Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Câu chuyện ăn Tết

1. Ăn Tết

Đồng bào ta mỗi năm lo ăn “Tết” mà ít ai xét việc ăn ấy là nghĩa gì, phải nên than đáng nên làm hay là không, nếu xét cho chí lý rồi, thì việc ăn tết chẳng chi rằng lạ! Tục đã bày, hễ đúng 12 tháng thì gọi là một năm; mà đến ngày 30 tháng chạp thì ngày ấy là cuối năm này, hầu sang năm khác (tục gọi năm mới).

Phân ra như vậy, cho biết việc nào, làm ra đặng mấy năm: Người nào, đặng mấy tuổi, bấy nhiêu đó vậy thôi, chớ chẳng chi khác nữa. Mà tục lệ ăn tết này là của người Tàu bày ra, mình bắt chước làm theo, chớ chẳng phải cái tết của ta, hay là tết ấy là ngày kỷ niệm chi của ta đâu. (1)

Ấy là: Phân ranh hạng, cho biết năm, biết tuổi đó thôi, không có chỉ rằng quý, mà phải trọng, phải lo cho tốn tiền, lại thêm nhọc trí nữa.

Dòm thấy nhiều người, bộ làm ăn tết quá! Hễ tới tết, thì lo mua nào: Tượng bến, cam hồng, giầy áo, giấy quần, mua nhang, mua pháo, sắm quần, may áo, lộn xộn lăng xăng, kẻ đà không xiết! (Ấy là: Gởi tiền cho khách trú đem về bên Trung Huê đa! (2).

Chẳng hay: Ngày thường đây, không mặc áo quần, không ăn uống hay sao; để đến ngày Tết, chạy sấp, chạy ngửa, mà mua sắm dữ vậy? Giàu thì cứ việc mua xối xả, còn nghèo thì lo vay hỏi, tiền tháng, tiền ngày mà sắm, mà mua, chà chà! Tệ quá đi thôi!

Lại bày đặt cữ kiêng, kia nọ lăng xăng, cho mất ngày giờ làm ăn nữa, sợ động đất, không cho giã gạo, đốn cây, vân vân. Vậy chớ đốt pháo đại, pháo tre, cây nào, cây nấy bằng bắp tay bập chơn tiếng nổ: RẦM!.. RẦM ĐÙNG!… ĐÙNG!… Vang ran, há không động đất hay sao? (Thiệt là nói liều quá). Trong kh

Còn lắm đều tồi tệ về việc ăn tết, nếu kể ra hết thì choán giấy (3) rất nhiều, vậy xin tóm tắt bấy nhiêu, cúi xin đồng bang kĩ nghĩ, thì dư thấy dư hiểu liền, chẳng chỉ rằng khó xét. (4)

Bàn Đồng bào nên xét rành, nghĩ tốt mà giảm lầm cái việc ăn tết đi nếu biết ngày tết ấy, là ngày ranh hạng cho một năm, thì chẳng lạ chi hết thấy, chẳng có chi mà đáng vui, đáng mừng, đáng vác tiền xài phí, cho uổng của, tốn công, càng thêm nhọc trí!

Đáng giảm thay cái việc ăn tết!!! Thơ rằng:

Tết nhứt ưa làm chi? Phá xài bậy, ích gì?

Hại bao công, tốn của. Xin kĩ xét chừa đi!

2. Dán liễn

Sách Sơn Hải kinh nói rằng: Có một cây đào rất lớn ở phía Đông hòn núi Sóc Sơn, có 2 vị thần tên là Uất Lũy, Thần Thơ ở trong mình cây đào ấy. Loài ma, quỷ thì sợ hai ông thần này lắm, vì hai ông đi đâu thì có đem dây theo, hễ gặp quỷ ma thì đón bắt nuốt nhầu đi” (5). Bởi vậy cho nên ma quỷ nghe đến cái tên của hai ông thì hoảng kinh!

