực sự được đi học đồng đều. Con gái tuy được tự do phát triển sự học, nhưng số cô Tú, cô Cử vẫn thuộc thành phần thiểu số; có lẽ vì nhiều phụ nữ đang ở bậc Trung Học đã vội bỏ ngang để lập gia đình. Trong thời gian này, xã hội cũng có phần bớt khắt khe hơn với người phụ nữ; dẫu sao tàn dư của chế độ phụ quyền Nho giáo, nam tôn nữ ti, tam tòng tứ đức vần còn, vì thế trên báo chí, thỉnh thoảng vấn đề giải phóng phụ nữ vẫn thấy được đề cập đến.
Chỉ sau biến cố lịch sử 1975, trong cuộc sống đổi đời tại miền Nam và trong cuộc sống tị nạn tại các nước tạm cư trên thế giới, vấn đề giải phóng phụ nữ Việt Nam mới không thấy được đặt ra, vì thực tế chứng minh, người phụ nữ Việt Nam đã được giải phóng. Người phụ nữ đã thực sự làm chủ gia đình, phải tự lo, tự quyết mọi chuyện. Họ đã vượt qua bao thử thách để bảo toàn gia đình, nào phụng dưỡng cha mẹ già, nào băng ngàn lội suối đến tận non cao, rừng thẳm để thăm nuôi chồng trong các trại cải tạo, nào giáo dưỡng con thơ… Sau khi đã tìm đường cho gia đình ra đi tìm tự do, họ hết lo chuyện hội nhập với xã hội mới để kiếm tiền nuôi con ăn học, lại lo gửi tiền về nuôi chồng hay những người thân còn kẹt lại tại quê nhà. Những ai may mắn đủ vợ đủ chồng thì người đàn bà vẫn tự động gánh lấy phần trách nhiệm, hợp lực với chồng lo sinh kế gia đình, và nuôi dạy con trẻ, sao cho chúng vừa theo kịp trình độ học vấn dân bản xứ mà vẫn không bị mất gốc.
Còn những phụ nữ trẻ, từ ngày sống nơi hải ngoại (hàng chục năm nay), hay sinh trưởng tại đây, đã được sống trong một môi trường tự do, dân chủ, bình đẳng; họ đã được theo học những trường tiền tiến trên thế giới, nhờ đó, họ đã được phát triển mọi năng khiếu. Người phụ nữ Việt Nam đã chứng tỏ khả năng của mình, học hành xuất sắc, đỗ đạt và thành công trên đường sự nghiệp một cách vẻ vang, không thua gì nam giới trong đủ mọi ngành nghề. Như thế, thật là thiểu cận nếu không muốn nói là ngây thơ, nếu chúng ta ngày nay tại hải ngoại, lại cứ muốn khư khư giữ lấy cái quan niệm luân lý lỗi thời, bắt người phụ nữ phải tuân thủ đạo tam tòng, làm con phải “gọi dạ, bảo vâng”, làm vợ phải “phu xướng, phụ tùy”. Chúng ta hẳn còn nhớ, ngay từ thập niên ba mươi của thế kỷ XX, cô Loan trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, đã biết phân trần với ông bà Hai: “Thưa thầy me, thầy me cho con đi học, thầy me không thể cư xử với con như con vô học được nữa. Không phải con kiêu ngạo gì, đó là một sự dĩ nhiên. Lỗi ấy không phải ở con. Phân biệt phải trái với bố mẹ không phải là điều bất hiếu như con tưởng”.Vậy vấn đề được đặt ra hôm nay nơi hải ngoại, là chúng ta, những bậc phụ huynh, phải xử sự như thế nào trong việc giáo dục con gái cho hợp thời, hợp tình, hợp lý.
2. Vấn Đề Giáo Dục Phụ Nữ Ngày Nay Nơi Hải Ngoại
Đã 30 năm định cư nơi xứ người, cộng đồng Việt Nam lớn mạnh ở khắp mọi nơi, giới trẻ đã tạo được nhiều thành tích vượt bậc trên đường học vấn, khoa cử cũng như về sự nghiệp.
Trong cuốn Vẻ Vang Dân Tộc Việt, cuốn I năm 1992, cuốn II 1993, ký giả Trọng Minh, tên thật là Vũ Trọng Chất, đã dành phần lớn cuốn sách của ông để ghi lại những thành quả xuất sắc của giới trẻ tị nạn Việt Nam, tại khắp các nước từ Âu sang Mỹ đến Úc. Do ông đã thu thập được trong các cộng đồng người Việt, những bài báo ca ngợi các học sinh, sinh viên Việt Nam ưu tú về học cũng như về hạnh; cùng sự thành công của họ trong các lãnh vực chuyên môn nơi hải ngoại.
Trong tờ nội san của Hội Ái Hữu Dược Sĩ Người Việt Hải Ngoại, Tết Ất Hợi 1995, giáo sư Đặng Vũ Biền đã cho biết thêm:
– Tại Pháp, ký giả Christian, trong một cuốn nghiên cứu về các cộng đồng di trú trên đất Pháp (La famille, le secret de l’intégration – Robert Laffont – Paris 1993 ) đã viết: “Sự thành công của các em học sinh Việt Nam đã đạt tới mức huyền thoại” (tr.145). Và ông Jelen đã coi cộng đồng Việt Nam như là một gương mẫu, vì hội nhập được vào xã hội Pháp mà vẫn giữ được văn hóa của tổ tiên để lại. Theo ông, đó là nhờ gia đình Việt Nam đã biết dạy dỗ con cái (tr.170-172).
