Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện tình đáng nhớ, tuy cũ nhưng là biển già trắng xóa

Francis Lai, nhà soạn nhạc người Pháp – “cha đẻ” của tình khúc “Love Story” bất hủ trong bộ phim cùng tên đình đám những năm 70 của thế kỷ trước, vừa qua đời ngày 7/11/2018 ở tuổi 86.

Sinh năm 1932 trong một gia đình làm vườn ở Nice, miền Nam nước Pháp, ông Francis Lai tốt nghiệp nhạc viện thành phố Nice trước khi đến Paris lập nghiệp. Trong suốt sự nghiệp sáng tác, ông đã viết khoảng 600 bài hát và hơn 100 ca khúc cho phim, gần đây nhất là nhạc phim cho bộ phim “A Man and a Woman”.

Với ca khúc “Love Story” do Andy Williams và Shirley Bassey thể hiện, ông đã giành được một Tượng vàng Oscar năm 1971 ở hạng mục “Ca khúc nhạc phim xuất sắc nhất”. Cũng trong năm này, bài hát này cũng mang về cho ông giải “Quả cầu vàng” danh giá.

Tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới sau khi các bài hát được chuyển lời sang nhiều thứ tiếng. Riêng ca khúc “Love Story” đã đi vòng quanh thế giới với gần 800 phiên bản và được chuyển lời sang 25 thứ tiếng, kể cả tiếng Việt.

Cách đây hơn 45 năm, ngày 20-3-1971, nhạc phẩm chủ đề của các bộ phim: “Love Story”, “Lady”, “Bố già”, “Titanic” hay “Đỉnh gió hú” nhảy vọt lên hạng đầu thị trường nhạc nhẹ Hoa Kỳ, để rồi ngự trị trên đỉnh cao trong vòng 4 tuần liên tục. Nhiều nhà phê bình cho rằng “Love Story” là một bản nhạc xuất sắc, xứng đáng được liệt vào hàng kiệt tác. Theo bình chọn của Viện Phim ảnh Hoa Kỳ (American Film Institute), tác phẩm này nằm trong 100 bản nhạc phim hay nhất mọi thời đại. Nhạc phim “Love Story” đứng hạng thứ 9, chỉ thua các nhạc phim kinh điển như Casablanca, Cuốn theo chiều gió, West Side Story, Bác sĩ Zhivago…

Bản nhạc chủ đề gắn liền với bộ phim đến nỗi ít có ai còn nhớ tựa bài hát ban đầu của nó là Where do I begin (tạm dịch là Bắt đầu từ đâu). Khi nghe những nốt nhạc dạo đầu trỗi lên, có lẽ mọi người đều nhận ra ngay và gọi đó là bài Love Story. Một giai điệu nhẹ nhàng lãng mạn, miên man dịu dàng, gieo vào hồn người một chút cảm giác bâng khuâng, một thời xao xuyến rung động. Những nốt nhạc trầm khiến cho tâm hồn thoáng buồn, trong lòng khoảnh khắc tơ vương.

Nhạc phẩm Love Story được sáng tác cho bộ phim Mỹ cùng tên với Ali MacGraw và Ryan O’Neal trong vai chính và do đạo diễn Arthur Hiller thực hiện vào năm 1970, nên vẫn được xem là một ca khúc của làng nhạc Anh Mỹ. Thật ra, đây là một bản nhạc Pháp (Une histoire d’amour, Một câu chuyện tình) do nhạc sĩ Francis Lai sáng tác. Ông nổi tiếng trong làng nhạc phim, từng sáng tác cho 70 phim truyện, trong đó có Un homme et une femme (Một người đàn ông và một người đàn bà) và Le passage de la pluie (Lữ khách đêm mưa).

Tác giả Francis Lai quan niệm rằng âm nhạc là một ngôn ngữ không biên giới, chẳng cần đến ca từ mà vẫn có thể ăn sâu vào lòng người. Hầu hết các bản nhạc (kể cả bài Love Story) do ông sáng tác đều không có lời, ca từ tiếng Pháp hay tiếng Anh chỉ được đặt sau đó. Ảnh hưởng này phần lớn xuất phát từ việc ông rất mê nhạc jazz, thời còn trẻ ông ngưỡng mộ hai cây đại thụ là Charlie Parker và Stan Getz.

Theo lời kể của chính tác giả tình ca bất tử này, thì ông tìm được khúc nhạc “Love Story” (Chuyện Tình) vào lúc nửa khuya. Ban đầu sáng tác trên 4 nốt nhạc căn bản, nhưng làm như vậy thì lại gần giống với cấu trúc của một giai điệu vô cùng ăn khách hai năm về trước là nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Romeo & Juliette (A Time For Us của Nino Rota). Do vậy trong câu mở đầu của mỗi đoạn ông cho thêm một nốt nhạc, biến thành 5 trong khi các câu kế tiếp chỉ có 4, nhưng có lẽ cũng vì thế mà giai điệu trở nên lâm ly hơn. Kết quả hàng thập niên sau, bản nhạc này vẫn không có một vết nhăn, phần lớn cũng vì giai điệu tự nó đã đứng vững, không lời mà vẫn lôi cuốn. Nhìn lại, mỗi bài hát thường có một giai thoại. Trong trường hợp của “Love Story”, bản tình ca này đã đi vào huyền thoại.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết lời Việt cho bài hát bất tử này như sau:

Biết dùng lời rất khó
Để mà nói rõ
Ôi biết nói gì
Cuộc tình lớn quá!