Vì vậy cho nên đời ấy người ta viết liễn đề bốn chữ là: “Thần Thơ, Uất Lũy” mà dán nơi cửa ngõ, đặng nếu có danh của hai vị thần ấy là có ý làm cho ma quỷ chẳng dám vô nhà mà phá quấy.

Đường Xem như tích dán liễn chỉ ra trên đây, là một việc dị đoan vô cùng! Theo người biết xét, phân biệt trắng đen rõ ràng tà chánh thì ai lại sợ, ai thèm tin về việc dán liễn này bao giờ.

Đồng bào ta, phần nhiều người ham dán liễn lắm! Không dè việc ấy là đều vô ích vậy. Viết liễn đã tốn tiền lại dán lên thêm dơ cột, dơ vách, dơ cửa 1:0 bit nodo gêd vat qid gnid van voor 11 orq Khi cất nhà mới hoặc làm đám cưới thì viết dán rằn rực đỏ đen tùm lum, mà nhất là mấy ngày tết thì dán nhiều hơn hết. Viết mấy câu liễn, toàn là lời chúc lành, cây sang luôn luôn, lại cũng có lắm câu khoe danh giả nghĩa nữa. Tân Viết những là: “Ngũ phước lâm môn”, “Tấn tài tấn lợi”, “Bình an”, “Phước thọ”, “Phú quý”, “Vinh hoa”, “Môn anh hùng”, “Gia quân tử” .v.v… Đà Lại bày viết một câu tới cả chục chữ, mà cho mấy chữ hay câu nào thì mỗi câu cũng đều cầu sang ước mạnh giỏi đó thôi (cái túi tham vô hình, mà cũng không có đáy chớ!).

Cha chả! Nếu ước vậy, đặng vậy thì mấy người nhà có dán liễn đó khỏi làm chi, vô ích lắm bớ ai ơi! nghèo nàn, đau ốm chi hết đó hả? Thôi! Xin đừng ham cái việc dán liễn mà

Vô ích thay cho việc dán liễn! Thơ rằng:

Dán liễn, chúc giàu sang. Thiệt làm lếu rõ ràng!

Tốn tiền, vô ích quá! Khéo ước, chuyện hoang đàng.

3. Đốt pháo

Sách Ấu học tầm nguyên nói rằng: “Đời nhà Đường, có tên Lý Điền là người biết phép trừ quỷ; đời này, có một con quỷ tên là Sơn Tao hay bắt người ta lắm! Thầy Điền chẳng dùng phù phép chi lạ ráo thảy, cứ việc lấy mắt tre, bỏ vô bếp mà đốt, cho nổ vang, cho quỷ sợ, đặng xuất khỏi mình kẻ bệnh”.

Đó! Tích đốt pháo là vậy đó, chớ không có chi lạ nữa. Đồng bang thử nghĩ coi, việc đốt pháo có phải là vì tin điều dị đoan mà bày việc vô ích như thế hay không? (Quỷ ôi! là quỷ!).

Ấy vậy, đồng bang nên nghĩ cho thiệt kĩ, xét cho thiệt rành mà bỏ dứt cái việc đốt pháo đi: Vì đốt nó, cũng là đều hại nhỏ cho nhơn quần, cho xã hội vậy. Đốt pháo nhằm lúc rủi ro thì là: Cháy nhà cửa, tét tay chân, nám mặt mày, hại những người già cả hoặc trẻ em giựt mình (6) là khác nữa. Còn một điều đại hơn hết là thấy một số tiền xuống sông rất nhiều, rất uổng!

Nội cõi Việt Nam ta đây, mỗi năm đốt pháo cũng đều bạc triệu, chớ phải ít ỏi gì, cái tiếng lớp… bớp… đùng! mà ham đốt pháo? Thôi? đốt nữa làm chi nà! Bỏ phứt cái thói làm lếu đó đi nà!

Rất khốn thay! Cho việc đốt pháo! Thơ rằng:

Đốt pháo làm chi lớp bớp… đùng!