– Tại Hoa Kỳ, nơi người Việt định cư đông nhất, ông James A. Frêman, trong một cuốn sách nghiên cứu về người Việt tị nạn (Hearts Of Sorrow – Stanford University Press – Stanford 1989), đã có nhận xét: Trẻ em Việt Nam học rất giỏi và đã tạo ra những kỷ lục thành công mới tại Mỹ. Ông thấy quí người Việt và cho rằng người tị nạn Việt Nam đã đem lại nhiều điều tốt cho nước Mỹ. Nhiều trung tâm thành phố trước đây suy sụp, nhờ có người Việt Nam tới ở đã phồn thịnh trở lại. Thuế do người Việt đóng vượt xa số tiền cứu trợ cấp phát cho người Việt. Những quan niệm về tình nghĩa, về gia đình, về giáo dục gia đình của người Việt đã làm ông xét lại nếp sống của người Hoa Kỳ (tr.8).
Những nhận xét của người Pháp, người Mỹ về sự thành công xuất sắc của giới trẻ tỵ nạn Việt Nam nói riêng và cộng đồng Việt Nam nói chung, đã làm sáng tỏ một điều mà họ đã nhận chân được, đó là nhờ sự giáo dục gia đình.
Xem thế đủ rõ, từ xưa đến nay, từ khi còn sống tại quê nhà cũng như khi đã bị trôi giạt nơi góc bể chân trời, người Việt Nam bao giờ cũng giữ được truyền thống tốt đẹp về giáo dục gia đình.Gia đình chính là môi trường lý tưởng để tạo nên những đứa con tốt cho xã hội, mà trong đó, sự đóng góp của người mẹ phải kể là quan trọng nhất. Thật thế, người đàn ông là nguồn kinh tế chính của gia đình, còn người phụ nữ Việt, phần đông dẫu học giỏi tài cao, vẫn có khuynh hướng chọn việc làm nhẹ nhàng, chiếm ít thời gian, để còn giờ, còn sức chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái.
2.1. Sự Thức Thời
Vấn đề giáo dục con cái nói chung và trẻ gái nói riêng ở hải ngoại, phải nói là khó khăn gấp bội so với khi còn ở bên nhà. Nó đòi hỏi các bậc phụ huynh phải biết thức thời, và sau nữa phải có nghệ thuật giáo dục.
Trước hết, chúng ta phải thức thời, nghĩa là phải biết sống thích nghi với môi trường ta đang sống. “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”, các cụ đã chẳng dạy thế sao?
Đến định cư xứ người, chúng ta có bổn phận tìm hiểu luật lệ, văn hóa, xã hội người. Thấy những gì hay đẹp trong phong tục người, chúng ta nên bắt chước. Như tổ chức lễ sinh nhật; tặng hoa, tặng quà, gởi thiệp mừng cha mẹ, con cái, họ hàng, bạn bè vào những dịp vui mừng cưới xin, sinh đẻ… ; hay những ngày lễ Noel, Tết Nguyên Đán v.v…
Xã hội Âu Mỹ đặc biệt có truyền thống tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và nhân phẩm con người. Đây là một nét son trong đời sống văn hóa phương tây, chúng ta nên tôn trọng, và hãy bắt đầu áp dụng ngay trong đời sống gia đình.
Chúng ta nên cố gắng quên đi vai trò độc tôn, độc đoán, độc quyền của các bậc gia trưởng trong nền nếp gia đình cổ xưa, mà từ bỏ ngay lối giáo dục áp đảo con cái, bằng cách đánh đập (yêu cho roi cho vọt), hoặc sỉ mắng thậm tệ để bắt chúng phải phục tòng ý muốn của mình. Bằng không, cứ tiếp tục…, chúng ta sẽ có ngày vào tù. Nhà trường nơi đây đã phải chỉ thị cho các thầy cô “Never put them down” (không bao giờ được hạ giá trị con trẻ), thì đủ rõ.
Hơn nữa, chúng ta nên sống hòa mình vui vẻ với con cái, coi chúng như bạn. Khi gia đình có vấn đề quan trọng, mọi thành viên trong gia đình đều được hỏi ý kiến, và mọi ý kiến đều coi trọng như nhau. Chỉ sau khi đưa ra bàn bạc, ý kiến nào hợp lý nhất, có tính thuyết phục nhất sẽ được cha mẹ ủng hộ, sau đó mọi người mới phải chấp hành.
Phụ huynh chúng ta còn phải biết lắng nghe để tìm hiểu con cái. Ai cũng rõ, môi trường sống có ảnh hưởng áp đảo lên nhân cách con người. Con cái ta sống giữa xã hội Âu Mỹ, suốt ngày sinh hoạt với nhà trường, chiều tối về lại làm bạn với cái TV, tất nhiên nhân cách chúng đã không còn giống ta. Chúng khác ta từ cách cư xử đến quan niệm sống, nhất là chuyện giao du giữa bạn bè khác phái, và vấn đề hôn nhân, vấn đề chọn nghề. Chúng ta không nên vội vã tỏ thái độ bất bình, mà hãy thong thả cùng con đối thoại, lắng nghe, tìm hiểu. Vì có hiểu mới có cảm thông. Khi thấy những ước muốn, những nhu cầu của con là chính đáng, chúng ta có bổn phận giúp con toại nguyện.
