Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bạn biết được bao nhiêu cách gọi “Mẹ” trong tiếng Việt?

Nếu con số bạn biết là dưới 10 thì cần vào đọc ngay bài viết này!

Ít ai biết rằng, dù là ở quốc gia nào trên thế giới thì khi đứa bé cất tiếng nói đầu tiên – chủ yếu là gọi “Mẹ” – người thân yêu nhất, quan trọng, gần gũi nhất đến sự sống của mỗi bé. Phải chăng, tiếng gọi “mẹ” từ lâu đã trở nên quen thuộc đến mức mà ta đã vô tình lãng quên nguồn cội của tiếng gọi ấy.

Và đã bao giờ bạn tự hỏi, có bao nhiêu cách để gọi “Mẹ” trong tiếng Việt chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

Giả thuyết phổ biến lớn nhất về việc những từ để chỉ người phụ nữ có công sinh thành là “mẹ” trong tiếng Việt, “mother” trong tiếng Anh, “mère” trong tiếng Pháp, “妈妈” (māma) trong Tiếng Trung… là “âm môi”.

Âm môi là âm mà chỉ cần mở môi là có thể phát âm được (như “m” hay “b”) – bởi vậy âm này rất dễ được trẻ con “bập bẹ” nói trong những năm tháng đầu đời.

“Mẹ” là từ được biến âm trực tiếp từ từ “mère” trong tiếng Pháp,

Tiếng Việt là một thứ tiếng tổng hợp từ rất nhiều ngôn ngữ, trong đó đặc biệt chịu sự ảnh hưởng lớn của tiếng Trung Quốc.

Bởi vậy, những từ ngữ đầu tiên, hoặc rất lâu đời có nhiều từ là sự biến hóa, biến âm của tiếng Trung Quốc. Các cách gọi “Mẹ” của người Việt từ trước đến nay cũng vậy.

Thực tế thì “mẹ” là cách gọi hiện đại. Bởi “Mẹ” là từ được biến âm trực tiếp từ từ “mère” trong tiếng Pháp, với nghĩa rất rõ ràng là người phụ nữ có công sinh thành. Nhưng trước khi chúng ta có “mẹ”, thì những cách gọi khác có phần phổ biến hơn.

Đầu tiên phải nói đến đó là “mẫu thân” (cách gọi này chủ yếu xuất hiện trong văn viết, dùng trang trọng), một từ phiên âm trực tiếp từ tiếng Trung Quốc là母親 với phát âm là “mǔqīn”. Nhưng “mǔqīn” là phát âm chính thống, còn đối với tiếng địa phương (vùng phía Nam Trung Quốc – Phúc Kiến, trực hệ của tiếng Việt) thì母親còn được phát âm là “búchhin” , và cách phát âm này ảnh hưởng trực tiếp đến cách gọi “bu” ở phía Bắc Việt Nam.

Hiện nay thì “bu” vẫn được dùng ở một số địa phương như Thái Bình, và do biến âm thì còn có các cách gọi khác như “bầm” (Bắc Ninh) hay “u” (Hà Nam).

Miền Trung và miền Nam thì có những cách gọi gần với tiếng Trung Quốc hơn cả. Cả hai từ “mạ” (Huế), và “má” (Nam Bộ) đều xuất phát trực tiếp từ từ “妈妈” (māma). Biến âm của “mạ” còn có “mệ”.

Ngoài phát âm, các biến thể từ nghĩa cũng ảnh hưởng đến cách gọi mẹ. Ví dụ như cách gọi giống, hay hành động cũng được dùng để chỉ “mẹ”. Miền Bắc còn có cách gọi mẹ là “cái” như trong câu ca dao: “Nàng về nuôi cái cùng con/  Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”.

Hay “cái” trong “Bố cái” (Sơn Tây), hoặc gọi trực tiếp từ hành động như “đẻ”, mặc dù cách gọi này hiện giờ hầu như không còn.

Ngoài ra, tục lệ cũng là một trong những nhân tố khiến cho xưng hô biến hóa. Người Việt trước đây tin rằng, việc “gọi chệch”, “đặt tên xấu” sẽ khiến cho những đứa trẻ sinh non, yếu ớt lúc bé sống dễ hơn, vì “xấu” nên không bị ma quỷ đụng vào.

Đó là lý do hình thành những cái tên như “thằng cu”, “cái hĩm”, bố mẹ không gọi trực tiếp tên con mà gọi chung chung. Con cái cũng đôi khi bị bắt gọi chệch bố mẹ, để tránh thân thiết quá mà bị ma quỷ quấy nhiễu.

