Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tưới dưa cho người

Tống Tựu làm quan Doãn một huyện gần biên thuỳ nước Lương, chỗ giáp với nước Sở.

Người đình trưởng ở biên thuỳ nước Lương cùng người đình trưởng ở biên thuỳ nước Sở, hai người cùng trồng dưa. Người bên nước Lương chăm làm và tưới luôn nên dưa tốt. Người bên nước Sở biếng làm và tưới ít nên dưa xấu.

Quan Doãn ở ngay huyện biên thuỳ nước Sở, thấy bên Lương tốt, bên mình xấu, lấy làm tức giận lắm.

Người đình trưởng nước Sở thấy dưa bên Lương tốt hơn dưa của mình, cũng sinh ra ghen ghét, đêm đêm cứ lẻn sang cào vỏ dưa của bên Lương, đến nỗi dưa bên ấy phải héo chết mất một ít.

Sau người đình trưởng nước Lương biết mới nói với người trưởng trong huyện, ý cũng muốn lẻn sang cào vỏ dưa bên Sở.

Người trưởng lại đem việc ấy nói với Tống Tựu.

Tống Tựu bảo:

– Ôi! Sao lại thế! Thế chỉ là gây thù oán, chuốc tai vạ thôi. Này ta bảo ngươi, chớ sang cào dưa của người ta, cứ đêm lẻn sang tưới dưa cho người ta mà đừng để cho người ta biết.

Người đình trưởng cứ theo thế mà làm.

Sau dưa bên Sở mỗi ngày một tốt. Người đình trưởng nước Sở lấy làm lạ, xét mãi ra mới biết người đình trưởng nước Lương làm giúp.

Quan Doãn nước Sở biết rõ việc ấy, lấy làm vui lòng, tâu lên vua Sở.

Vua Sở biết chuyện, buồn và có ý thẹn, nghĩ rằng: Ngoài cái tội đi cào dưa của người ta, chắc còn có nhiều việc khác đáng tội với người ta nữa.

Vua bèn lấy nhiều của đưa sang tạ tội vua Lương và xin giao hiếu.

Vua Lương cũng tin lòng. Thành ra hai nước giao hảo với nhau được lâu.

Cổ ngữ có câu: “Chuyển bại nhi vi công, nhân hoạ nhi vi phúc” nghĩa là xoay cái bại mà làm nên công, nhân cái hoạ mà gây phúc. Lão Tử có nói: “Báo oán dĩ đức” nghĩa là đem đức để báo oán. Hai câu ấy tức như truyện này.

Ôi! Người ta đã làm không phải, sao ta lại còn bắt chước người ta!

Giả Tử Tân Thư

Lời bàn:

Thói thường ở đời, mình dở không ưa người hay, mình lười không ưa người chăm, mình trái không ưa người phải, mình nghèo hèn không ưa người giàu sang… Cho nên người với người thường hay sinh sự.

Gia dĩ những người ở vào chỗ đất phân ra hai nước, chia làm biên thuỳ, thì sự chiến tranh lúc nào cũng nằm sẵn ở đó. Như đây, vì chuyện dưa mà hai người trồng thù hằn, hai quan uý ghen ghét. Nếu không có Tống Tựu khéo khu xử thì biết đâu máu chảy chẳng thành sông, xương chất chẳng thành núi; ở đời những việc ẩu đả, kiện tụng, tranh chiếm, tàn phá thảm hại vô cùng, thường hay do tự những việc nhỏ mọn gây ra. “Cái sẩy nẩy cái ung” là thế.

Ta đọc câu chuyện này, ta rất cảm phục Tống Tựu là người có lượng bao dung đủ hoá được cái lòng quân hoạnh nghịch, biết cách khéo xử đủ biến chuyển được cái dơ ở đời. Nếu người đã không phải với ta, ta lại không phải với người nữa, thì hai bên có khác gì nhau, mà cái không phải cứ liên miên theo mãi thì sinh ra bao chuyện đáng thương, đáng tiếc! Cho nên “Dĩ oán báo oán” không phải là cách người quân tử đối với đời. Người quân tử nếu không “Dĩ trực báo oán” thì “Dĩ đức báo oán” có thế mới mong địch được quân gian tà, tiêu trừ được thói trá nguỵ vậy.

Hotel Morin – Một “Kỳ Quan” của đất Huế

Giáo sư Vĩnh Sính viết cảm xúc về trận hồng thủy vừa tàn phá đất Huế cách đây mươi năm (và bây giờ hầu như mỗi năm), thuật một đoạn...

Nguồn gốc của cách nói ‘chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân’

Cổ ngữ có câu: “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân”, nguyên nghĩa là chỉ những người đắc đạo không dùng thân phận chân thật của mình...

Viện Dục Anh ở Sài Gòn

Theo số liệu còn giữ được thì trong thập niên 1930 ở Nam Kỳ có khoảng gần 4000 trẻ mồ côi trên tổng số dân chưa đầy 4 triệu. Thế...

Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta

Kiến thiết quốc gia Giúp đồng bào ta Xây đắp muôn người Ðược nên cửa nhà Tô điểm giang san Qua bao lầm than Ta thề kiến thiết Trong giấc...

Đều như vắt tranh là gì?

Chúng ta vẫn thường nói "đều như vắt chanh". Nhưng thực ra câu này không có ý nghĩa. Vì vắt quả chanh thì làm sao mà đều được. Nguồn gốc...

Âm gốc của “khoái trá” là “quái chá”

Tại mục “Quán mắc cỡ”, Tuổi trẻ cười số 479 (1/7/2013) do Cô Tú phụ trách, độc giả Dương Văn Long (Thái Nguyên) có đặt câu hỏi: Trong cuốn Từ...

Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

Một chút ngẫm nghĩ về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực...

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

Tiếng ta còn thì nước ta còn! Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân...

Hà rầm hà rạc là nghĩa gì?

Hà rầm hà rạc là chuyện kể của người Cơ Tu, giáo dục các bạn nhỏ phải biết yêu thương, đùm bọc anh chị em và là bài học quý giá...

A Di Đà Phật nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, A Di Đà Phật có 2 nghĩa: 1. Tên của Phật A Di Đà - vị giáo chủ cõi Tây phương Cực lạc và là vị Phật được tôn...

Ông Đạo – một hiện tượng tôn giáo lý thú ở Nam Bộ

Trong những chuyến khảo sát điều tra điền dã dân tộc học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôi đã được nghe nhiều chuyện về ông Đạo. Đọc một...

Ai…hột vịt lộn hôn…

Cách nay khoảng chục năm, khi đi công tác ở Manila, tôi được đồng nghiệp, (mà chắc cũng là đồng bọn) ở đây rủ đi bia bọt ở một quán...

Exit mobile version