Nếu các bậc cha mẹ biết sống thích nghi với hoàn cảnh, có tinh thần cởi mở, bao dung, cảm thông với con cái như vậy, chắc chắn sẽ giúp cho sự cách biệt giữa hai thế hệ già trẻ, giữa hai nền giáo dục Đông Tây thu hẹp lại. Gia đình nhờ đó vẫn giữa được hòa khí, và con cái sẽ không có nhu cầu sống xa lánh gia đình. Đạt được thế là chúng ta đã thành công trong bước đầu; và sau đó sẽ còn nhiều cơ hội để hướng dẫn con trẻ theo hướng đúng. Nghĩa là chúng tiến theo người nhưng vẫn không quên những giá trị đạo đức cổ truyền, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc.
2.2 Nghệ Thuật Giáo Dục
Việc dạy dỗ con trẻ ở xứ người là một vấn đề khó khăn tế nhị, nó đòi hỏi các bậc làm cha mẹ phải có nghệ thuật giáo dục. Có vậy mới mong đạt được kết quả mong muốn.
2.2.1 Nêu Gương Sáng
Hai nhà giáo dục Tây phương, ông Hartshome và May đã rút ra được một bài học xác đáng khi nghiên cứu về vấn đề giảng dạy đạo đức cho giới trẻ: “Việc dạy đạo đức bằng những bài giảng luân lý không có hiệu quả gì trên hành vi của các học viên” (Studies on the Nature of Character: Studies on Deceit, 1928). Ngạn ngữ Nga còn có câu: “Chúng ta không chỉ dạy con bằng những lời bảo ban mà bởi chúng ta là người thế nào”. Kinh nghiệm của chúng ta cũng thấy, cha mẹ có giảng giải luân lý đạo đức đến mấy vẫn không tác động đến tư tưởng, tình cảm của con cái bằng lấy chính mình ra để làm gương. Điều này đòi hỏi cha mẹ phải “lời nói đi đôi với việc làm”.
Quả thế, cha mẹ hằng ngày chăm lo ân cần săn sóc ông bà, trên hòa dưới thuận với anh chị em, đùm bọc cưu mang họ hàng… Con trẻ nhờ sống trong môi trường đại gia đình như thế, tinh thần vị kỷ, cá nhân chủ nghĩa của chúng tự nhiên được xóa bỏ. Trong khi đó, tình yêu thương anh em bà con họ hàng được nẩy nở; tinh thần hiếu đễ, tinh thần trách nhiệm với gia đình được phát huy.
Cha mẹ lại cố gắng duy trì một nếp sống đạo đức, ngay thẳng, trong sạch, tình nghĩa và độ lượng; đồng thời, tham gia vào các công tác xã hội, đóng góp vào các quỹ từ thiện… Nếp sống đạo đức cùng các hành động hướng thiện theo tinh thần văn hóa dân tộc này của các bậc cha mẹ, tuy không ảnh hưởng ngay đến đời sống con cái, nhưng vô hình trung đã thấm sâu vào tiềm thức chúng, để tới khi trưởng thành, những điều đó đã trở nên một hướng dẫn viên vô hình trong đời sống đạo đức của chúng.
Sau nữa, lòng yêu thương vô bờ bến được thể hiện qua sự tận tụy hy sinh cho con cái của các bậc cha mẹ, nào thức khuya dậy sớm, nào tất tả ngược xuôi để lo sinh kế cho gia đình và giáo dưỡng con thơ. Dầu vất vả đến mấy, thua thiệt đến mấy về phần mình cha mẹ cũng chẳng từ nan, miễn sao con trẻ được no ấm và có đầy đủ điều kiện để ăn học đỗ đạt nên người. Chính những hành động hy sinh vô điều kiện này, tấm lòng mong mỏi tha thiết kia đã khiến người con cảm kích. Từ đó, chúng tự thấy có trách nhiệm, không dám làm điều gì sai trái sợ lụy đến gia đình, và cố gắng học hành, sớm mong thành đạt để khỏi phụ tấm tình yêu thương cùng công ơn của hai đấng sinh thành.
2.2.2 Duy Trì Những Thuần Phong Mỹ Tục Dân Tộc
– Thiết lập bàn thờ tổ tiên, ít ra cũng là bàn thờ cha mẹ. Nhờ có hương khói phụng thờ, giỗ Tết thành kính mà gây được ảnh hưởng giáo dục lớn đối với con trẻ, nhất là đối với giới phụ nữ còn ưa những chuyện thuộc về đời sống tâm linh.
Trước là tạo được niềm tin, rằng vong linh tổ tiên vẫn luôn luôn hiện diện để hướng dẫn, phù hộ cho con cháu trên bước đường làm ăn, tạo dựng sự nghiệp; cũng như an ủi họ trong những lúc thất bại, khổ đau.