Tốn tiền vô ích, lại hao công!

Rủi ro nhà cháy, tay chơn tét;

Vong mạng’ nhiều người có uổng không?

4. Dựng nêu

Sách nói rằng: Mỗi xứ đều có một vị thần ở tại đó, đặng cai trị quỷ, yêu. Mà đến ngày 30 Tết thì chư thần mắc về chầu trời; ngày ấy yêu, quỷ thừa dịp vắng chư thần thì lên xúm phá nhân dân. Bởi cớ ấy, nên người ta vẽ một cái bùa bát quái treo trên cây đào, đặng mà trừ loài yêu, quỷ. Trong

Còn treo trầu cau và ít tờ vàng bạc đỏ, ấy gọi là chút lễ mọn vậy thôi, chớ không có ý chi khác nữa.

Ấy đó! Sự tích dựng nêu là vậy đó, chớ chẳng có nghĩa lý chi hay mà cũng không bổ ích gì cho ai chút nào, sao lo dựng, lo cúng làm chi?

Chẳng hiểu mấy vị thần này có cánh như chim, hay là cỡi” máy bay mà thả tuốt lên trời đặng há?.

Việc dựng nêu coi nhỏ mọn vậy chớ cũng tốn đến bạc ngàn, bạc muôn, phải ít ỏi gì sao? (vì nhiều nhà quá). Nào là chè, xôi, cau, trầu, vàng bạc, nhang, pháo, hoặc thèo lèo; có nhà lại tốn thêm cây tre nữa, dường ấy há chẳng tốn đến bạc ngàn bạc muôn hay sao?

Cúi xin đồng bang hãy kỹ xét việc phải chăng mà bỏ phứt cái thói dựng nêu cho rồi, chẳng nên làm lếu mà chi, tốn tiền càng thêm vô ích!

Bậy bạ thay cho cái tục dựng nêu!

Thơ rằng:

Cái tục dựng nêu chẳng ích đâu,

Làm chi bậy bạ tốn cau trầu.

Chắc gì có những loài yêu,

Tốn của, lầm tin, chuốc lấy sầu.

5. Đưa ông Táo

Lệ thường mỗi năm đến ngày 23 tháng Chạp thì nấu chè, xôi cúng gọi là đưa ông Táo về trời, đặng tâu việc lành dữ của mọi người trong thế gian (Dóc tổ).

Húy cha chả! Nếu nói vậy thì ở trên đời cũng có người làm việc nữa, phải chơi gì? Phải có quan quyền, thầy nầy, thầy nọ như dưới thế gian đây nữa sao! Phải có đủ các thứ bộ số, đặng biên chép những việc lành dữ của mọi người mà thưởng phạt nữa chớ! Mà không biết mấy ông ở trên, dùng thứ chữ nào, mà ghi chép đa hả?

Để chừng ông trở lại, những vị có đưa đón ông đó, hỏi thăm coi, trên trời dùng chữ Tây, chữ Tàu, hay là chữ Quốc ngữ cho biết. (Dị đoan ôi! Là dóc tổ!). Dám trách! Buổi xưa, có lắm vị bày nhiều việc hoang đàng thái quá, mà gieo giống tệ đến nay!

Ta nên kĩ xét, mà bỏ phứt cái việc đưa ông Táo đi cho rồi, đừng có làm liều chi vậy, tốn tiền vô ích! Uổng lắm2! Ai ôi! Hoang đàng thay! Cho cái việc đưa ông Táo.

Thơ rằng:

Cái tục đưa ông Táo;

Nói nghe thật gắt láo,

Việc hoang làng chớ tin

Cúng quả, tôm chè cháo!

