Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đà Lạt Hoàng Hôn – “Khách du tìm đến thành phố ngàn thơ”

Đà Lạt là xứ sở mộng mơ, thơ mộng, từ lâu đã gợi lên biết bao nhiêu cảm xúc, nỗi niềm với những tao nhân mặc khách từ thập phương ghé đến. Không thể liệt kê đầy đủ những ca khúc đã viết về xứ lạnh này, nhưng người ta thường nhắc nhiều nhất đến “Đà Lạt tam khúc”, đó là Thành Phố Buồn của nhạc sĩ Lam Phương, và 2 ca khúc cùng của nhạc sĩ Minh Kỳ: Thương Về Miền Đất Lạnh Đà Lạt Hoàng Hôn (viết chung với nhạc sĩ Anh Bằng).

Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ
Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ
Từng đôi đi trên phố vắng
Bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thùa màn đêm.

Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thông
Hàng cây thẫm màu đèn lên phố phường
Giờ đây hơi sương giá buốt
Biết ai thương bước cô liêu
Người đi trong sương rơi

Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Ly
khóc tình đầu dang dở
Đêm xuống Than Thở vang cung hờn,
thêm sắt se tâm hồn
Người đi trong bóng cô đơn.

Khách du tìm đến thành phố ngàn thơ
Nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ
Gần nhau, xa nhau mấy nỗi
Hỡi quê hương xứ sương rơi
Đà Lạt ơi, Đà Lạt ơi!

Đà Lạt đã từng khiến cho hồn cho bao du khách lãng đãng buồn theo màu lam chiều xứ lạnh vấn vương trên dốc đồi ngàn thông. Và màu sương mờ như khói như mây cho cảm giác như giữa cảnh thực và ảo không còn khoảng cách. Khách lãng du một chiều đứng lại nghe hoàng hôn rơi êm đềm trên thành phố mộng mơ.

Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ
Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ
Từng đôi đi trên phố vắng
Bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thùa màn đêm.

Những đôi tình nhân trên phố vắng, nhẹ nhàng dìu nhau từng bước êm đềm trong màn sương phủ kín. Họ khẽ khàng thôi, vì không muốn làm khuấy động cái không khí lãng đãng mê hoặc đó, trong bầu không gian được mô tả là: “hoàng hôn thùa màn đêm…”

“Thùa” ở đây có người nghe tưởng là “thủa” hoặc là “thưa”. Thật ra đúng nghĩa là “thùa”. Thùa nghĩa là khâu móc từng múi chỉ để viền kín các mép của lỗ khuyết. Ý nghĩa trong câu nhạc là hoàng hôn đang chuyển dần về màn đêm. Có lẽ tác giả đã vắt cạn ngữ từ để tìm ra một từ đắc địa là “thùa” như thế để tả cảnh sắc hoàng hôn sắp hết.

Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thông
Hàng cây thẫm màu đèn lên phố phường
Giờ đây hơi sương giá buốt
Biết ai thương bước cô liêu
Người đi trong sương rơi…

Đứng trên triền dốc cao mới nhìn được toàn cảnh đồi thông đang thẩm màu lên đèn phố núi. Đứng trên cao mới cảm nhận được nỗi cô đơn chập chùng vây quanh mình màu sương miền cao nguyên giá buốt. “Biết ai thương bước cô liêu”, biết ai chiều nay có thương bước chân in dấu hoài tưởng vào lời ca cho buổi chiều Đà Lạt ướt đẫm sương rơi.

Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Ly
khóc tình đầu dang dở
Đêm xuống Than Thở vang cung hờn,
thêm sắt se tâm hồn
Người đi trong bóng cô đơn.

Thác Cam Ly và hồ Than Thở là những thắng cảnh nên thơ của Đà Lạt. Sự tích của hồ Than Thở theo truyền thuyết, vào từ thế kỷ 18, Hoàng Tùng là một nghĩa sĩ đoàn quân áo vải Tây Sơn của vua Quang Trung. Trước khi lên đường đánh giặc, Hoàng Tùng đã cùng Mai Nương ra bờ hồ Than Thở để hẹn hò, hẹn mùa xuân năm sau khi hoa Anh đào nở thì chàng sẽ trở về. Thời loạn ly chiến chinh cách trở, Mai Nương ở nhà nghe tin Hoàng Tùng tử trận nên gieo mình xuống giòng nước tự trầm. Năm sau Hoàng Tùng chiến thắng trở về, vô cùng thương xót khi biết người yêu không còn nữa, chàng đã tự vẫn bên hồ để được hạnh phúc với người yêu nơi chín suối.