Sau là có cơ hội cho anh em họ hàng sum họp, nhờ đó nuôi dưỡng được tinh thần đoàn kết gia tộc. Đồng thời còn là dịp kể lại công đức các bậc tiền nhân, khiến con cháu phấn khích, lo bề tiến thân và giữ gìn gia phong sao cho xứng đáng con nhà.
– Chúc Tết, chúc thọ, thăm viếng, biếu xén, giúp đỡ ông bà cha mẹ để tỏ lòng hiếu kính.
– Bảo tồn một số phong tục về lễ nghi cưới xin: Lễ chạm ngõ, Lễ ăn hỏi, Lễ đón dâu.
Chính nhờ sự dềnh dang, chu đáo giữa hai họ về các lễ nghi này, hai đương sự mới cảm thấy hết ý nghĩa thiêng liêng và trang trọng của hôn nhân mà lo bề xây dựng, gìn giữ hạnh phúc gia đình.
2.2.3 Khung Cảnh Việt Nam
Các bậc cha mẹ sành tâm lý còn cố tình trang hoàng nơi tư gia, nhất là phòng khách bằng những bức tranh sơn mài, tranh lụa mang hình ảnh quê hương. Này đây là cảnh dân làng trong ngày hội Tết, trước sân đình; cảnh bà mẹ quê ru con trên chiếc võng đay, bên mái nhà gianh có liếp tre; cảnh chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo dưới bóng cây đa, bên bờ ruộng lúa; này đây là cảnh cô lái đò trên dòng sông Hương, xa xa có tháp chùa Linh Mụ in bóng; hay cảnh sông nước Đồng Nai, thuyền bè tấp nập v.v…
Những hình ảnh ấy trẻ được trông thấy hằng ngày trở thành thân quen, mai kia nước nhà tự do dân chủ, có cơ hội trở lại cố hương phục vụ, chúng sẽ không cảm thấy xa lạ, lạc lõng.
2.2.4 Áo Dài Việt Nam
Các bà mẹ Việt Nam còn nên khuyến khích con gái bận áo dài vào những ngày đại lễ gia đình như đính hôn, cưới xin, Tết nhất hay những dịp lễ lạt nơi cộng đồng, những buổi tiếp tân với người ngoại quốc.
Không phải ngẫu nhiên mà chiếc áo dài Việt Nam đã được các nhà may y phục phụ nữ thế giới hết lời ca ngợi. Và hồi đầu thập niên 70, trong một kỳ thi áo dài phụ nữ quốc tế ở Hội chợ Thái Lan, áo dài Việt Nam đã được chấm giải nhất! Chiếc áo dài biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, vừa có cái vẻ đẹp kín đáo, đoan trang, vừa dịu dàng tha thướt, và ở một khía cạnh nào đó nó lại rất quyến rũ, khêu gợi.
Các bà mẹ nên gợi ý cho con gái biết thưởng thức được hết những vẻ đẹp của chiếc áo dài. Đặc biệt nữa là áo dài Việt Nam thích hợp cho tất cả các phụ nữ Việt Nam ở mọi lứa tuổi, mọi giai cấp, mọi hình dáng (gầy béo, cao thấp), ai mặc cũng thấy đẹp lên, thấy duyên dáng hơn. Điều này tất nhiên còn tùy thuộc vào sự biết chọn lựa từ phẩm chất hàng áo, màu sắc, cách trang trí… đến kiểu áo (cổ áo cao hay thấp, cổ khoét rộng ít hay nhiều, thân áo rộng hay hẹp, tà dài hay ngắn, có nhấn eo hay không, hạ kích cao hay thấp, tay ráp vai hay tay bồng vai v.v…) sao cho thích hợp với từng vóc dáng, từng tuổi đời, và mặc áo trong trường hợp nào?…
Một khi người con gái đã hiểu được giá trị và các vẻ đẹp của những chiếc áo dài, tự nhiên cũng thích và cảm thấy hãnh diện lúc mặc chúng. Cái áo tuy không làm nên thầy tu nhưng lạ thay, người con gái mỗi khi khoác lên mình chiếc áo dài, bỗng nhiên có dáng điệu khép nép, dịu dàng, và ra vẻ ngay một cô thiếu nữ Việt Nam thuần túy.
2.2.5 Món Ăn Việt Nam – Bữa Cơm Sum Họp Gia Đình
Những bữa cơm thường ngày trong gia đình, người mẹ nên tạo dịp dạy cho con gái biết cách sửa soạn, nấu nướng những món ăn ngon nhưng mất ít thời giờ như gà nướng sả, cá hấp gừng, thịt nướng, chả trứng, rau sào v.v…, còn những món ngon cầu kỳ như chả giò, nem nướng, chạo tôm, phở, bún thang hay bún bò Huế v.v… thì để dành cho những ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật, khi họp mặt đông đủ gia đình.
