Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao cả đời thắp hương bái Phật vẫn xuống địa ngục?

Ngày nay, mọi người thường thắp hương bái Phật, thậm chí quyên rất nhiều tiền để mong được tiêu tai, giải nạn, phát tài, khỏi bệnh… Thế nhưng chúng ta hàng ngày bái Phật mà vẫn làm chuyện xấu thì Thần Phật liệu có thể chấp thuận thỉnh cầu của ta không?

Cả đời thắp hương bái Phật là có thể về thế giới Cực Lạc sao? (Ảnh: pixabay)

Trong trấn Cổ Khê có một ông chủ lớn họ Vương, giàu có nhất vùng nhưng tính tình lại keo kiệt, giảo hoạt gian trá, đối với người làm lại hà khắc đủ kiểu, cưới được 3 người vợ đẹp đều xuất thân từ gia đình nghèo khổ trong trấn nhỏ. Ông không thích uống rượu hay cờ bạc, mà chỉ thích thờ phụng Bồ Tát. Thậm chí ông còn đặc biệt tìm mảnh đất tốt, phong thủy bảo địa để xây lên một ngôi miếu, mời sư sãi đến tu hành, hàng năm quyên rất nhiều tiền nhang đèn, có thể đủ cho nhà nghèo khổ ăn cả nửa đời.

Ông chủ Vương tự biết mình làm nhiều việc xấu, vì không muốn chịu khổ sau khi chết nên từ sớm đã thắp hương bái Phật, dựa vào đó mà thỉnh cầu Phật tổ, nghĩ rằng bản thân quyên nhiều tiền như vậy, Phật tổ tự nhiên sẽ chiếu cố, giúp mình.

Thời gian dần dần trôi qua, đến mùa Đông năm nọ, ông chủ Vương bệnh tình nguy kịch, tự biết hạn chết đã đến bèn an bài ổn thỏa hậu sự, còn dặn dò người nhà sang năm tăng tiền thuê ruộng lên gấp đôi sau đó liền qua đời. Tuy nhiên, thay vì được đến thế giới Cực Lạc như lâu nay ông vẫn nghĩ thì ông lại đến phủ Diêm Vương âm u đáng sợ.

Trên điện Diêm Vương, ông chủ Vương tức giận chất vấn: “Tôi cả đời thắp hương, cung phụng Phật tổ, vậy mà ông ấy lại không biết báo ân, đưa tôi đến nơi tồi tàn âm u này, gặp Diêm Vương xấu xí!“. Nghĩ đến việc nơi mình đang đứng không phải thế giới Cực Lạc mà là âm tào địa phủ, người trước mặt mình không phải Phật Tổ hay Bồ Tát mà là Diêm Vương, quỷ sứ, ông chủ Vương lại nghiến răng tức giận, nghĩ rằng việc mình thắp hương, quyên tiên nhang đèn nhiều năm qua đều là uổng phí!

Cai quản địa phủ bao nhiêu năm qua mà chưa từng thấy người nào xuống địa phủ lại ngạo mạn vô lý như vậy, Diêm Vương lập tức lật sổ ghi chép thuở bình sinh, sau khi nhìn đi nhìn lại vài lần liền lớn tiếng: “Được lắm Vương Nhị! Bổn vương quản lý người chết, dù cho khi còn sống có là hoàng đế thì lúc chết cũng do ta quản lý, việc xấu của ngươi ghi chi chít trên sổ sinh tử, tội nghiệp chồng chất đủ bị đày xuống 18 tầng địa ngục, ngươi lại còn nghĩ đến chuyện về thế giới Cực Lạc! Quỷ sứ! Giải hắn đi, để hắn từ từ ăn năn, cuối cùng đọa nhập cõi súc sinh“.

Sự tức giận của Diêm Vương làm rung chuyển toàn bộ địa phủ. Ông chủ Vương sợ tới mức á khẩu không trả lời được, đứng cũng không vững. Khi nghe thấy chính mình phải đi chịu khổ, ông lập tức rã rời tay chân ngồi bệt dưới đất, nhanh chóng bị quỷ sai kéo đi, nhưng lúc này điều ông chủ Vương nghĩ đến lại là mình bị gạt, than trách: “Ai nói thường thắp hương bái Phật thì sau khi chết, Phật tổ sẽ nhớ công đức mà đưa ta đến thế giới cực lạc!

Vừa nghĩ xong, trước mặt ông chủ Vương đột nhiên xuất hiện một vầng sáng màu đỏ, ông ngẩng đầu lên nhìn, thì ra là Bồ Tát! Vừa phát hiện là Bồ Tát, ông ta liền chửi như tát nước: “Được lắm Bồ Tát! Ông đây cả đời thắp hương cung phụng các ngươi, quyên tiền nhang đèn, hôm nay ngươi lại đối xử với ta như thế! Cái thứ vong ân phụ nghĩa!