Đà Lạt buồn, buồn luôn đến những chuyện tình dang dở đã thành huyền thoại của xứ sở sương mù, tác giả đã đem truyền thuyết này vào để gợi nhắc đến những thiên tình sử của ngày xưa, còn âm vang cung thương oán cao xanh nỡ cách chia tình đầu của đôi mái đầu xanh.

Khách du tìm đến thành phố ngàn thơ
Nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ
Gần nhau, xa nhau mấy nỗi
Hỡi quê hương xứ sương rơi
Đà Lạt ơi, Đà Lạt ơi!…

“Gần nhau, xa nhau mấy nỗi”… Khách du “nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ” khi tìm về với Đà Lạt. Đứng giữa hoàng hôn của xứ thơ nhạc sương khói và tình yêu mộng mị, nỗi cô đơn thường trực trong tâm hồn chợt rung lên những cung bậc u hoài buồn thương, mà giai điệp vẫn âm trầm bừng lên màu nắng như màu hoa Anh đào trên đôi má người con gái Đà Lạt ngày xưa.

“Hỡi quê hương xứ sương rơi. Đà Lạt ơi, Đà Lạt ơi!”

Lời nhạc cứ réo rắc gọi về xứ Hoa anh đào, làm người nghe mơ màng nhớ về phố núi sương mù buồn đẹp mộng mơ. Để rồi ước muốn thêm một lần nữa làm khách du tìm đến Đà Lạt, mơ hồ lãng du làm “người đi trong trong sương rơi”.

Để rồi “nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ” Nhặt hoa Anh Đào hay Mimosa? Màu hoa nào đối với người đa cảm cũng sẽ là màu tan vỡ, khi nghệ sĩ vốn là khách đa tình nên dễ đa mang dự cảm trước thiên vạn nỗi buồn nơi chốn nhân gian…

Cụm từ “Ba gai” có ý nghĩa gì?

"Ba gai" được hiểu là để chỉ tính cách hung hăng, bướng bỉnh, thích gây gổ. Ở nhiều nơi từ này còn dùng để chỉ người manh múng, lươn lẹo,...

Ai là hoàng đế ấu dâm tai tiếng nhất lịch sử Trung Hoa?

Sự bệnh hoạn của ông vua ấu dâm Dương Quảng nằm ngoài sự tưởng tượng của người đời. Ông ta thậm chí còn sai hoạ sĩ vẽ lại cảnh mình...

Gia Long – Nguyễn Phúc Ánh – Vị vua khai lập triều Nguyễn

Gia Long (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị hoàng đế đã...

Trường thi Gia Định xưa ở giữa thành Gia Định

Ở Việt Nam, thời nhà Nguyễn, khoảng ba, bốn năm, triều đình tổ chức thi Hương, thi Hội và thi Đình, tuyển chọn nhân tài giúp nước. Trường thi Gia...

Người Minh Hương ở Sài Gòn

Thiên phục khả phong (Hoành phi trong đình Minh hương Gia Thạnh) Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ...

Cây dừa ba ngọn ở Hà Tiên

Nếu là dân gốc Hà Tiên hay những người đã từng sống tại Hà Tiên vào những năm 1950 – 1970, ai cũng đều biết cây dừa ba ngọn ở...

Ai vái lạy ai?

Vái lạy là phép xã giao thời xưa, không chỉ dùng khi cúng tế mà người sống cũng lạy nhau..."Đời xưa vua đối với bày tôi, bố vợ đối với...

Trần Hữu Trang – Cuộc đời và tác phẩm

Soạn giả cải lương Trần Hữu Trang quê ở xã Phú Kiết, tỉnh Tiền Giang (trước đây là tỉnh Mỹ Tho, trước nữa là tỉnh Định Tường). Soạn giả là...

Tangerine và Mandarin

Vào chợ Mỹ, tới gian hàng hoa quả, ta thấy bày bán đủ loại cam quýt. Thường thì ta chỉ nhìn hình dạng trái cây rồi chọn mua chứ ít...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 4)

Phần 4: Cô Ba Trà, Huê Khôi Nam Kỳ Tài liệu để viết bài nầy gồm nhiều loại có xuất xứ khác nhau, chúng tôi sưu tầm và lưu giữ trong nhiều...

Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu?

Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Thực ra, trong nhiều gia đình, người cha quyết định mọi...

Không đánh giá cuộc sống của người khác, cũng là một loại tư dưỡng cơ bản nhất

  Nhiều người có một thói quen, đem hạnh phúc trong con mắt của mình định nghĩa thành hạnh phúc trên thân của người khác. Bèn cho rằng người khác...

Exit mobile version