Làm món ăn ngon là một công tác giữ gìn văn hóa dân tộc (xưa nay nghệ thuật nấu ăn vẫn được xem là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của mỗi nước). Tạo bữa cơm ngon (hợp khẩu vị) còn có tác dụng kích thích sự phấn khởi, vui vẻ cho mọi người. Điều này là cần thiết, vì bữa cơm chính là thời điểm duy nhất trong ngày (nhiều khi trong tuần), cha mẹ con cái mới được gần gũi nhau. Chúng ta đừng quên lợi dụng dịp tốt này tạo không khí cởi mở thân mật trong gia đình, bằng cách gợi ý cho các con chuyện trò, tâm sự, góp ý… Nhờ vậy, chúng ta sẽ hiểu rõ con hơn, có thể giúp chúng kịp thời khi cần thiết. Cũng nhờ những bữa cơm ngon, vui vẻ, cởi mở, thân mật này mà gia đình thêm gắn bó . Đây chính là một nghệ thuật giữ con trẻ về với gia đình một cách hữu hiệu nhất.
2.2.6 Nói Tiếng Việt
Tất cả những vấn đề vừa nêu trên từ cách trang trí nhà cửa đến chuyện ăn, chuyện mặc đều tạo nên sự thuận lợi cho con trẻ hướng về gia đình, về quê mẹ. Tuy vậy chúng vẫn chỉ là điều kiện cần, chưa là điều kiện đủ. Muốn cho trẻ phát huy tinh thần Việt Nam và gắn bó với gia đình, với quê hương dân tộc, các bậc phu huynh phải dạy trẻ nói tiếng Việt. Chúng ta là những bậc làm cha làm mẹ, nhất là các bà mẹ có hoàn cảnh sống gần gũi với con thơ, nên dạy trẻ nói tiếng Việt ngay từ thời thơ ấu. Nhưng dạy trẻ thế nào cho có hiệu quả? Và đây là một đề nghị đã được tác giả áp dụng khá thành công:
– Khi trẻ còn sơ sinh, chúng ta hát ru bằng ca dao (đã trình bày trong phần A).
– Trẻ tới tuổi tập ăn tập nói (2-3 tuổi) ta dạy trẻ hát những bài đồng dao, cho trẻ vừa chơi vừa học được những từ mới.
– Khi trẻ đi Mẫu Giáo (3-5 tuổi), thời gian chúng ở nhà, chúng ta chỉ nói tiếng Việt và ép trẻ nói và trả lời bằng tiếng Việt. Đồng thời, chúng ta tiếp tục dạy trẻ hát những bài ca tiếng Việt dành cho trẻ em.
– Thời gian trẻ vào Tiểu Học (5-10 tuổi), đây chính là những tháng năm quan trọng nhất trong việc giáo dục trẻ thơ; tâm trí chúng bắt đầu khai mở, đang chờ đợi để được gieo hạt, nẩy mầm. Chúng ta nên lợi dụng lúc này vừa giáo dục về đức dục (biết ơn, vâng lời ông bà cha mẹ; kính yêu anh chị, nhường nhịn các em; thương xót, giúp đỡ những người đang gặp hoạn nạn, đói rét, tật nguyền v.v…). Vừa dạy trẻ tập đọc, tập viết tiếng Việt (Cuốn sách Giáo Khoa Thư do bộ Quốc Gia Giáo Dục xuất bản trước 1954 ở VN, vẫn rất giá trị, nay đã được tái bản ở hải ngoại.)
– Trẻ từ 5 tuổi trở lên, chúng ta bắt đầu kể truyện cổ tích, vì tuổi này trẻ đã có thể theo dõi và cảm được câu chuyện một cách dễ dàng. Những truyện như Bánh Dầy Bánh Chưng, Thánh Gióng, Trầu Cau, Lưu Bình Dương Lễ, Tấm Cám, Thạch Sanh, Ăn Khế Trả Vàng v.v… Tất cả đều gợi cho trẻ những ý niệm về phong tục, lối sống nơi quê nhà, cùng những ý niệm về lòng biết ơn tổ tiên, cha mẹ, lòng yêu quê hương đất nước, tình nghĩa gắn bó giữa vợ chồng, anh em, bạn bè; và quy luật ở đời, ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ v.v… Kể truyện cổ tích chính là một cách giáo dục gián tiếp giúp phát triển và nuôi dưỡng tâm hồn đạo nghĩa Việt Nam nơi con trẻ.
– Khi các con đã lên bậc trung học (11-17 tuổi) ta nên gởi chúng vào các lớp dạy Việt Văn, có thể do cơ quan tôn giáo hay xã hội tổ chức, nhưng hay nhất vẫn là gửi con đến các lớp Việt Văn do chính phủ sở tại thiết lập (như tại Pháp có trường Trung Học Louis le Grand). Nơi đây, trẻ bắt buộc phải cố gắng học hành đàng hoàng, vì có điểm hàng tháng ghi vào Học Bạ, học liên tục nhiều năm, và có thi cử. Chưa kể tới những lợi ích trong việc thi cử, ở đây chúng ta chỉ bàn đến những lợi ích trong vấn đề giáo dục theo văn hóa dân tộc. Con trẻ được nghe nhắc nhở luôn từ gia đình đến học đường về những cái hay cái đẹp của quê hương nòi giống, như cuộc đời và sự nghiệp của các vị quốc tổ, các đấng anh hùng liệt nữ; các đức tính quí báu của các bậc hiền tài, hiền phụ, hiền mẫu; các áng thơ văn nổi tiếng của các văn gia thi sĩ; cũng như những thuần phong mỹ tục của nước nhà…, tình cảm và ý thức của chúng về gia đình, tổ quốc, văn hóa dân tộc, tất nhiên nhờ đó sẽ mỗi ngày một thấm nhuần, một rõ rệt hơn. Những đứa trẻ đã được sống trong môi trường như vậy, hỏi sao có thể mất gốc được?!
