Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Chiều Trên Phá Tam Giang” của Tô Thuỳ Yên

“Biểu dương, hãy biểu dương cùng tận”… những tác giả đã đưa những địa danh của đất Mẹ Việt Nam vào thơ văn nhạc họa và biến những nơi ấy thành bất tử.

“Phá Tam Giang” trong “Chiều Trên Phá Tam Giang” của Tô Thuỳ Yên (và nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã cảm tác phổ 1 đoạn thành bài nhạc cùng tên) đã trở thành bất tử như thế.

Cuộc hôn phối thơ và nhạc đẹp đẽ của dòng nhạc trước 1975 đã mang bài thơ đến gần hơn với rất nhiều người, và vì thế, trong một ngữ nghĩa nào đó, thơ Tô Thuỳ Yên đã nằm trong lòng rất nhiều người Việt Nam.

Nhưng phải công tâm mà nói, Chiều Trên Phá Tam Giang không phải là một bài hay nhất và tiêu biểu nhất của ông, nhưng nó là bài thơ “huy hoàng” nhất vì là bài thơ được biết nhiều nhất.

Những bài thơ theo hình thức thơ tự do rất “tân tiến” thời “Sáng Tạo” trước đó và những bài sau 1975 ông làm trong (hoặc sau) thời kỳ tù cải tạo theo dòng tâm tưởng của một người-viết-sử-bằng-thơ, người kinh qua kinh-nghiệm-Việt-Nam thảm khốc, có phần xuất sắc và xúc động…”hơn”.

Trong Chiều Trên Phá Tam Giang, nguyên vẹn bài thơ cũng mang đến một cảm xúc khác, bi tráng và mãnh liệt hơn khi chỉ “nghe” một đoạn trong bài hát. Bài thơ gốc mang nhiều “suy tưởng” hơn qua những truy vấn:

”…Ngươi cùng ta ai thật sự hy sinh
Cho tổ quốc Việt Nam – một tổ quốc…?

Các việc ngươi làm
Ngươi tưởng chừng ghê gớm lắm
Các việc ta làm
Ta xét thấy chẳng ra chi

…Ta thương ta yếu hèn
Ta thương ngươi khờ khạo
Nên cả hai cùng cam phận quay cuồng
Nên cả hai cùng mắc đường Lịch Sử
Cùng mê sa một con đĩ thập thành…”

Cái hay của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là ông đã chọn đúng điểm rơi với công chúng khi “trích” một đoạn đắt giá, “melo” nhất trong bài: trong đoạn này, có gương mặt của chiến tranh – có cái phi lý của nó – nhưng cũng có những khung cảnh lãng mạn đô thành lồng trong nỗi niềm ưu tư của một cuộc tình thời chiến – có Sài Gòn và có cả địa danh “tên vẫn chưa quen người dân thị thành”; bài hát/đoạn thơ còn thú vị vì xoay chụp vào nhau là những ảnh hình hiện thực và vô danh tính… làm không khí chông chênh “quyến rũ”:

Bài hát này mới được “cấp phép” lại để được hát trong nước mới ngay trước khi Tô Thuỳ Yên mất được vài ngày.

Ngoài lề một chút về bài hát này: version đầu tiên tôi nghe (xem) được là Nhật Trường song ca Thanh Lan trong băng Hollywood Night 9 và sau đó ra trong CD của Mây Production ,1995; sau đó mới nghe lại 1 lần nữa qua giọng ca Lê Uyên trong CD Hãy Yêu Nhau Đi (CD của trung tâm Giáng Ngọc phát hành năm 1991), tiếp theo mới nghe đến version trong CD 50 Năm Đời Vẫn Hát của Khánh Ly song ca cùng tác giả (1998). Ngoài ra còn có 1 version tác giả hát lại trong CD của ông (15 Tình khúc Trần Thiện Thanh – Nhật Trường hát một mình; Nhật Trường production, 1999), mới đây nhất version gây ấn tượng mạnh là phần featuring của Lê Uyên & Thiên Kim trong chương trình thu hình DVD Asia 50 Nhật Trường – Trần Thiện Thanh – Tình Yêu Cuộc Đời & Sự Nghiệp (2006).