Bồ Tát xuất hiện lý giải nguyên nhân… (Ảnh minh họa: sohu)

Bồ Tát nghe xong đi đến trước mặt ông chủ Vương nói: “Ngươi cho là mình thật sự cả đời thắp hương bái Phật?

Vậy chứ không phải sao! Đắp nặn tượng vàng, xây dựng chùa miếu, ta đều làm cho ngươi rồi!“, ông chủ Vương đáp. Đồng thời ông nghĩ “chẳng lẽ Phật tổ không biết hành động của mình?“, liền vui mừng thỉnh cầu: “Với số công đức đã tích lũy, tôi xứng đáng được đi Tây Thiên gặp mặt Phật tổ, chứ không phải chịu nỗi khổ luân hồi này“.

Bồ Tát nghe xong vẫn mỉm cười nói: “A di đà phật, Vương Nhị, ngươi kiếp trước làm đủ chuyện xấu, cưỡng bức dụ dỗ, mạnh mẽ cướp đoạt dân nữ, đối với nông dân thuê ruộng thì khiển trách nặng nề vô lý, thái độ làm người ngạo mạn vô lý. Phật tổ không hưởng hương cầu khẩn của người hành ác“.

Ngài lý giải: “Mâm quả cúng không phải để các vị Phật hay Bồ Tát ăn, mà là để các ngài nhìn ‘quả’ nghĩ đến ‘nhân’, nhiều loại thiện nhân được thiện quả, còn ly nước là để lòng ngươi yên tĩnh như nước, bài trừ tạp niệm! Nếu không phải tiền nhang đèn của ngươi được tăng lữ dùng để cứu trợ dân chúng bần cùng khốn khổ, chỉ sợ ngươi vạn kiếp bất phục! Ngươi đã hiểu rõ chưa?” Nói xong, Bồ Tát mỉm cười như cũ rồi rời đi.

Nghe Bồ Tát nói xong, ông chủ Vương ngây ngốc ngẩn người, cúi đầu nghĩ: “Thực sự chính là mình đã sai rồi, đúng là người đang làm trời đang nhìn!” Ông tự biết bản thân nghiệp chướng nặng nề, ngoan ngoãn đi chịu nỗi khổ địa ngục…

Góp ý về từ “Đốc”

Kiến thức ngày nay, số 231 có bài “U em” (tr. 22, 23) làm tôi rất cảm động. Xin được chia sẻ với tác giả một cách chân thành và...

Tổ nghề sân khấu là ai?

Ở sân khấu buổi trình diễn nào cũng lập bàn thờ Tổ đặng nghệ sỹ trước khi ra sân khấu thắp nhang khấn vái. Họ vái Tổ rất thành khẩn...

Bài thơ “Ngậm ngùi” Huy Cận viết cho ai ?

Trên thi đàn văn học Việt Nam thập niên 40-50 của thế kỷ trước, thi sĩ Huy Cận được mệnh danh là một nhà thơ đa tài. Theo nhiều nhà...

Sự Khác Biệt Giữa Thức Ăn Việt Và Tàu

Thật ra, tôi rất ngại khi cầm viết ghi lại những câu hỏi đã trả lời cho những bạn bè người nước ngoài khi họ hỏi tôi: Người Việt Nam...

Thói ghen ghét, đố kỵ của người Việt

Sự ghen ghét, đố kỵ hình thành khi một người cảm thấy mình thua kém người khác và tức giận vì điều đó. Sự ghen ghét, đố kỵ thường không...

Từ Hi Thái hậu làm gì khiến cỏ không thể mọc trên lăng mộ ?

Từ Hi Thái Hậu là mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Nhiều nhà sử học hiện đại ở Trung Quốc và hải ngoại miêu tả Từ...

Nga Sơn miền quê cổ tích

Ca dao xưa có câu: Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông Ngay mở đẩu ta đã nghe tới Nga Sơn, vậy đây...

Đại học ở Việt Nam và tư tưởng bằng cấp của người Việt

Một số đại học có xu hướng trở thành cơ sở thương mại. Họ cư xử với sinh viên như khách hàng. Thay vì tập trung giúp sinh viên phát...

Tây Thi – mỹ nhân ‘người’ Bách Việt

1. Tây Thi là một người đẹp nổi tiếng trong lịch sử phương Đông cổ đại. Nàng tên thật là Thi Di Quang [baike.baidu.com], được cho là sinh ra vào...

Công của Lê Văn Duyệt trong việc đào kinh Vĩnh Tế

Thượng Công Lê Văn Duyệt là nhà quân sự, nhà chính trị song toàn; chí công và nghiêm minh. Ông trị nước bằng cách thương dân, nghiêm khắc bọn quan...

Bộ ảnh miền Trung những năm 70

Những bức ảnh cho ta thấy một miền Trung với những cảnh sinh hoạt bình dị của người dân trên dải đất đầy nắng và gió. Miền Trung thường được...

Quy Luật Về Dấu Hỏi Ngã

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài quy luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta. Dấu hỏi ngã được căn cứ...

Exit mobile version