Lập pháp

Hiến pháp trao quyền thông qua luật cho Quốc hội. Một đề xuất được Quốc hội xem xét được gọi là một dự luật (bill). Nếu đa số thành viên mỗi viện (Thượng viện và Hạ viện) thông qua (trong trường hợp Tổng thống phủ quyết, thì tỷ lệ đa số phải là hai phần ba), thì dự luật sẽ trở thành luật. Luật liên bang được gọi là đạo luật (statute). Còn Bộ luật Hoa Kỳ (United States Code) là kết quả của việc “pháp điển hoá” các đạo luật liên bang. Bản thân Bộ luật không phải là một luật, mà nó chỉ là các đạo luật được sắp xếp theo trật tự lôgích. Ví dụ, Tiêu mục (Title) 20 bao gồm các đạo luật về Giáo dục, còn Tiêu mục 22 bao gồm các đạo luật về Đối ngoại.

Quyền làm luật của Quốc hội bị giới hạn. Nói chính xác hơn, nó được người dân Mỹ ủy quyền thông qua Hiến pháp, trong đó quy định những lĩnh vực mà Quốc hội có quyền hoặc không có quyền làm luật. Điều I, Mục 9 của Hiến pháp cấm Quốc hội thông qua một số loại luật. Ví dụ, Quốc hội không được thông qua một đạo luật hồi tố “ex post facto” (luật áp dụng hồi tố, “sau khi sự kiện đã diễn ra”), hoặc áp đặt thuế xuất khẩu. Điều I, Mục 8 liệt kê các lĩnh vực Quốc hội được làm luật. Một số nội dung khá là cụ thể (như “Xây dựng Bưu điện”), nhưng nhiều nội dung khác thì lại rất chung chung, nổi bật nhất là quy định “được điều chỉnh thương mại với nước ngoài, và giữa các bang”. Tất nhiên, quyền diễn giải các quy định thẩm quyền kém chính xác là cực kỳ quan trọng. Do đó, trong giai đoạn đầu của lịch sử nền cộng hòa, nhờ nắm được vai trò diễn giải, nên ngành tư pháp đã nắm thêm một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.

brown wooden stand with black background

Tư pháp

Cũng như các ngành khác, quyền của ngành tư pháp Hoa Kỳ được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp chỉ quy định thẩm quyền xét xử liên bang trong một số loại tranh chấp nhất định. Điều III, Mục 2 liệt kê những nội dung này. Hai loại tranh chấp quan trọng nhất là các vụ việc liên quan đến nghi vấn luật liên bang (“Tất cả các vụ việc về luật và công bằng, phát sinh từ Hiến pháp, các đạo luật của Hợp chúng quốc và các hiệp ước đã ký kết …”) và các vụ việc “đa chủng”, tức là các vụ tranh chấp giữa công dân của hai bang khác nhau. Thẩm quyền xét xử này cho phép mỗi bên có thể tránh đưa vấn đề ra trước các tòa án của bang của nhau.

Quyền xét xử thứ hai xuất hiện trong những năm đầu của nền cộng hòa. Như giải thích trong Chương 2, phán quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong vụ Marbury kiện Madison (1803) đã giải thích thẩm quyền (được Hiến pháp ủy quyền) của nó là được phép xác định một đạo luật vi hiến, và tuyên bố luật vô hiệu. Một đạo luật có thể vi hiến nếu nó xâm phạm các quyền của người dân được Hiến pháp bảo vệ, hoặc nếu Điều I không cho phép Quốc hội được thông qua loại luật đó.

Do đó, quyền diễn giải các quy định hiến pháp mô tả lĩnh vực nào Quốc hội được làm luật là rất quan trọng. Theo truyền thống, Quốc hội thường chứng minh rằng các đạo luật là cần thiết nhằm điều chỉnh “thương mại … giữa một số bang”, hay còn gọi là thương mại xuyên bang. Đây là một khái niệm mềm dẻo, khó mô tả chính xác. Thực tế, mỗi người đều có thể cho rằng gần như tất cả các đạo luật đều có sự ràng buộc hợp lý giữa mục đích của nó với việc điều chỉnh thương mại xuyên bang. Nhưng nhiều lúc ngành tư phá p diễn giả i “điều khoản thương mại” một cách bó hẹp. Ví dụ, năm 1935, Tòa án tối cao đã vô hiệu hóa một đạo luật liên bang quy định số giờ làm và mức lương của người lao động ở các lò mổ New York, vì tất cả thịt gà được xử lý ở đây đều được bán cho các cửa hàng và quầy thịt ở New York và do vậy không có yếu tố thương mại xuyên bang. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tòa án tối cao bắt đầu ủng hộ các chương trình thuộc Chính sách mới (New Deal) củ a Tổng thống Franklin D. Roosevelt một cách rộng rãi hơn, và ngày nay các tòa án liên bang vẫn tiếp tục diễn giải quyền thương mại theo nghĩa rộng, mặc dù không rộng đến mức có thể cho phép Quốc hội có thể thông qua bất cứ loại luật nào.

