Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bếp lửa – nơi giữ hồn văn hóa truyền thống Việt Nam xưa và nay

Xã hội ngày càng phát triển, những sản phẩm tiện ích như: bếp ga, bếp cồn, lò vi sóng…dần được mọi người yêu thích bởi tính tiện dụng của nó. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bếp lửa mới chính là một nét văn hóa truyền thống một thời của người Việt Nam.

Việt Nam vào thời xưa, nhà nhà đều có một gian bếp nhỏ với chiếc kiềng ba chân. Vào sáng sớm, những chiếc bếp lại được sáng lửa báo hiệu một ngày mới lại bắt đầu. Ông bà, cha mẹ lại quây quần bên bếp lửa để thổi lửa nấu cơm cùng nhau nói chuyện rôm rả.

Gian bếp Việt xưa. Ảnh: Internet
Gian bếp Việt xưa. Ảnh: Internet
Bếp lửa nhỏ trên chiếc kiềng ba chân. Ảnh: Internet
Bếp lửa nhỏ trên chiếc kiềng ba chân. Ảnh: Internet

Người Việt xưa thích những bếp lửa nhỏ, họ cho rằng nó tượng trưng cho hạnh phúc gia đình. Ngọn lửa được thắp sáng trong mái ấm gia đình báo hiệu sự hạnh phúc, ấm no. Nó cũng chính là nỗi nhớ mong của biết bao người con xa xứ, chỉ mong ngày có thể trở về bên gia đình, về bên bếp lửa hồng đỏ rực.

Bếp lửa tượng trưng cho sự ấm no của gia đình Việt. Ảnh: Internet
Bếp lửa tượng trưng cho sự ấm no của gia đình Việt. Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Hình ảnh bếp lửa cũng được đưa vào bao tác phẩm văn học Việt Nam, nó trở thành đại diện cho sự ấm no của người dân. Mùa đông, bếp lửa là nơi sưởi ấm, nơi trò chuyện, đến mùa xuân lại là báo hiệu sự đoàn tụ, báo hiệu những người con xa quê sắp trở về.

Bếp Lửa – Bằng Việt. Ảnh: Internet

Người Việt Nam cũng có những điều cấm kỵ cho gian bếp riêng của mình như: không được dẫm chân hoặc bước qua bếp, không được gõ hoặc đánh vào bếp…Đối với người Việt Nam, bếp là nơi cư trú của ông Táo- người giữ lửa cho gian bếp mỗi gia đình, những sinh hoạt hàng ngày của con người diễn ra xung quanh bếp lửa nên sợ sẽ phạm lỗi với thần linh và sẽ thần linh trách phạt.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Bếp lửa từ xa xưa đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Việt. Ngày nay, những sản phẩm tiện tích đã dần thay thế những bếp lửa xưa. Nhưng có nhiều gia đinh Việt ở nông thôn vẫn giữ được thói quen này, giữ lửa cho sự ấm êm của gia đình.

Bếp lửa chính là một phần không thể thiếu của người Việt xưa. Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Bếp lửa chính là cái hồn của văn hóa Việt Nam xưa. Nó đã đi qua bao thời kỳ lịch sử oanh liệt của dân tộc, cùng chiến đấu với bao chiến sĩ trên sa trường và giữ lửa cho sự ấm êm của bao gia đình Việt Nam.

Địa danh trên tờ tiền Việt Nam

Những hình ảnh dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về các địa danh được in trên tờ tiền Việt của chúng ta. 1. Tờ 200 Đồng...

Chùa Bà Đanh – ngôi chùa ‘vắng tanh’ trứ danh sử sách

Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa thuộc dòng Phật giáo Đại Thừa với những nét kiến trúc độc đáo, xung quanh là sông núi hữu tình. Từ bấy lâu...

Chuyện Tình Vùng U Minh Nam Bộ Quê Tôi

Phần I Vùng U Minh Bài Thơ, Nhạc Về Rừng U Minh Trước khi vào bài, mời các bạn đọc bài thơ và nghe bài nhạc phổ bài thơ này....

Thời bao cấp – Xem World Cup như thế nào?

Thời gian như bóng câu qua cửa, nhìn đi nhìn lại đã hơn mấy mươi năm rồi, mỗi mùa World Cup về là lứa U60-70 chúng tôi lại bồi hồi...

Ngộ nhận về bốn chữ “anh hùng áo vải”

Trước nay, chúng ta rất thường nghe câu “Anh hùng áo vải”, và đặc biệt thường dùng khi viết về Lê Thái Tổ hoặc Nguyễn Huệ. Có một ngộ nhận...

Quy trình đúc tiền của người Việt xưa

Trong hàng nghìn năm, tiền xu là phương tiện vận hành nền kinh tế của nước Việt. Cùng khám quy trình đúc tiền được giới thiệu qua những hình ảnh...

Đặt gạch có nghĩa là gì?

Từ “đặt gạch” từ này bắt nguồn từ thời bao cấp, người Việt Nam phải xếp hàng chờ cấp phát nhu yếu phẩm theo tem phiếu. Khi cần đi đâu...

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nằm ở phía Đông Bắc hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, là đầu nối các phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên...

Tên gọi của các trường Đại học ở miền Nam trước năm 1975

Nói về bậc Đại học ở Sài Gòn thì ngày xưa có Viện Đại học Sài Gòn với 8 phân khoa cho 8 trường Đại học khác nhau trong đó...

Người trí tuệ không thể hiện mình thông minh

Thông minh là một loại tài phú, người thực sự có đại trí tuệ thường thường đều là ẩn giấu, không để lộ tài năng ra bên ngoài. Thời khắc...

Ca dao và sự phản ánh lịch sử Việt Nam

Ca dao là sự phản ảnh một phần nào dư luận của quần chúng Việt Nam đối với các hiện tượng trong xã hội ở thời kỳ các phương tiện...

Lễ ba ngày (lễ tế ngu) tính từ sau khi mất hay sau khi chôn cất?

Tục này không thống nhất, có nơi tính ba ngày sau khi mất, có nơi tính ba ngày sau khi chôn. Xét trong điển lễ thì không có "lễ ba...

Exit mobile version