2.2.7 Tham Gia Các Sinh Hoạt Cộng Đồng
Sau nữa, chúng ta lại khuyến khích con cái tham gia vào các sinh hoạt hội hè, lễ lạt của cộng đồng để tạo cho chúng những hoàn cảnh gặp gỡ, hoạt động chung… tình yêu nam nữ tất có điều kiện thuận lợi để nẩy nở, nghĩa bạn bè, tình đồng hương tất có dịp phát triển gắn bó v.v…
2.2.8 Tam Tòng Tứ Đức
Trong vấn đề giáo dục phụ nữ, bổn phận “tam tòng , tứ đức” của người xưa tất nhiên ta phải xét lại. Những gì không còn hợp thời, hợp pháp, hợp lý, hợp tình nữa như thuyết “tam tòng” chúng ta dứt khoát loại bỏ.
Người phụ nữ xưa, một đời phải nhắm mắt tòng quyền, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Ngày nay chúng ta chủ trương, không chấp nhận tuân lệnh một cách vô điều kiện; hễ ai dù là cha hay chồng, mà ngay cả con ta đi nữa, nếu nói có lý, có tình ta vẫn nghe theo.
Người phụ nữ xưa suốt đời phải sống ỷ vào người đàn ông; thì bây giờ chúng ta phải tự giải phóng bằng cách cố học để tự lập, tạo cho mình một sự nghiệp riêng. Sống giữa một thời đại bạo động, bệnh tật hoành hành và kinh tế khủng hoảng lan truyền như ngày nay, cuộc sống không còn gì vững chắc. Sự tự lập của người phụ nữ trở nên cần thiết, nó chính là một bảo đảm cho đời sống an toàn của gia đình. Nếu chẳng may người cha bị thất nghiệp hay qua đời, nhờ đồng lương của mẹ, đám trẻ vẫn có thể tiếp tục con đường học vấn cho đến thành tài.
Riêng tứ đức công dung ngôn hạnh, nếu chúng ta biết sửa sai đôi điều cho hợp thời, chúng vẫn còn nhiều giá trị, có thể giúp người phụ nữ trau dồi phẩm cách, làm tròn được thiên chức làm mẹ hiền và làm vợ đảm của mình.
Như về chữ công, người phụ nữ khi đã lập gia đình, ai chẳng muốn phụng sự chồng con, bởì đó cũng là hạnh phúc của đời mình. Nhưng không nên vì thế mà làm đầu tắt mặt tối, chẳng kể đến thân như người phụ nữ xưa thường làm:
Hay:
Hiện nay ở hải ngoại, cũng có không ít phụ nữ vẫn sống theo lề thói đó, suốt ngày làm quần quật trong các xưởng thợ (nhiều khi còn làm thêm giờ hay làm 2, 3 công việc), đêm về lại thức khuya dậy sớm để lo dọn dẹp, thu vén cửa nhà, cơm nước cho chồng con. Như thế, chẳng bao lâu tâm sức phải hao mòn kiệt quệ, bệnh tật phải phát sinh, lúc đó có hối thì đã quá muộn.
Thế nên, người phụ nữ ngày nay, tốt hơn hết phải biết cách tổ chức đời sống, nghĩa là biết cách sắp xếp công ăn việc làm, cùng việc nhà việc cửa sao cho hợp lý. Về việc nhà, người phụ nữ ngoài chuyện phụng dưỡng cha mẹ già, lo việc chợ búa, bếp núc, còn phải dạy dỗ con cái. Do đó, những việc khác như hút bụi, dọn dẹp nhà cửa, giặt là quần áo, lau rửa chén bát (đôi khi cả việc chợ búa), có thể nhờ chồng con gánh đỡ. Người phụ nữ phải có đủ thời giờ để ăn ngủ, nghỉ ngơi, giải trí, tập thể dục, đọc sách báo trau dồi kiến thức… Có vậy, thân mới khỏe mạnh, tâm mới an lạc. Thân có khỏe, tâm có vui ta mới có đủ khả năng chu toàn trách nhiệm và an hưởng hạnh phúc bên chồng con. Ngoài ra, thân có khỏe, tâm có vui ta mới dễ dàng mở lòng từ bi, ban phát tình thương cho những người kém may mắn.
Lại nói đến chữ dung, người xưa xem nhẹ chữ dung nên thường có quan niệm, người phụ nữ đã có chồng con, không cần để ý đến việc điểm trang:
đôi khi đưa đến chỗ bất cần, cẩu thả, lôi thôi, lếch thếch:
Thật là một quan niệm sai lầm lớn, chúng ta hẳn biết, thói đời “gái tham tài, trai tham sắc”, thế nên, người phụ nữ có chồng rồi lại càng phải để ý đến việc điểm trang, đến cách ăn diện, để làm tôn thêm vẻ đẹp sẵn có về hình dáng cũng như nhan sắc của mình. Làm đẹp là một bổn phận của phái nữ. Trước hết nó là một nghệ thuật sống để xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình, nó tạo nên một hấp lực quyến rũ tình yêu của người chồng, đồng thời, làm người chồng cảm thấy được hãnh diện vì mình. Sau nữa, đối với bản thân, làm đẹp tạo niềm tự tin, sự yêu đời và còn là biểu hiện của lòng tự trọng.