Đây là tục lệ có phần mê tín dị đoan nhưng cho đến hiện tại, một số vùng nông thôn Việt Nam vẫn dùng. Tục này dẫn đến việc gọi chệch bố mẹ thành “anh chị”, “cậu mợ”, “chú thím”, những danh từ vốn chỉ những người thân khác, gần gũi với “bố mẹ”.

Theo thời gian, con cái còn gọi bố mẹ bằng những danh từ khác tùy theo thời kỳ. Khi bố mẹ già, nhiều người khi nói về bố mẹ hay sử dụng các từ như “ông cụ”, “bà cụ”.

Đây là những danh từ để chỉ người lớn tuổi trong gia đình nói chung, và thường được sử dụng với đại từ sở hữu (tôi, anh) để chỉ chính xác bố mẹ của ai đó khi họ về già. Trong gia đình, cách xưng “ông-con”, “bà-con” cũng được con cái dùng khi họ có gia đình riêng. Người Việt gọi đó là “lên chức”.

Trên thực tế, còn rất nhiều cách gọi “mẹ” khác, trên đây chỉ là một vài cách gọi mà tác giả tổng hợp được dựa vào một số nguồn tài liệu tham khảo gồm có:

– Từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh

– Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả của Phan Ngọc

– Từ điển tiếng Trung

– Problems in Comparative Chinese Dialectology — the Classification of Miin and Hakka.

Nếu bạn còn biết những cách gọi “mẹ” nào khác thì hãy chia sẻ  bằng cách comment ở phía dưới bài nhé!

Theo Kenh14

Tại sao cảnh sát nước ngoài thường chạm vào phía sau xe ô tô của người bị yêu cầu dừng lại?

Một video lan truyền trên TikTok đã cho thấy rất nhiều cảnh sát nước ngoài luôn đặt tay vào phía sau xe ô tô của người được yêu cầu dừng...

Tại sao cúng giao thừa ngoài trời?

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc...

Lịch sự trong lời nói

Người lịch sự phải tránh đi lời nói thô lỗ, tục tằn. Trái lại, trên môi họ luôn có những tiếng như cám ơn, xin lỗi… Cám Ơn Khi chúng...

Lạc Long Quân nghĩa là gì?

Mỹ hiệu Lạc Long Quân 貉龍君 thường được diễn Nôm thành “Bố Rồng”, “Cha Rồng” mà không thấy ai thắc mắc rằng đây là một cách hiểu “cà thọt”: nếu...

Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 1/10 – Giang hồ đại chiến

Giang Hồ Đại Chiến Hơn 50 năm trước - quãng đầu thập niên 1960 - Trương Văn Cam, tức Năm Cam, còn đứng gác cửa và lắc tài xỉu cho...

Khéo can được vua

Vua Cảnh Công thấy con ngựa yêu của mình chết mà bắt phanh thây kẻ nuôi ngựa là đang cơn tức giận, không còn hiểu nghĩa lý, pháp luật là...

Phất Phơ Hai Dải Yếm Đào

Trước khi dùng xú-chiêng như người phụ nữ Tây Phương, người phụ nữ Việt Nam đã biết dùng cái yếm để che kín bộ nhũ hoa. Nói như thế không...

Biểu diễn thời trang hàng nội hóa 1960

Đây là những hình ảnh cảm động và có thể khiến ta ngạc nhiên. Năm 1960, vào cuối tháng 10 có ba buổi biểu diễn thời trang nhỏ do Trung...

Tam Quốc Diễn Nghĩa – truyện anh hùng thời cổ Trung Quốc

” Tam quốc diễn nghĩa” được viết ra trong bối cảnh nào? Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào cuối thế kỷ 14 Công Nguyên, đến nay đã có hơn...

Hà Nội năm 1951 – 1954 qua ống kính cựu binh Lê dương người Đức

Dietrich Stahlbaum (sinh năm 1926) là một người Đức đã làm việc ở Việt Nam trong đội quân Lê dương của Pháp trong thời gian 1951-1954. Trong thời kỳ này...

Phiếm Luận Về Ma

Trước khi bàn về ma, chúng ta thử định nghĩa xem “ma” là gì. Thông thường, ma là người đã chết hay người chết. Đang sống thì là người. Nhưng vừa chết...

Exit mobile version