Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

4 điều cần học hỏi từ người Nhật

Nhật Bản – đất nước ít tài nguyên và từng hứng chịu hai quả bom nguyên tử trong chiến tranh – đã đứng lên và ngày càng phát triển, trở thành một trong những cường quốc trên thế giới.

Hãy đặt yếu tố tập thể lên hàng đầu nếu bạn làm việc theo nhóm.

Để làm được điều phi thường đó, không chỉ dựa vào những nỗ lực không mệt mỏi mà người Nhật còn dựa vào tác phong làm việc – một trong những yếu tố làm nên nước Nhật “kỷ luật” nổi tiếng thế giới.

1) Tôn trọng quyết định của nhóm

Nhật Bản là một xã hội luôn nhấn mạnh tính tập thể – “chúng tôi” thay vì tính cá nhân “tôi”.
Các quyết định quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra.
Cũng vì mọi kết quả đều là nỗ lực của cả tập thể nên sẽ không phù hợp khi bạn ngợi khen một cá nhân cụ thể.

Chúng ta học được gì từ đó?

Người Nhật quan niệm thành công không thể chỉ do một người tạo dựng nên mà đó là công sức của cả một tập thể.
Do đó họ ý thức được tầm quan trọng của cách làm việc theo nhóm.
Và một khi đã là thành viên của một nhóm, bạn hãy tôn trọng quyết định của số đông, đừng bao giờ đặt cái “tôi” lên tất cả. Đó là sự công bằng.

2) Học cách nói giảm nói tránh

Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu. Họ không thích và không bao giờ nói “không”.
Mọi lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được phối hợp nhằm tránh gây hiềm khích nơi người nghe.
Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói bóng gió.
Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận.

Chúng ta học được gì từ đó?
Chúng ta học được sự tôn trọng và nhã nhặn không những đối với đối tác mà cả đồng nghiệp.
Không gì tệ cho bằng khi chúng ta miệt thị nhau hay tức giận đến “đỏ mặt tía tai” trong các cuộc họp.
Tính tự chủ cao của người Nhật giúp cho họ luôn bình tĩnh và không áp đặt ý chí của bản thân lên người khác.
Đây cũng chính là một trong những bài học quý báu trong giao tiếp mà ngoài công việc, ta có thể áp dụng nó trong cuộc sống.
Để đạt được khả năng này, bạn cần dành thời gian lắng nghe cẩn thận lời người khác nói và suy nghĩ thật kỹ những điều mình sắp nói ra.
Hãy thận trọng và khôn khéo nếu bạn không muốn làm cho các mối quan hệ trở nên tồi tệ.

3) Đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng

Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của “kao”, tức là thể diện.
Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội. Bất kỳ một hành động nào có thể khiến cho họ bị mất mặt sẽ bị coi là độc hại trong môi trường công sở, và sẽ bị cực lực phản đối.
Để giữ được thể diện, bạn phải học cách thể hiện lòng tôn trọng cao nhất.
Cách đơn giản nhất là đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào.
Người Nhật thường đến sớm một chút.

Chúng ta học được gì từ đó?
Đúng giờ là một thói quen tốt để chúng ta được người khác tôn trọng. Không có gì bất lịch sự bằng việc để người khác phải chờ đợi bạn.
Đặc biệt trong quan hệ làm ăn, nếu để đối tác của bạn phải chờ đợi thì rất có khả năng bạn sẽ đánh mất một hợp đồng tốt.
Vì vậy hãy biết cân nhắc mọi thứ, tốt nhất là nên đến sớm hơn một chút để chờ đối tác của bạn.
Khi đó họ sẽ nhận thấy sự tôn trọng, lòng hiếu khách và nhất là tầm quan trọng của họ đối với bạn.

4) Duy trì liên lạc

Ở Nhật Bản, gọi điện và hẹn gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email.
Dành thời gian để tiếp xúc trực tiếp với đối tác được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng họ.
Người Nhật rất coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, bạn cần biết cách duy trì liên lạc qua lại, gián tiếp hoặc trực tiếp.

Chúng ta học được gì từ đó?