Còn về chữ ngôn, chỉ lời ăn tiếng nói, nhất là lời ăn tiếng nói của phái nữ lại càng cần giữ gìn cho lắm. Các cụ ta xưa từng dạy, “lựa lời mà cho vừa lòng nhau”, thật là chí lý. Trong những trường hợp ta có ý định giáo dục con cái, thì không chỉ lựa lời mà còn phải lựa nơi, lựa lúc nữa. Quả thế, như khi con làm điều phải điều hay, ta không nên tiếc lời khen ngợi và còn nên khen trước mặt mọi người. Điều này khiến con trẻ cảm thấy sung sướng, phấn khởi, tự tin; giúp chúng thêm nghị lực phấn đấu để tiếp tục có những hành động tốt hơn, cho xứng đáng với lòng tin cậy yêu thương của cha mẹ. Trái lại, khi con làm điều sai quấy, ta không nên mắng mỏ giữa chốn đông người, tránh cho con khỏi bị tổn thương tự ái, cả giận mất khôn, hậu quả sẽ tai hại khó lường. Gặp trường hợp này ta nên vờ như không mấy chú ý, chỉ nói phớt qua cho con tự hiểu (có tật giật mình!), đợi khi con đã bình tĩnh trở lại, ta tìm dịp vắng vẻ, nhỏ nhẹ phân tích phải trái, rồi lựa lời khuyên can. Phương pháp giáo dục tâm lý này thường đem lại kết quả tốt đẹp như ta mong muốn.
Sau hết, về chữ hạnh, những nết tốt của người phụ nữ Việt Nam truyền thống xưa, như trong gia đình thì hết lòng hiếu thảo đối với tứ thân phụ mẫu (cha mẹ mình và cha mẹ chồng); hòa thuận, đùm bọc anh chị em, họ hàng; và nhẫn nại, hy sinh, tận tụy lo cho hạnh phúc chồng con. Ra ngoài thì luôn luôn giữ lòng ngay chính, giữ đức khiêm nhường, nhân hậu. Những đức tính này muôn đời vẫn có giá trị. Người phụ nữ Việt Nam sống nơi hải ngoại hiện nay, nhờ có giáo dục gia đình nên vẫn giữ được nhiều nét đẹp riêng, và hầu hết đã chiếm được cảm tình của các bạn bản xứ trên khắp thế giới.
Kết Luận
Để kết luận cho bài thuyết trình Phụ nữ Việt Nam và vấn đề giáo dục, chúng tôi xin được nhắc lại rằng, vấn đề giáo dục phụ nữ là một truyền thống tốt đẹp trong đời sống văn hóa dân tộc. Nhờ đó, xã hội ta xưa kia đã đào tạo được biết bao các bậc hiền phụ hiền mẫu, suốt đời tận tụy hi sinh phục vụ gia đình, giúp chồng con xây dựng bản thân, nên người hữu dụng cho nhà cho nước.
Ngày nay sống nơi hải ngoại, đặt lại vấn đề giáo dục phụ nữ, tất nhiên chúng ta không mảy may có ý hướng dẫn con trẻ sống theo nề nếp xưa của người gái Việt trên đất Việt. Một khi đã sống ở xứ người, “đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục” là lẽ tự nhiên. Sống ở xã hội nào phải biết thích ứng theo xã hội ấy, nếu không muốn bị lạc lõng, bị thua thiệt. Nhưng nhờ có được một sự giáo dục chặt chẽ của cha mẹ, của thầy cô (lớp Việt Văn), con em chúng ta đối với gia đình dân tộc, tình cảm đã chan hòa sâu đậm, tư tưởng đã rõ ràng vững chắc, thì tự chúng sẽ có khả năng để nhận xét mà loại bỏ những cái dở, tiếp thu những cái hay của xứ người, đồng thời, biết biến đổi cho thích hợp với nếp sống, tâm tình người mình. Như thế, con gái chúng ta vừa tiến hóa theo xã hội mới, vừa giữ được bản sắc khả ái của người phụ nữ Việt Nam thuần túy.
GS. Phạm Thị Nhung
*Chú thích
* về luật pháp Việt Nam
Bộ Quốc Triều Hình Luật (QTHL), bộ luật nhà Hậu Lê, còn gọi là luật Hồng Đức (1428-1788) đặc biệt lưu tâm đến việc bảo vệ gia đình và người phụ nữ:
* Vấn đề hôn nhân
a. Người còn gái dù đã đính hôn, chẳng may vị hôn phu bị ác tật, bị phạm tội hay bị phá sản, người đàn bà có quyền từ hôn (Đ.322).
b. Khi đã thành gia thất, nếu không vì công vụ mà người chồng không gần gũi vợ trong vòng 5 tháng (hay một năm đối với người đã có con), người vợ có quyền rời nhà chồng hoặc đi lấy chồng khác (Đ.308).
c. QTHL bắt chước luật cổ Trung Hoa (luật nhà Thanh), cho phép người chồng được đơn phương bỏ vợ nếu phạm vào một trong bảy trường hợp (gọi là thất xuất):
– 1. Không có con trai
– 2. Dâm dật
– 3. Không phụng sự cha mẹ chồng
– 4. Lắm lời gây gổ
– 5. Trộm cắp
– 6. Ghen tuông quá đáng
– 7. Có ác tật.
