Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Trên đời vốn vô sự, chỉ có con người tự sầu lo

Ở cõi đời này, chúng ta chỉ là những vị khách qua đường vội vã. Trên dòng sông thời gian dài đằng đẵng, ta từng trải qua bao cảnh tử biệt sinh ly, những cơn mưa gió bão bùng, nào là bôn ba mệt nhọc, nào là lúc khóc lúc cười, khi buồn khi tủi…

Đời người chính là một chặng đường tu dưỡng. Chúng ta dần dần già đi, hiểu biết nhiều thêm, có cái nhìn thông suốt hơn. Bạn sẽ nhận ra rằng, biết buông bỏ đúng lúc thì con đường nhân sinh trước mắt càng bước càng nhìn rõ phương hướng, lối về trong tâm càng bước lại càng thấy thênh thang.

Tình như ảo mộng, tựa như cơn mưa của ngày hôm qua…

Có những người ta từng yêu tha thiết, từng cùng ta vẽ nên những bức họa màu hồng tương lai, suốt đời muôn kiếp bên nhau như chim sát cánh, như hoa liền cành. Vậy mà đến phút cuối mới hiểu ngay cả những người từng cùng nhau thề non hẹn biển chưa chắc đã được ở bên nhau…

Chiếc thuyền nhỏ của kiếp người lênh đênh giữa dòng sông thời gian đằng đẵng, chẳng biết khi nào, chẳng biết tới nơi đâu để gặp được người tri kỷ. Trong hành trình xuôi ngược, dẫu là hai chiếc thuyền gặp nhau, rẽ nước sóng đôi bên nhau mà cũng chưa chắc đã có thể cùng chung bến đỗ.

Ta cứ ngỡ quan ải tình cảm thật khó vượt qua. Khi hương lửa mặn nồng, tình ý say đắm thì đậm sâu là thế, mà phút biệt ly lại yếu mềm, rã rời đến vậy. Tình yêu vốn không thể viên mãn, tròn đầy như ý người ta muốn. Chẳng phải có người đã từng thở dài: “Tình chỉ đẹp khi hãy còn dang dở…” đó sao?

Nhưng khi đã nhìn thấu, lại chợt nhận ra, tình là một thứ ảo mộng, là cơn mưa của ngày hôm qua, là bóng chiều hiu hắt, là chiếc lá lìa cành đơn côi của mùa đông dĩ vãng. Là con người mà, bạn vẫn phải kiên cường cất bước trên chặng đường nhân sinh phía trước. Và bởi chăng, chỉ thời gian mới có thể xoa dịu mọi vết thương lòng…

Cuộc hội ngộ của những mối nhân duyên

Long Ưng Đài, một nhà văn nổi tiếng Đài Loan từng viết: “Dần dần, dần dần tôi mới hiểu được rằng cuộc hội ngộ giữa cha mẹ và con cái chỉ là duyên phận của bạn và cha mẹ trong đời này, kiếp này thôi. Bạn sẽ liên tục nhìn thấy bóng dáng mẹ cha càng xa dần, mờ dần. Bạn đứng ở đầu này của nơi con hẻm nhỏ, nhìn bóng dáng họ dần biến mất khỏi tầm mắt nơi khúc quanh của con đường. Cha mẹ dùng bóng ảnh của mình mà nói với bạn rằng: Con chớ đuổi theo ta!”.

Chúng ta càng bám đuổi, bóng ảnh càng sâu hun hút và tan biến vào hư không. Cảnh tượng đượm buồn ấy đã khơi dậy biết bao niềm thương cảm, biết bao trái tim thổn thức của những người con. Nhưng dẫu thế nào, ta cũng chẳng thể tìm lại được hình bóng xưa cũ của những người thân yêu đã mất. Là như vậy đấy, dẫu thế nào, ta cũng chẳng thể đuổi kịp họ…

Mỗi lần nhớ tới họ, cả bầu không gian này đều là tràn ngập bi thương, hoài niệm. Nỗi thống khổ lúc đó quả là đau thấu tâm can, không tả thành lời. Nhưng bạn biết đấy, khi có thể nhìn thấu, bạn sẽ hiểu người đã khuất vĩnh viễn sẽ không quay trở lại. Thời gian trôi chảy, kiếp người nhỏ nhoi, nỗi buồn cũng vơi dần theo năm tháng. Khi ấy, bạn sẽ học được cách từ biệt nỗi niềm thương cảm này để sống cuộc đời thực tại của mình tốt hơn, ý nghĩa hơn.

Gặp gỡ rồi chia tay, âu cũng là quy luật của đất trời

Từ biệt không phải là đau khổ, càng không phải là kết thúc cuối cùng. Người ta vẫn luôn không ngừng trưởng thành sau mỗi lần từ biệt. Gặp gỡ rồi chia tay, tụ tán rồi ly biệt, đó luôn là quy luật của đất trời này, cũng là chuyện mà mỗi sinh mệnh đều phải nếm trải, dù đôi khi nó không hề dễ chịu.