Chuyện tình đáng nhớ
Tuy cũ nhưng là biển già trắng xóa
Cuộc tình quý giá
Như những ngọc già người giành cho ta
Ôi biết nói gì?

Với một lời quý mến
Mà người nói đến khi bước chân vào cuộc đời vắng ngắt…
Cuôc tình thứ nhất,
Muôn kiếp muôn đời là tình vĩnh viễn…
Vì người đã khiến đôi cánh tay này nghìn đời quyến luyến…

Lòng ta đầy kín!
Lòng ta đầy kín!
Là muôn ngàn chuyện yêu đương!
Câu hát thần tiên là những mộng huyền mênh mang

Đầy kín hồn hoang
Man mác tình duyên
Thôi hết cuộc đời im tiếng
Đời lẻ loi đã tan…

Ta đã được người
Làm gì còn tiếng than
Nắm đôi tay thiên thần
Đi suốt mùa xuân…

Sẽ còn được biết mấy
Một đời luyến ái
Yêu sẽ lâu dài hoặc là quá ngắn?

Thật là khó đoán
Nhưng vẫn cho rằng cuộc đời có hết
Loài người có chết
Sao sáng trên trời ngày nào sẽ tắt
Người vẫn gần ta

Ngoài ra còn có một phiên bản lời Việt khác do nhạc sĩ Xuân Vinh soạn:

Nghi thức về TANG LỄ của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn.

Là một dân tộc vốn coi trọng huyết thống gia đình, thân tộc, tang lễ là một sự kiện rất quan trọng trong gia đình người Hoa, những tang phục...

Huyền thoại trận Mù U

Thập niên 1960, Nhật Bản có một cuốn phim đen trắng rất nổi tiếng, phim Rashomon, Lã Sinh Môn. Phim nổi tiếng không vì tài tử xuất sắc, tiếng tăm...

Khoa cử ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn

Kỳ thi Hương đầu tiên dưới triều Nguyễn vào năm 1807 chỉ dành cho sĩ tử ở xứ Đàng Ngoài trước đây, lấy đậu 61 cử nhân. Ưu ái và vỗ...

Thói lười học của người Việt

Đọc cái chủ đề “Lười học” hẳn mọi người sẽ phì cười vì nào giờ chúng ta vẫn luôn được nghe rằng “người Việt có tinh thần hiếu học” và...

Những trùm tài phiệt “đến từ hư không” làm khuynh đảo nước Nga – Kỳ 2: Bàn tay phù phép giấy lộn thành tiền tỷ

Những chiêu trò trên thị trường tài chính đã giúp các tài phiệt Nga thâu tóm được lượng tài sản với tốc độ nhanh chưa từng có. Cái gọi là...

Luật ngã , hỏi

Trong khi viết quốc ngữ, người Đàng Trong hay lẫn lộn về dấu ngã dấu hỏi cũng như người Đàng Ngoài hay lẫn lộn về x với s, ch với...

Vì sao bố là người dắt tay con gái lên lễ đường

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao bố vợ lại là người dắt tay cô dâu ra lễ đường trước khi trao cô ấy vào tay chú rể không?...

Sài Gòn những năm 1996 qua ống kính của Gysembergh Benoit

Quán kem Bạch Đằng, khách sạn Majestic buối tối, nữ “ninja” trên đường phố… là loạt ảnh đen trắng khó quên về Sài Gòn năm 1996 được nhiếp ảnh gia...

Lý hội tính tình

Thường con người ta, ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời gặp cảnh xúc động đến thì mối cảm tình ấy tất chứa chan, đầy rẫy hiện ra...

Al Rihla – Quả bóng đầu tiên có công nghệ bóng kết nối, có giá bao nhiêu?

Al Rihla, quả bóng thi đấu chính thức của World Cup Qatar 2022, Công nghệ kết nối sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho hệ thống VAR bằng cách...

Ảnh “độc” về con lai Việt – Mỹ sau chiến tranh Việt Nam

Cuộc sống của những đứa trẻ con lai mẹ Việt - bố Mỹ đã được nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths lột tả chân thực qua những bức ảnh chụp năm 1985....

Ba Bà Chúa  ba miền đất

Sau hàng chục thế kỷ bị Tàu đô hộ, dân Việt luôn giữ được độc lập tự cường nhờ đã tin cẩn chắc chắn ở ý chí kiên dũng của...

Exit mobile version