Nhưng ngay cả QTHL cũng như bộ luật Gia Long còn gọi là Hoàng Triều Luật Lệ (1815) lại đề xướng ba điều không cho phép người chồng bỏ vợ (tam bất xuất):
-1. Nếu người đàn bà đã chịu một đại tang ba năm (cha hay mẹ chồng)
– 2. Nếu lấy nhau trước nghèo, nay trở nên giàu có
– 3. Nếu người đàn bà cô thế, không nơi nương tựa.
* Vấn đề thừa kế
QTHL (Đ.721) cũng như chiếu chỉ của vua Lê Chiêu Tôn, đời Quang Thuận (1517) đã cho phép
1. Người con gái cũng như người con trai thứ đều có quyền chia di sản của cha mẹ để lại như con trưởng, trừ phần hương hỏa để nhà trưởng lo việc thờ cúng tổ tiên.
2. Nếu gia đình nào không có con trai, con gái trưởng được quyền thay thế lo việc thừa tự.
3. Trường hợp người trưởng tộc chết sớm, con trai còn nhỏ, người quả phụ vẫn được giữ quyền tộc trưởng thay con tế tự tổ tiên (khi hành lễ, góa phụ đứng chủ lễ, một người trong họ như em trai hay ông chú sẽ đứng bên phụ lễ).
Tuy nhiên vấn đề được đặt ra ở đây là, người nào chết không có con trai, di sản tuy con gái hưởng, tế tự tuy con gái lo nhưng vấn đề huyết thống vẫn không có người lưu truyền, vẫn là “vô hậu”. Theo Nho giáo, không có con trai nối dõi tông đường là một tội đại bất hiếu (bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại). Do đó, luật pháp và phong tục đã cho người đàn ông được quyền lấy vợ lẻ, nếu người vợ cả không sinh được con trai.
Luật Gia Long (1815) vì muốn bảo vệ người vợ cả, đã ra qui luật, người vợ lẻ chỉ được chính thức công nhận nếu người vợ cả đem trầu cau đi hỏi cho chồng. Người đàn ông cũng không có quyền truất vợ cả xuống làm thứ thiếp, cũng như không được quyền đưa thứ thiếp lên vai chính thất.
*Vấn đề điền sản
QTHL cho phép người đàn bà được hưởng ngang quyền với chồng. QTHL Phân biệt ba loại điền sản
– Phu tông điền sản là điền sản bên nhà chồng cho
– Thê tông điền sản là điền sản nhà vợ cho
Và:
– Tân tạo điền sản là điền sản do hai vợ chồng làm ra. Theo QTHL trường hợp người chồng chết mà góa phụ không có con, bà được chọn quyền làm chủ phần thê tông điền sản và phần nửa tân tạo điền sản. Nếu góa phụ có con thì tất cả điền sản gia đình bà trọn quyền nắm giữ, ngay cả khi đã cải giá, và chỉ chia cho các con khi bà chết. Trừ trường hợp cải giá, bà lợi dụng quyền này bán gia sản làm thiệt hại quyền lợi các con, chính quyền mới can thiệp. Cũng theo QTHL trong mọi vấn đề mua bán bất động sản đều phải có tên hai vợ chồng. Nếu sau này người chồng muốn bán, vợ không đồng ý, không ký tên, không thành.
Sách Báo Tham Khảo
Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử – Viện khoa học xã hội xb.Đặng Vũ Biền, Một vài cảm nghĩ về cộng đồng và nhân loại – Nội San Hội Ái Hữu Dược Sĩ Người Việt Hải Ngoại, số Xuân Ất Hợi 1995. Vũ Trọng Chất, Vẻ vang dân Việt – I (1992), II (1993) xb tại California. Huỳnh Bích Cẩm, Tứ đức trong đời sống hiện nay. Ái Hữu Gia Long. Kỷ yếu xuân Nhâm Thân. Cao Thế Dung, Vị trí đích thực và giá trị cao quí của phụ nữ Việt Nam – Trích báo Lửa Việt.Vũ Ngọc Khánh, Văn hóa gia đình VN, Nhà xb Văn hóa Dân tộc, VN 1998Phan Thị Ngọc Dung (Nam Úc): Đức dục trong giáo dục học đường. Thuyết trình tại Đại Hội Úc Châu tháng 4/1995. Đặc san số 7. Hội Ái Hữu vùng Bắc Paris. Đỗ Thị Hảo: Những bà giáo thời xưa, nhà xb Phụ Nữ, Hà Nội 1998.Nguyễn Ngọc Huy: Phiên Âm, dịch nghĩa và chú thích Quốc Triều Hình Luật – Q.A Viet Publisher Thư quán xb, 1989.Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược – Bộ Giáo Dục xb, Saigon, 1971. Phạm Quỳnh: Địa vị người đàn bà trong xã hội ta – Nam Phong, số 82, Hà Nội, 1924. Lý Văn Phức: Gia Huấn Ca (xưa ngoài Bắc có khuynh hướng cho là của Nguyễn Trãi).