Không chỉ là từ biệt người mình yêu thương, từ biệt cha mẹ đã yên giấc ngàn thu, chúng ta còn phải từ biệt tuổi thiếu thời, từ biệt tuổi thanh xuân, từ biệt những người thân, đến cuối cùng là từ biệt người yêu dấu, từ biệt người bạn đời, từ biệt cõi hồng trần này…

Trong phút biệt ly, đôi khi người ta trở nên tỉnh táo hơn cả. Vào lúc ấy, bạn sẽ hiểu rằng những thời khắc đã trôi qua vốn không thể níu giữ được nữa. Có thể ta cũng từng oán giận, cảm thán vì đã bỏ lỡ những thời khắc ý nghĩa, không còn những câu chuyện tình oanh liệt một thời của tuổi thanh xuân, hay chưa dốc lòng trong thời đại cạnh tranh này.

Nhưng sau này, khi đã thấu suốt mọi việc, ta mới hiểu rằng chuyện qua đi chẳng thể nói lại, lời nói ra cũng không thể thu hồi. Những kỷ niệm chỉ còn là một cuốn phim cũ, là những khung ảnh nhạt nhòa trong ký ức mà thôi.

Bởi vậy, đừng chìm đắm mãi trong ngày hôm qua. Nuối tiếc mãi về một thời đã qua chi bằng hãy giữ lấy thời khắc hiện tại. Bởi lẽ hiện tại của chúng ta cuối cùng lại sẽ trở thành quá khứ mà thôi…

***

Trên đời này vốn chẳng có sự vĩnh hằng, nhưng chúng ta hãy tin vào điều tốt đẹp. Trong chặng đường tu dưỡng, không ngừng buông bỏ của kiếp nhân sinh này, chúng ta rất cần một trái tim rộng mở và thông suốt.

Có câu rằng: “Trên đời vốn vô sự, người thường tự lo sầu”. Thông suốt thì sẽ chẳng còn âu sầu, buông xả thì cũng không còn nuối tiếc và ân hận. Coi nhẹ chuyện thế gian, trong tâm cũng không vương vấn bụi trần. Trời đất cũng theo tâm mà biến chuyển, cuộc đời sẽ thành an nhiên tự tại và cõi về sẽ trải rộng thênh thang.

Nhìn ảnh Sài Gòn xưa mà lòng rưng rưng

Không ít người nhìn những bức ảnh xưa về Sài Gòn mà rưng rưng nước mắt…​ Học sinh ăn bò bía trên đường phố Sài Gòn những năm 1950. Quyển...

“Em chưa hát ca dao một lần” (Trịnh Công Sơn)

Cách nay hơn sáu chục năm, một chiều thu Việt - Bắc heo may. Trên đường đi công tác về, gần tới ATK - an toàn khu, Tố Hữu hồ...

Ảnh về “chợ đen” Sài Gòn trước 1975

Gọi là “chợ đen” vì hàng chục gian hàng nơi đây đều bán “hàng PX Mỹ” – được tuồn ra lén lút từ các cửa hàng PX (Post Exchange, hệ...

Xin lỗi, tôi không có bằng Tiến sĩ

Tiến sĩ để làm gì? Câu hỏi nghe chừng thừa thãi. Nhưng là câu hỏi thường gặp dành cho những ai đang dợm bước vào con đường “kiếm bằng Tiến...

Sài Gòn những năm 50 qua ống kính người nước ngoài

Vẻ hoa lệ của Sài Gòn xưa không chỉ được người Việt biết đến, mà còn được người nước ngoài ngưỡng mộ. Điều đó được thể hiện qua những bức...

Ông quan thanh bạch

Làm quan như ông Dương Chấn đối với người đã đề bạt không cần ơn, đối với dân mình cai trị không ăn lễ, lúc đêm khuya, tấm lòng cũng...

Những đứa trẻ mưu sinh nơi đô thị

“Cô ơi mua giùm con tờ vé số, chú ơi mua cho em ổ bánh mì”. Giọng mời gọi trong veo của các em xen giữa âm thanh xô bồ,...

Các món ăn ngon ở Đakao

Nói về văn hóa mà không nói đến các món ăn thì có phần thiếu sót, vì ăn uống cũng là một phần khá quan trọng trong đời sống văn...

Bàn chuyện PHỞ ở Sài Gòn

Rất lạ là đất hủ tíu Sài Gòn lại có nhiều quán phở nổi tiếng. Có quán nổi tiếng vì trước 1975, có lần Chủ tịch UB hành pháp trung...

Trong tiệm nước người Hoa

Mỗi lần anh tôi lên Sài Gòn đều rủ tôi đi ăn sáng tại tiệm Tân Sinh Hoạt. Có món gì ngon ở đó? Anh chỉ thích ngồi nhớ lại...

Nữ sinh Sài Gòn – Gia Long xưa

"Gia Long tôi, chẳng phai nét cổ kính Dãy tường cao phủ kín mảnh vườn chơi…" Những vần thơ duyên dáng mà Đào Bạch Cúc viết về trường nữ sinh...

Lo trời đổ

Ngày nay, chính cái thân mình cũng chẳng phải của mình có, mà lo cho cái thân ấy còn thường khi không được, thế mà lo khi trời đổ, đất...

Exit mobile version