Trong tất cả các version trên, ”ép-phê” nhất vẫn là qua cách thể hiện của Lê Uyên – một sự tổng hoà vừa đủ của: mãnh liệt, hoang mang, sầu muộn, lãng đãng, bi tráng, hoài vọng và vô vọng…; tiếng hát có “bùng lên” và rồi cũng tan ra trong “bập bềnh buông tâm trí…

Có một vài điểm nhỏ về lyric của bài hát mang đến những trải nghiệm thú vị khác nhau cho người nghe, chỉ khi Nhật Trường hát (đơn ca hay khi hát chung với Khánh Ly/Thanh Lan) thì mới hát đúng lời ngay từ đầu: “Anh SỰC nhớ em” (như nguyên bản bài thơ & bài nhạc). Version Thanh Lan hát chung Nhật Trường thì có hát “Ôi Sài Gòn 11 giờ vắng im” (Khánh Ly hát “…11 giờ giới nghiêm”) (lời gốc bài thơ là “Sài Gòn nới rộng giờ giới nghiêm/ Sài Gòn không còn buổi tối nữa”), những version khác thì hát “Sài Gòn giờ giới nghiêm, Sài Gòn rộng giới nghiêm”.

Lê Uyên thì ngay từ đầu đã hát “hàng cây sướt mướt” (theo tôi thì ở điểm này, Lê Uyên “đổi lời” có vẻ hay hơn là lời ở bản nhạc/thơ gốc: “hàng hiên sướt mướt”).

Đời đá vàng – bản nhạc đời người

Dưới đây là một phần của một bài viết có tựa đề "Đời đá vàng - và bước chân người tu sĩ” của tác giả Hoàng Phương Anh, để phù...

Hệ thống chữ viết trước Hán và khác Hán ở Việt Nam và Nam Trung Quốc

Vấn đề chữ viết thời Hùng VươngCách đây hơn mười năm, vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được nêu ra trong các cuộc hội nghị nghiên cứu...

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không...

Bàn về giai thoại cột đồng Mã Viện

Trong cuốn Việt Nam sử lược, khi nói về cột đồng Mã Viện, tác gỉa Trần Trọng Kim chép: “Mã Viện đánh được Trưng Vương đem đất Giao Chỉ về...

“Bánh vẽ” là gì?

Nhiều người cứ tưởng bánh vẽ là bánh do người ta tưởng tượng mà vẽ ra nên hai tiếng “bánh vẽ mới dùng để chỉ cái gì không có thật....

Hình ảnh về Sài Gòn năm 1990

Những sắc màu sinh động của của cuộc sống ở Sài Gòn năm 1990 đã được ghi lại qua ống kính của phó nháy người Pháp Jean-Michel Gallet. Giao thông...

Nghĩa của “vóc” trong “ăn vóc học hay”

Trên Hồn Việt số 65 (tháng 12/2012), ông Nguyễn Quảng Tuân có trả lời độc giả Ba Bụt (Cao Lãnh, Đồng Tháp) về câu “Ăn vóc học hay”. Thực ra...

Cuộc sống bên trong con hẻm trăm tuổi tại Sài Gòn

Theo một số nghiên cứu khác thì cái tên Hào Sỹ Phường có xuất xứ từ nghề nghiệp của cư dân trong hẻm. Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã...

Biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy

Một người nếu muốn được niềm vui, thì phải có trí huệ sống cho những phút giây hiện tại. Quá trình tìm kiếm niềm vui, cũng chính là quá trình không...

Thập đại mỹ nhân trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung

Mỹ nhân thì bao giờ chẳng có. Ngay trong cuộc sống của chúng ta, hàng năm vẫn có những cuộc thi bình chọn hoa hậu, người đẹp thời trang, diễn...

Vì sao gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vào Nam, ra Bắc”?

Thực tiễn lịch sử ghi dấu ấn trong ngôn ngữ, rất đặc biệt, không thể thay đổi. 1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn...

Diện mạo thành Bát Quái nổi tiếng Sài Gòn – Gia Định xưa

Mang kiến trúc độc đáo, thành Bát Quái là một công trình phòng thủ quan trọng, giúp các vua Nguyễn giữ vững an ninh vùng Gia Định trong một thời...

Exit mobile version