Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đất nước và con người Mỹ

Đất nước và con người Mỹ - Tư vấn quốc tịch Mỹ và nước ngoài

Công dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tự gọi họ là người Mỹ (American). Cách gọi này tồn tại trong suốt quá trình lịch sử của đất nước từ hơn 200 năm qua và bạn sẽ vẫn còn thường xuyên nghe họ gọi như vậy.

Hoa Kỳ là đất nước đông dân và đa dạng về chủng tộc. Thật khó để có thể miêu tả về một người Mỹ điển hình. Với những đặc điểm nêu ra dưới đây, bạn hãy nhớ rằng xã hội Mỹ được tạo nên bởi những con người đến từ nhiều quốc gia với những đa dạng về chủng tộc văn hóa, xã hội, hoàn cảnh kinh tế và cả vấn đề nhân sinh quan.

Tính cá nhân

Trên hết, người Mỹ tự hào về tính cá nhân và sự khác biệt. Mặc dù có quan hệ chặt chẽ với gia đình và cộng đồng, song tính cá nhân và nhân quyền là điều quan trọng nhất với họ. Điều này nghe có vẻ giống thái độ ích kỷ nhưng chính nó lại khiến người Mỹ thành thật, biết tôn trọng các cá nhân khác và biết đòi hỏi quyền bình đẳng con người.

Tính tự lập

Độc lập là một phần của sự đề cao con người trong văn hóa Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy để tự đứng lên trên đôi chân của mình – một sự khởi đầu cho tính độc lập. Đa phần học sinh Mỹ tự chọn lớp học, ngành học cho mình, tự chi trả một phần hay toàn bộ học phí, tự tìm việc, tự lên kế hoạch hôn nhân cho bản thân thay vì ỷ lại vào gia đình.

Sự thẳng thắn

Thật thà và thẳng thắn đối với người Mỹ quan trọng hơn việc giữ thể diện. Họ sẵn sàng giành thời gian để trao đổi thẳng thắn về những vấn đề mà họ thấy còn gây tranh cãi hoặc thậm chí là khi cảm thấy bị xúc phạm. Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề và không tốn nhiều thời gian cho việc chuẩn bị hình thức. Sự thẳng thắn khuyến khích người Mỹ thảo luận các bất đồng và giải tỏa mâu thuẫn hơn là cần đến sự can thiệp của người thứ ba.

Phong thái thoải mái

Người Mỹ thích ăn mặc và giải trí một cách bình thường. Họ giao tiếp với một phong thái thoải mái mặc dù giữa họ có sự khác biệt về tuổi tác hay địa vị xã hội. Sinh viên gọi thầy, cô bằng tên và ngược lại. Đối với sinh viên quốc tế, họ coi hành động này như một thái độ vô lễ, thậm chí là thô lỗ nhưng đây là văn hóa Mỹ. Mặc dù tại thời điểm nào đó, người Mỹ đã từng coi trọng các quy tắc, song nhìn chung cũng không quan tâm nhiều đến việc đó.

Sự cạnh tranh

Người Mỹ đánh giá cao các thành quả mà họ đạt được, vì vậy họ rất hay ganh đua với nhau. Bạn có thể tìm thấy những cuộc thi có tính chất giao hữu đồng thời cũng đầy ganh đua ở khắp mọi nơi. Từ cách đùa vui cho đến việc thêm từ vào câu và cách trả lời nhanh, thông minh hóm hỉnh của người Mỹ là hình thức ẩn dụ của sự cạnh tranh. Mặc dù đây là thói quen của người Mỹ song đôi lúc cũng làm bạn cảm thấy không thoải mái.

Sự hợp tác

Người Mỹ cũng luôn thể hiện tính tập thể và sự hợp tác với mọi người trong quá trình làm việc để đạt được mục đích chung.

Coi trọng thành tựu

Có thể nói người Mỹ luôn bị ám ảnh bởi những thành tựu đạt được trong thể thao, vì vậy họ trưng bày những phần thưởng từ các thành tích thể thao cho tới thành tựu trong công việc kinh doanh tại văn phòng và tại nhà. Đôi khi, sách báo và các bộ phim thường không được đánh giá dựa trên chất lượng mà dựa trên số lượng bán ra và lợi nhuận thu được. Tại các trường đại học, mọi người chú trọng vào thành quả đạt được, vào điểm số và điểm trung bình cuối năm của sinh viên.

Sự thân thiện theo cách riêng

Nói chung, tình bạn giữa những người Mỹ thường ngắn ngủi và ngẫu nhiên hơn so với tình bạn được thiết lập ở các nền văn hóa khác. Điều này chịu nhiều ảnh hưởng từ sự hay thay đổi và một thực tế rằng người Mỹ không thích phụ thuộc vào bạn bè. Người Mỹ thường có khuynh hướng tách biệt rõ tình bạn, có bạn nơi làm việc, bạn trong cùng đội bóng, trong mối quan hệ gia đình … Tuy nhiên họ cũng có thể trở thành những người bạn tốt và chân thành, điều đó đáng để bạn cố gắng thiết lập một tình bạn lâu dài với một người bạn Mỹ mà bạn quý mến.

Người Mỹ thích hỏi

Một số câu hỏi có thể quá thẳng thắn và lạ lẫm đối với bạn. Bạn có thể sẽ phải trả lời một vài câu hỏi riêng tư ngay từ lần đầu gặp mặt. Tuy nhiên, việc này xuất phát từ sự quan tâm thực sự, chứ không phải là tọc mạch.