(Nguồn: Ấn phẩm Ăn Tết – Lê Mai ấn quán xuất bản tại Sài Gòn năm 1929, tr. 4-5)

  1. Khi tiếp xúc với người Pháp, người Việt Nam kinh ngạc vì những điều hiển nhiên trong đời sống thường ngày, từ đó cố giải thích tại sao mình cảm nhận, suy nghĩ, sinh hoạt như vậy, nhằm hiểu chính mình. Cách tiếp cận này là thành tựu của triết học Pháp từ Montaigne. (BT)
  2. Người Trung Quốc sống ở Việt Nam. (BT)
  3. Tức “choáng giấy”. (BT)
  4. Nước ta, chưa có cái lễ kỉ niệm nào cho chánh lý, cho xứng đáng, thiệt là đáng hổ, đáng buồn biết bao, phần nhiều là khóc Gò Mối vậy thôi! (TG)
  5. Tức “nuốt luôn đi. (NST)
  6. Tức “giật mình”. (BT)
  7. Các tác giả không phê phán bản thân phong tục, cho bằng gián tiếp nêu lên cảnh sống vô nghĩa, trôi dạt của con người một nước thuộc địa. Mục đích cuối cùng của những phê phán là Tổ quốc độc lập. (BT)

Xóm Rền có thể là ngôi mộ của một vị vua Hùng

Văn hóa Phùng Nguyên là văn hóa đầu tiên của người Việt tại miền Bắc Việt Nam, khi văn minh sông Dương Tử sụp đổ. Trong văn hóa này, thì...

Hẻm phố Sài Gòn

Sài Gòn có hàng trăm con đường mặt tiền sôi động suốt ngày đêm, thể hiện nhịp sống khẩn trương không một phút giây ngừng lặng của đô thị lớn...

Tại sao lại gọi là “Đêm năm canh, ngày sáu khắc”?

Năm “Canh” sáu “Khắc”, cộng lại mới chỉ mười một ?! Theo tính toán của người xưa, để tính thời gian trong một ngày và một đêm, người ta chia...

Chí khí hai bà Trưng và cuộc nổi dậy của tinh thần Việt

Sử sách Việt Nam, dù mới dù cũ, đều dành phần trang trọng nói về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê,...

Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu – ghét của Việt Nam với Trung Quốc

Ngày 28/11/2017, thời báo Hoàn Cầu đăng bài của nhà báo Bạch Vân Dy viết về quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc với tựa đề “Thật khó tin!...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 12/25 – Hoa Phật bị hạ bệ

Có danh từ Ấn Độ trong Việt ngữ hay không? Dĩ nhiên là có. Đó là những danh từ Phật giáo, nhưng được phiên âm tới 2 lần, từ Phạn...

Dạ Lữ Viện Sài Gòn – Chợ Lớn

Tôi quen vài người bạn lớn tuổi, thỉnh thoảng đem những địa danh trên đất Sài Gòn ra nói chuyện chơi cho vui. Nào là Ngã Ba Chú Ía, Ngã...

Nhìn lại những nữ ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng đã vắng bóng trong…

Thời kỳ trước năm 1975, nền nhạc vàng của miền Nam rất phát triển với đông đảo số lượng các ca sĩ cả nam lẫn nữ. Trong số các nữ...

Người Nhật có liên quan đến quá trình thiết lập phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin?

Có lẽ nếu chỉ đọc tên đề tài, đại đa số độc giả chưa hình dung ra được nội dung của bài viết. Ở bài viết này, tôi xin trình...

Đừng để “nóng giận mất khôn”

Câu chuyện của vị kiếm sĩ Samurai Hàng năm đến kỳ, Nhà Vua cử người xuống các địa phương đi thu sưu, thuế. Vào một làng chài nọ có ông...

Sự tệ hại của văn hóa “khôn lỏi”

Trong cách ứng xử của người Việt, không khó để nhận ra một nét ‘văn hóa’ đặc thù, đó chính là “khôn lỏi”. Nó phản ánh trong mọi ngóc ngách...

Huế xưa

Cùng nhìn ngắm một số hình ảnh yên bình của xứ Huế năm xưa Nhà sách Phú Xuân thời xưa – Ảnh : Nhan’s Blog Khách sạn Morin nhìn từ...

Exit mobile version