Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

3 câu chuyện nhỏ biến bi kịch thành hài hước

Phản ứng hài hước linh hoạt không phải là khéo léo để chiếm lợi ích của người khác, mà chính là sự khoan dung thể hiện ở cảnh giới tư tưởng của mỗi người. Đỉnh cao của sự hài hước chính là khi gặp phải những lúc không vui mà vẫn có thể chuyển hướng cảm xúc và dập tắt được mồi lửa nhen nhóm tức giận trong lòng.

Ba câu chuyện dưới đây là minh chứng cho điều đó.

Lời khen ngợi con dâu của mẹ chồng

(Hình minh họa: Qua hunlian.baike.com)

Có một bà mẹ chồng rất tâm lý. Con dâu cùng con trai của bà sau khi kết hôn xong đã cùng nhau bay qua Mỹ để học. Một hôm bà đến Mỹ để thăm đôi vợ chồng trẻ thì phát hiện con trai mình béo lên, con dâu lại gầy đi, bà đau lòng nói với con dâu: “Sao con lại gầy thế này”?

Người con dâu nhất thời không nhẫn được, liền kể lể với mẹ chồng, trách chồng lười nhác không làm việc nhà hoặc đụng đâu đổ bể đó.

Kỳ thực, trên đời này chẳng có người mẹ chồng nào muốn nghe con dâu phàn nàn về con trai của mình. Đa số các bà mẹ chồng cũng đều sẽ không nhẫn nhịn được mà thay mặt con trai nói vài lời, nhưng bà mẹ chồng hiện đại này rất tâm lý, sau khi nghe con dâu phàn nàn xong, bà chỉ mỉm cười nói một câu: “Nhưng mà có một chuyện chồng con làm được rất đúng”.

Là chuyện gì ạ? Cô con dâu tò mò hỏi.

“Chính là đã lấy được con đó”. Cô con dâu nghe xong liền cười tươi vui vẻ và không còn phàn nàn nữa.

Câu nói ấm áp của người chồng

(Ảnh: Shutterstock)

Có một người đàn ông cũng rất tâm lý. Anh mới kết hôn không lâu thì công việc có chút khó khăn, khiến anh mỗi ngày đều phải tăng ca, vừa mệt mỏi, vừa căng thẳng.

Người vợ biết chồng mình nỗ lực như vậy, nhưng vẫn không khỏi lẩm nhẩm: “Thực sự có nhiều việc như vậy sao? Lúc nào cũng rất muộn mới về nhà, về nhà rồi nửa đêm vẫn còn phải lên mạng họp, cuộc sống như vậy một chút chất lượng cũng chẳng có.”

Một hôm, người chồng cố gắng đáp ứng yêu cầu về nhà sớm ăn cơm với vợ. Tuy nhiên, sát giờ về lại phải tăng ca thành ra lại hủy hẹn.

Người vợ ở nhà một mình tức giận, ngay khi mở cửa cho chồng liền “dội một gáo nước lạnh” vào mặt chồng: “Hôm nay không tăng ca thì công ty anh sẽ sập sao? Việc gì phải để bản thân mệt mỏi như vậy, không thể nói với ông chủ rằng anh không thể ngày nào cũng tăng ca sao?”

Hiếm có người chồng nào có thể nhẫn chịu được khi mệt mỏi trở về nhà từ công ty, lại bị vợ mắng như tát nước vào mặt như thế. Tuy nhiên, người chồng tâm lý này ôn tồn nói với vợ bằng một giọng nói đầy ấm áp:  “Em biết không, khi anh tăng ca, nghĩ đến em là niềm an ủi duy nhất của anh đấy”.

Người vợ cười tươi như hoa đào mùa xuân, không vì chuyện chồng tăng ca mà tức giận nữa.

Sự thông minh nhanh trí của vị thiếu tướng

Có một vị thiếu tướng không quân làm mừng thọ, nhân cơ hội này cũng mời mọi người đến chung vui. Trong bữa tiệc, một sĩ quan bảo vệ vì quá căng thẳng nên đã vô tình làm đổ cả ly rượu vào “đầu hói” của vị thiếu tướng khi định rót rượu mời ông.