Người Mỹ thường bị coi là thực dụng

Thành công thường được đo đếm bằng số tiền mà người đó có, bằng lợi nhuận từ một vụ mua bán đem lại và bằng số sản phẩm mà người đó thu được. Tuy nhiên, không phải người Mỹ nào cũng coi những điều trên là thước đo thành công. Họ thích những điều giản dị hơn là những tham vọng lớn lao. Hơn thế, rất nhiều người Mỹ thành công về mặt vật chất vẫn giành nhiều thời gian để tìm hiểu các giá trị văn hóa và tinh thần của con người.

Người Mỹ coi trọng thời gian

Việc đúng giờ luôn được đánh giá cao trong xã hội Mỹ. Họ sắp xếp các cuộc hẹn và cuộc sống bản thân theo một thời gian biểu. Họ luôn đến đúng giờ. Đối với sinh viên quốc tế, sinh viên Mỹ dường như luôn vội vàng và lỗ mãng. Nhưng người Mỹ lại luôn đạt hiệu quả cao trong công việc nhờ sự vội vàng này.

Sự năng động

Hoa Kỳ là một mảnh đất năng động, luôn luôn biến đổi. Nếu bạn là người quen với sự đủng đỉnh, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt với nhịp độ này. Còn ngược lại, bạn sẽ thấy hứng thú.

Người Mỹ thường ít hiểu biết về thế giới

Rất nhiều học sinh Mỹ không hiểu biết nhiều về địa lý cũng như các vấn đề của thế giới. Họ thường hỏi những câu hỏi về những sự kiện toàn cầu đang xảy ra hoặc hoàn toàn ngờ nghệch về các vấn đề liên quan đến địa lý thế giới. Sự thờ ở của người Mỹ đến các vấn đề toàn cầu này được lý giải bởi sự xa cách của lãnh thổ Hoa Kỳ với các châu lục khác.

Sự yên lặng có thể khiến người Mỹ lo lắng

Người Mỹ không quen với sự im lặng. Họ thà nói về thời tiết còn hơn chấp nhận sự im lặng trong một cuộc hội thoại.

Người Mỹ luôn rộng mở và nhiệt tình giải đáp các thắc mắc

Nếu bạn không hiểu một hành vi hay muốn hiểu thêm về phong tục và các giá trị sống của người Mỹ, đừng dè dặt khi đặt câu hỏi. Bạn sẽ luôn có câu trả lời

Đi bộ dưới mưa, thong dong tự đắc

Con người nếu cởi mở, thoải mái, thì dù đi trong mưa cũng rất vui vẻ. Tôi lớn lên ở vùng nông thôn, rất thích những ngày trời đổ mưa....

Bố mẹ chúng ta khổ như thế nào?

“Mẹ ơi, hai hôm nữa là đến hạn nộp học phí của con rồi ạ.” “Ừ… ừ mẹ biết rồi, đợi mẹ đi hỏi thêm vài người nữa.” Vài câu...

Hình ảnh về nghề phát thư thời Pháp thuộc

Dưới chế độ quân chủ, vấn đề đưa tin là chỉ có trong lãnh vực triều đình. Người dân thì chỉ có thể chờ cơ hội để nhờ người này...

10 lý do khiến giới trẻ ngày nay từ bỏ Thiên Chúa giáo

Trong giới truyền giáo, từ lâu người ta biết rằng trẻ em lớn lên trong gia đình Ki-tô giáo, khoảng chừng ba phần tư sẽ từ bỏ niềm tin sau...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Lạc bước giang hồ

Trước khi lạc bước giang hồ, nhớ khi tôi vẫn là con nhà gia giáo, tía má tôi lấy nho phong, đạo đức làm nề. Có ngờ đâu khi trái...

Nghệ thuật phê bình người khác

Chúng ta đều mong muốn xã hội này tốt đẹp lên, đó là một điều chắc chắn. Vậy chúng ta có nên cư xử với nhau như những kẻ thù...

Leng keng cà rem đổi dép

Tết nay trời đủng đỉnh lạnh. Tôi ngó ra ngõ, nom nắng chỉ đậu lưng chừng bên tường, ướp vàng vài ba ô gạch. Anh trai bảo, mùa này mà...

Người có tài mà không có đức thì giống như nhà không có chủ

Cổ nhân luôn luôn lấy tiêu chuẩn chọn người gồm nhiều mặt cả đức lẫn tài, và không bao giờ xếp đức với tài ngang nhau. Họ vô cùng coi...

Tìm hiểu lại danh xưng “Lạc” vương và “Hùng” vương

Theo truyền thống người Việt Nam, danh xưng “Hùng vương” bao đời nay đã được lưu truyền qua truyền khẩu và thư tịch, tuy nhiên vào đầu thế kỷ XX,...

Lê Hoàn – Lê Đại Hành – Vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt – Đánh Tống, Bình Chiêm

Vào giờ dần, ngày rằm tháng Bảy, năm Tân Sửu (941), cuối ngôi làng nhỏ thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa, một em bé nghèo "bố...

Những bức ảnh quý giá về Việt Nam năm 1980

Một cuộc sống mới đã hình thành ở Việt Nam năm 1980, 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc… Nhiếp ảnh gia người xứ Wales Philip Jones Griffiths (1936...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 12

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Exit mobile version