Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bậc trí giả trong lý niệm của cổ nhân

Thời cổ đại, “Nhân” trở thành nội dung căn bản và quan trọng trong hệ thống đạo đức truyền thống. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, hành vi và hình thái xã hội của người xưa. Nhưng người chỉ có lòng nhân mà không có trí thì thường dễ trở nên mù quáng, bị người khác lừa gạt và khó để thực sự hành “nhân”. Cho nên tu dưỡng “trí” là điều quan trọng và song hành với lòng nhân, người quân tử cũng được xưng là bậc trí giả.

Trong chữ Hán cổ thì “Trí” (智) là chữ Hội ý được cấu tạo từ hai chữ là “Tri” (知) chỉ sự hiểu biết và “Nhật” (日) chỉ mặt trời, sự sáng suốt, tỏ tường. Như vậy, chữ “Trí” có thể hiểu là điều gì cũng minh bạch, không gì là không biết.

Chữ “Tri” (知) lại bao gồm chữ “Thỉ” (矢) đứng ghép với chữ “Khẩu” (口). Trong đó “Thỉ” có nghĩa là mũi tên, nghĩa rộng là chỉ sự chính trực, ngay thẳng, nghiêm chỉnh. Kết hợp với chữ “Khẩu” (口) để chỉ lời nói ra là không có hối hận, hối tiếc.

“Tri” là chữ cổ của chữ “Trí”. Phải thông hiểu đạo của Trời Đất, hiểu thâm sâu cái lý của nhân gian thì mới được gọi là “Trí”, cũng được gọi là “Tri”. Hơn nữa “Tri” và “Trí” chân chính (sự thông hiểu chân chính) nhất định phải là chân lý, nhất định là chân tướng, cũng nhất định là không đi chệch khỏi đạo đức nhân nghĩa. “Trí” bởi vậy còn mang ý nghĩa chỉ bản tính không ác, có lỗi thì nhất định sẽ sửa chữa, gặp việc thiện thì nhất định sẽ làm, chuyên tâm học tập bậc thánh hiền, tế thế cứu người. Đây vừa là tiêu chuẩn, vừa thể hiện vẻ đẹp của “Trí”.

“Trí giả bất hoặc”, bậc trí giả thì không bị mê. Người có kiến thức sâu rộng, biết quan sát và phân biệt, có năng lực phán đoán sự vật, nhìn xa trông rộng thì được xưng là người có trí.

Trí lực của con người là có cao thấp. “Đa kiến nhi thức chi, trí chi thứ dã”, tức là thấy nhiều mà biết được thì chỉ là hạng “Trí” bình thường. “Hảo trí bất hảo học, kì tệ dã đãng”, một người mong muốn bản thân mình có trí tuệ, nhưng lại không thích học tập thì sẽ trở thành người khôn vặt, phóng túng và không có gốc.

“Lí nhân vi mĩ, trạch bất xử nhân, yên đắc trí”, nơi có đức nhân là nơi tốt đẹp, chọn ở nơi không có nhân, sao được gọi là “trí”? Tu dưỡng của con người là nằm ở cảnh giới “nhân”. Nếu một người mà không hiểu “nhân” là cảnh giới tinh thần mà mình cần đạt đến, thì sao có thể được xem là bậc trí giả được?

“Nhân giả an nhân, trí giả lợi nhân”, chính là muốn nói rằng, người “nhân” ở vào hoàn cảnh giàu hay nghèo, khổ hay vui, thì họ đều không lung lay, dao động. Chỉ có bậc trí giả mới có thể nhìn thấy chỗ tốt của đạo “nhân”, mới có thể cố gắng đạt được tiêu chuẩn của “nhân” và phổ biến nó. “Nhân” là cái gốc của trí tuệ, còn trí tuệ là để thi hành đạo nhân.

“Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị trí hĩ”, người làm vua, làm quan thì phải cố gắng dẫn dắt dân chúng theo đạo nghĩa, tôn kính Thần linh nhưng không sa vào việc nhờ cậy Thần linh mù quáng, mà phải biết làm tròn phận sự của vua quan một nước.

Người bình thường mong muốn đạt tới cảnh giới của bậc trí giả thì cũng phải biết người, hiểu người, phân biệt rõ chính và tà, đạo và phi đạo để kết giao, hành xử thì mới được xem là người trí tuệ.

An Hòa

Triết lý sâu sắc từ câu chuyện Khổng Tử học đàn

Vào thời Xuân Thu, tại nước Lỗ có một bậc thầy về nhạc lý tên là Sư Tương. Đức Khổng Tử từng bái ông làm thầy dạy đàn cho mình....

Huyền Trân Công Chúa, Người Con Gái Việt Đầu Tiên Qua Hải Vân Sơn

Nhà Trần kể từ Đức Thái Tông tới vua Anh Tông, là một giai đoạn lịch sử cường thịnh nhất trong dòng sử Việt. Vua thánh tôi thần, nên đã...

Điểm qua một số nhạc sư, nhạc sĩ vang bóng một thời

Những nhân vật của một thời này, nếu không có nhạc sư Vĩnh Bảo ghi chép lại, có lẽ sẽ đi vào quên lãng. • Ông Nguyễn Văn Kỳ (Chín...

Quân Cờ Đen – Kỳ 1/3 – Lưu Vĩnh Phúc

Các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa đã sẵn được đề cập nhiều lần trong câu chuyện này, như là những tỉnh, cùng với Vân Nam, giáp...

Những hình ảnh quý giá về Chợ Lớn năm 1950

Vào năm 1950, nhiếp ảnh gia Carl Mydans của tạp chí Life đã thực hiện một loạt ảnh sinh động về khu vực Chợ Lớn trong chuyến đi Việt Nam của mình....

Một phân ba ông Gia Cát

Chúng tôi hân hạnh được biết ông Hà Văn Thùy, người tự xưng là nhà sinh học bỏ nghề, đã quan tâm đến câu cuối cùng trong bài “Lời phúc...

Những hé mở về số phận hai người con của hoàng đế Quang Trung

Nguyễn Văn Đức bị bắt vào năm 1831, khi đó đã ngoài 40 tuổi, chính là con của Quang Trung Hoàng đế và Hoàng hậu Ngọc Hân? Cho mãi đến...

Miếu Và Miễu Ở Miền Quê

Ở miền quê, một trong nhiều nét tiêu biểu về việc cúng tế ở đình, chùa, thánh thất còn là việc cúng miếu và miễu hằng năm. Theo Việt Nam...

Trần Nhật Duật: Danh tướng và vương tử tài hoa

Lịch sử Việt Nam đời Trần ghi đậm rõ nét của bao anh hùng tuấn kiệt như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật.....

Cái nhìn đối chiếu giữa hai chữ viết tiếng Việt

Như chúng ta đã biết, để ghi tiếng Việt chúng ta có hai thứ chữ viết, chữ nôm và chữ quốc ngữ : - chữ nôm là chữ viết được hình thành dựa theo chữ...

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, một tháng sau được Cha Giuse Sớm rửa tội ngày 02-02-1897 tại họ đạo Cồn Phước, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã...

Sự tích Ông Thần Tài

Xin cho biết vắn tắt sự tích của ông Thần Tài. Theo truyền thuyết thì thần tài chính là Triệu Công Minh, người đã sống vào thời nhà Tần. Ông...

Exit mobile version