Hành pháp

Điều II trao “Quyền hành pháp” cho Tổng thống Hợp chúng quốc. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống George Washington, toàn bộ ngành hành pháp bao gồm một Tổng thống, một Phó tổng thống, và các bộ Ngoại giao, Ngân khố, Chiến tranh và Tư pháp. Nhưng khi đất nước lớn mạnh lên, ngà nh hành pháp cũng phát triển thêm. Ngày nay, có đến 15 bộ cấp nội các. Mỗi bộ có một số tổng cục, cục và các cơ quan khác. Ngoài ra còn có một phần ngành hành pháp nằm ngoài các bộ. Tất cả đều thực thi quyền hành pháp do Tổng thống ủy nhiệm và chịu trách nhiệm cuối cùng trước Tổng thống.

Trong một số lĩnh vực, mối quan hệ giữa hành pháp và hai ngành kia là không rõ ràng. Giả sử có một hoặc một số người cướp ngân hàng. Quốc hội thông qua một đạo luật quy định hành vi cướp ngân hàng là phạm tội (Bộ luật Hoa Kỳ, Tiêu mục 18, Mục 21131). Cục điều tra liên bang (FBI), một cục thuộc Bộ Tư pháp, có thể sẽ điều tra vụ việc. Khi nó phát hiện một hoặc một số người tình nghi, một viên Công tố liên bang (cũng thuộc Bộ Tư pháp) có thể cố gắng chứng minh người tình nghi là tội phạm trong một phiên xét xử do một Tòa án sơ thẩm cấp hạt Hoa Kỳ tiến hành.

Cướp ngân hàng là một vụ việc đơn giản. Nhưng khi đất nước ngày càng phát triển và hiện đại hóa, mối quan hệ giữa ba ngành trong hệ thống luật pháp cũng phát triển để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn của xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp. Vai trò của ngành hành pháp thay đổi nhiều nhất. Trong ví dụ cướp ngân hàng, Quốc hội hầu như không cần đến chuyên môn để có thể dự thảo một đạo luật quy định hành vi cướp ngân hàng là tội phạm. Hãy giả sử các nhà làm luật muố n cấm các lọa i dược phẩm “nguy hiểm” trên thị trường, hay hạn chế lượng ô nhiễm “độc hại” trong không khí. Quốc hội có thể chọn cách quy định chính xác định nghĩa của các thuật ngữ đó. Đôi lúc Quốc hội cũng làm vậy, nhưng có xu thế là Quốc hội ngày càng tăng cường trao bớ t một phầ n thẩm quyền của nó cho các cơ quan hành chính công trong ngành hành pháp. Do đó, Cục quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) là cơ quan giám sát độ tinh sạch của thực phẩm và dược phẩm quốc gia, còn Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) là cơ quan điều chỉnh vấn đề tác động môi trường đất, nướ c và không khí của các ngành công nghiệp.

Mặc dù các cơ quan nhà nước chỉ nắm giữ những thẩm quyền được Quốc hội ủy quyền theo luật, nhưng phạm vi thẩm quyền đó có thể khá lớn. Nó có thể bao gồm quyền được ban hành các quy tắc quy định chính xá c các thuật ngữ chung chung trong luật. Luật có thể cấm lượng ô nhiễm “nguy hiểm” trong không khí, còn EPA sẽ quy định loại chất và hàm lượng của mỗi loại chất được coi là nguy hiểm. Đôi lúc luật trao quyền cho một cơ quan nhà nước được phép điều tra các hành vi vi phạm các quy tắc của nó, phán xử các vi phạm đó, và thậm chí là cả việc áp dụng lệnh trừng phạt.

Các tòa án sẽ vô hiệu hóa một đạo luật trao quá nhiều quyền cho một cơ quan. Một đạo luật quan trọng là Đạo luật thủ tục hành chính (Bộ luật Hoa Kỳ, Tiêu mục 5, Mục 551, và mục tiếp theo) đã giải thích các thủ tục mà một cơ quan phải tuân thủ khi ban hành các quy tắc, đánh giá vi phạm và áp dụng chế tài. Nó cũng quy định các bên được phép đưa một quyết định của cơ quan hành pháp ra xem xét trước toà như thế nào.

Các nguồn luật khác

Nguồn rõ ràng nhất của luật pháp Mỹ là các đạo luật do Quốc hội thông qua, được bổ sung bằng các quy định hành chính. Đôi khi những nguồn này quy định rõ ràng ranh giới giữa hành vi hợp pháp và phạm pháp như trong ví dụ cướp ngân hàng nhưng không có nhà nước nào có thể ban hành đủ luật để khép kín được tất cả các tình huống. Rất may là đã có một thực thể khác quy định các nguyên tắc và chuẩn mực pháp lý giúp lấp các chỗ trống, như trình bày dưới đây

Thông luật

Khi không có sự khống chế của các quy định hiến pháp và đạo luật, các tòa án liên bang và bang thường đối chiếu với thông luật; đó là mộ t tuyển tập các quyết định tư pháp, thông tục và quy tắc chung có từ nhiều thế kỷ trước ở nước Anh và vẫn tiếp tục phát triển cho đến nay. Ở nhiều bang, thông luật tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tranh chấp hợp đồng, do các nhà làm luật của bang thấy không cần thiết phải thông qua các đạo luật quy định tất cả những trường hợp bất thường về hợp đồng có thể xảy ra.