Toàn hội trường khi đó nín thở không một tiếng nói, nhưng không ngờ người thiếu tướng kia không những không tức giận, mà còn nói với anh chàng sĩ quan rằng: “Anh tưởng rằng dùng cách này thì có thể chữa được bệnh hói đầu của tôi sao, nếu có hiệu quả thì tôi sớm đã làm thử rồi”. Câu nói của ông khiến cả hội trường cười lớn, khen ông không những bao dung lại còn hài hước.

3 câu chuyện nhỏ trên đều là dùng trí huệ để biến những bi kịch trong cuộc sống thành những câu chuyện hài hước. Người ta thường cho rằng hài hước là một loại năng lực, kỳ thực hài hước chính là một loại thái độ giao tiếp trong cuộc sống. Khi chúng ta có thể dùng tâm thái bình tĩnh hay một loại quan điểm khác để nhìn nhận vấn đề, thì lời nói ra chính là một loại hài hước.

Ngọc Trân

Đồ cẩn xà cừ

Đầu những năm 2000, thỉnh thoảng tôi lui tới một căn biệt thự kiểu Pháp thời thuộc địa ở Phú Nhuận để xem những món đồ cổ bày trong nhà....

Choáng ngợp khu mộ cổ của bá hộ giàu bậc nhất Sài Gòn xưa

Nằm tọa lạc trong hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú (TP.HCM) là cổ mộ rộng khoảng 100 m2 và được xây từ 110 năm trước của vợ chồng...

Chữ quốc ngữ bành trướng từ Nam ra Bắc

1. Chữ quốc ngữ buổi đầu ở Nam Kỳ thuộc Pháp Từ quốc ngữ dùng ở chương này dùng để chỉ tiếng Việt và chữ viết theo mẫu tự La Tinh. Tình...

Cứu hộ cứu nạn trên biển thời Nguyễn

Cứu hộ cứu nạn trên biển từ góc nhìn “văn bản” Sử sách từ thế kỉ XVII đã nhắc đến việc bị nạn trên vùng biển xa bờ là quần...

Về Chữ “Bậu”

"Bậu" là tiếng dân dã, tiếng thân yêu của vùng Tây Nam bộ chúng tôi. Mỗi lần nghe ai nói, hoặc gặp trong thơ văn là lòng tôi cảm thấy bồi...

Trà Tầu và ấm Nghi Hưng

Uống trà tàu vốn dĩ phổ thông thời trước, đến nay đã trở thành hiếm hoi trong xã hội Việt Nam. Thanh niên ngày nay chỉ mường tượng được cái...

Báo Sáng Tạo 60 năm trước

1- Cầm trên tay tờ tạp chí đã cầm đã đọc 60 năm trước, trong tôi một ngày đầu năm dương lịch 2017, có lác đác vài giọt mưa thưa...

Xe kéo tay ở Hà Nội (1884-1950)

Xe kéo tay xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1884. Đó là hai chiếc xe do Công sứ Bonnal cho nhập từ Nhật Bản về, một chiếc...

Biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy

Một người nếu muốn được niềm vui, thì phải có trí huệ sống cho những phút giây hiện tại. Quá trình tìm kiếm niềm vui, cũng chính là quá trình không...

Văn Giảng và “Ai về sông Tương”

Nhạc sĩ Văn Giảng (tức Thông Đạt, Nguyên Thông, Nguyên Đàm & Tiến Tài, Anh Phương & Nguyên Diệu) của “Ai về sông Tương”, “Hoa cài mái tóc”, “Lục quân...

Ảnh hưởng của Chiêm Thành trong âm nhạc Việt

Về phương diện âm nhạc, chúng ta đã chịu ảnh hưởng rất lớn của âm nhạc Chiêm Thành về cả hai mặt: ca vũ điệu và nhạc khí. Đại khái,...

Lễ ban sắc phong cho một ông quan ở Hà Đông xưa

Sắc phong là văn bản truyền mệnh lệnh của vua phong chức tước cho quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công thời phong kiến. Cùng xem loạt...

Exit mobile version