Người Nhật đưa việc làm quen và tạo dựng mối quan hệ lên một tầm mới bởi họ hiểu được giá trị của chúng.
Nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc tiếc thời gian khi giữ liên lạc với người khác.
Chúng ta hạn chế việc trao đổi thư từ nhưng điều đó thể hiện sự thiếu bền chặt của các mối quan hệ.
Hãy noi gương người Nhật bằng cách quan tâm hơn tới việc luôn “giữ ấm” cho mọi mối quan hệ công việc của mình.
Đơn giản, chúng ta có thể mời họ đi ăn, dự tiệc thân mật nhằm nhắc họ luôn nhớ tới chúng ta và góp phần củng cố mối quan hệ giữa đôi bên, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc hợp tác lâu dài.
Trên đây là một vài quy tắc tuy đơn giản nhưng không phải cá nhân nào cũng làm được, tập thể nào cũng làm được, đất nước nào cũng làm được.
Đối với người Việt Nam thì những quy tắc trên vẫn chưa trở thành chuẩn mực và thói quen.
Do đó, không cần đi đâu xa, bạn hãy thực hành những quy tắc đó ngay trong cuộc sống, ngay trong công việc của mình để trở thành một con người có tác phong hiện đại và đáng được người khác tôn trọng!

Nhạc sỹ Lê Trọng Nguyễn

Lê Trọng Nguyễn (1926-2004) là một nhạc sĩ nổi tiếng, với ca khúc Nắng Chiều. Ông sinh ngày 1/5/1925 tại Điện Bàn tỉnh Quảng nam. Cha mất sớm, mẹ ông...

Choáng ngợp khu mộ cổ của bá hộ giàu bậc nhất Sài Gòn xưa

Nằm tọa lạc trong hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú (TP.HCM) là cổ mộ rộng khoảng 100 m2 và được xây từ 110 năm trước của vợ chồng...

“Em chưa hát ca dao một lần” (Trịnh Công Sơn)

Cách nay hơn sáu chục năm, một chiều thu Việt - Bắc heo may. Trên đường đi công tác về, gần tới ATK - an toàn khu, Tố Hữu hồ...

Tìm hiểu ý nghĩa bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt

Bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt luôn được xếp trong top những bức tranh đẹp và nổi tiếng nhất thế giới. Cùng tìm hiểu ý nghĩa thú...

Ý nghĩa câu “… Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu, Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh”

Ý nghĩa câu “... Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu, Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh”. Các địa danh này ở đâu, nay thay đổi ra sao và...

Những con đường ngắn nhất Sài Gòn

Sài Gòn không chỉ biết đến nhờ những Trung tâm thương mại hoành tráng, những khách sạn hạng sang bậc nhất, những tòa nhà cao ốc trọc trời,… mà đâu...

Nhớ về đất rừng U Minh

Theo sự sắp xếp của Nhà Văn Nguyễn ngọc Tư, chúng tôi về chơi "Vườn Chim U Minh" - Một địa điểm du lịch sinh thái rừng. Và với riêng...

Nhớ chuyện nghe nhìn ngày xưa

Trong chuyến hành trình về phương Nam, chúng tôi được đặt chân lên Phú Quốc – hòn đảo Ngọc sau gần 2 tiếng lênh đênh trên biển. Ghé thăm trại...

Ngụ ngôn CON VE CÁI KIẾN – Thấy vậy chứ không phải vậy!

Con ve sầu chữ Hán gọi là Thiền hay Kim thiền. Nó còn có tên là con Điêu, con Tề nữ bởi do con Tề bào (tức con lãi đất)...

Cuộc nổi dậy của chị em họ Trưng và sự biệt lập văn hoá Việt – Hán

Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị là người huyện Mê Linh, Giao Chỉ thời Đông Hán, họ đã chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử thời Đông...

Đặc điểm của người đàn ông có năng lực

Trong tác phẩm “Hàn thi ngoại truyện” của danh sĩ Hàn Anh thời Tây Hán viết: “Mỹ ngọc thực sự dù bị chôn giấu dưới đất sâu chín nhận cũng không thể che...

Ảnh hưởng của Phật giáo trong pháp luật thời Lý

Đạo Phật đã ảnh hưởng trong pháp luật thời Lý không những về lòng từ bi, lòng khoan dung mà còn ảnh hưởng về cách đối xử với phạm nhân...

Exit mobile version