Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đọc một truyện trong cuốn “Chuyện Giải Buồn” của Huỳnh Tịnh Của

Cùng viết sách đồng thời với Petrus Ký, khi ông Petrus Ký có Chuyện Đời Xưa, thì ông Huỳnh Tịnh Của có Chuyện Giải Buồn. Mỗi người một vẻ. Người thứ nhất chú trọng nhiều đến tính cách mua vui và ngụ ngôn nho nhỏ. Người thứ hai khai triển nhiều về mặt nhân sinh phải đạo, luân lý ở đời. Nhìn chung Trương Vĩnh Ký viết đơn giản, nhiều từ ngữ bình dân, Huỳnh Tịnh Của câu văn dài hơn, mang nhiều hơi hướng sách vở với nhiều câu Hán ngữ. Xin trích bài số 3, liên quan đến thầy sãi sử dụng tiền thâu của bá tánh để làm chuyện bậy bạ. Truyện cũng có nhiều từ và cách nói thời của tác giả (1886) nên cần được chú giải để người đọc khỏi bỡ ngỡ.

Địa ngục ở miền dương gian

Có một người chết tức [1], phải đi theo quỉ xuống âm phủ, vua Minh Vương [2] tra bộ không có tên, nói quỉ bắt lầm, dạy quỉ phải đem trả lại dương gian [3]. Người bị quỉ bắt lầm có ý tọc mạch [4], muốn coi chỗ âm ti ra làm sao, mới nói nhỏ với quỉ, xin đem đi coi cho biết. Quỉ nghe lời, dẫn nguời ấy đi coi khắp chín cửa ngục [5], tới một chỗ thấy có một thầy sãi [6] bị cột ngang bắp vế mà treo ngược lên, kêu van rên siếc [7] khốn nạn [8]. Người ấy bước gần, coi tạn mặt [9], thì là anh ruột mình, liền thất kinh hỏi quỉ làm sao mà anh mình phải treo lên khốn khổ như vậy. Quỉ nói tại nó quyên tiền người ta, tưởng để mà làm phước, chẳng dè quyên đặng bao nhiêu, nó đánh bạc [10] hết bấy nhiêu, cho nên phải phạt tội nó như vậy. Người ấy lại hỏi quỉ có lẽ gì [11] mà cứu anh mình chăng? Quỉ nói phải ăn năn sám hối thì khỏi.

Đến khi người quỉ bắt lầm sống lại, nhớ việc mình thấy dưới âm phủ, bèn tưởng tới [12] người anh ruột đương tu bên chùa Tập Phước, mới đi qua đó mà thăm anh. Tới nơi thấy anh nằm xó vách [13], đau một cái ung lớn [14] ở dưới bắp vế, phải treo chơn lên, in như chuyện thấy dưới âm phủ, thì lấy làm sợ hãi, hỏi anh làm sao mà phải treo chơn lên? Người anh nói: Tao đau cái ung độc dữ quá, nếu không treo chơn lên, thì nó đau thấu ruột gan. Người em học lại mọi việc mình đã thấy dưới âm phủ cùng các lời quỉ nói, thì người anh thất kinh ăn năn thống hối [15], qua ít ngày chỗ ung độc lành; từ ấy mới trở nên một ông thầy sãi tốt.

Kẻ bày chuyện bàn rằng: Đứa tiểu nhơn thường nói chừng nào xuống địa ngục sẽ hay; mà chẳng biết những sự họa hại [16] ở đời này, thì rõ ràng là hình phạt dưới địa ngục.

Chú thích:

[1] Chết tức: Chết oan, chết chưa tới số.

[2] Vua Minh vương 冥王: Niềm tin nhân gian cho rằng người cai quản nơi âm ti là Minh vương (Minh 冥: tối tăm.)

[3] Đem trả lại dương gian: Cho sống lại.

[4] Tọc mạch: Tò mò.

[5] Chín cửa ngục: Các ngục thất giam cầm và hành tội người làm ác trên thế gian. Nhiều sách nói mười cửa ngục. Chín hay mười chỉ là tượng trưng cho số nhiều thôi, chẳng thể dựa vô đâu để biết đúng sai.

[6] Thầy sãi: Thầy tu, thầy chùa, nhà sư.

[7] Rên siếc: Rên la vì quá đau đớn. HTC, Rên siếc: Than thở, làm ra tiếng thảm thương vì sự đau đớn khó chịu. Than van, đau đớn.

[8] Khốn nạn: Khốn khổ. Nay nghĩa đã khác, trở thành tiếng chửi.

[9] Coi tạn mặt: Nhìn tận mặt. Nhìn gần để thấy rõ mặt mày. Kiều: Kẻ nhìn tạn mặt, người e cúi đầu.

[10] Đánh bạc: Cờ bạc.

[11] Có lẽ gì: Có cách gì, phương thế gì. Cách nói nầy không còn dùng nữa.

[12] Tưởng tới: Nhớ tới.

[13] Nằm xó vách: Nằm trong một góc nhà, kế bên vách. Xó: chỗ góc, chỗ kẹt, như xó chợ, xó nhà, xó hẻm, xó tối , xó hè.

[14] Cái ung lớn: Một mụn nhọt, mụn ghẻ lớn, độc. Ung: Mụn độc hay làm cho thúi thịt; thúi vữa.

[15] Thống hối: Hối hận nhiều.

[16] Họa hại: Tai họa hoạn nạn.

Nức tiếng Quán mì Thiệu Ký (Tư Ky) hơn 80 năm giữa lòng Sài Gòn

Chẳng ai còn nhớ rõ món mì có ở Sài Gòn từ bao giờ, chỉ biết rằng món ăn này theo bước chân di cư của người Hoa sang nước...

Cuộc sống ở Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1904

Tắm ngựa ở rạch Tàu Hủ, đám tang trên đại lộ Charner, nhà thờ Huyện Sĩ khi đang xây dựng… là loạt ảnh tư liệu đặc sắc về Sài Gòn...

Nghi thức về TANG LỄ của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn

Là một dân tộc vốn coi trọng huyết thống gia đình, thân tộc, tang lễ là một sự kiện rất quan trọng trong gia đình người Hoa, những tang phục...

Hình ảnh trắng đen quý hiếm về đường phố Sài Gòn 1970

Trong chuyến đi Sài Gòn năm 1970,  Jerry Bosworth đã ghi lại những hình ảnh để đời ở thành phố này. Đường Trương Minh Giảng. Trên đường Trần Hưng Đạo....

Phượng Cầu Hoàng trong Bích Câu Kỳ Ngộ

Hồi học Đệ lục (lớp Bảy bây giờ), trong phần Cổ văn, tôi phải đọc Bích Câu Kỳ Ngộ. Đây là truyện thơ lục bát dài cả mấy trăm câu,...

Dân Bách Việt nói tiếng Bách ngữ

Từ cuối thập niên '70, các nhà xuất bản Việt-Nam ở Mỹ thường hay nhắc đến câu "bảo tồn tiếng Việt", nhưng nay (1992) có cảm tưởng họ "im hơi...

Nghề vẽ bảng hiệu ở Sài Gòn – Gia Định

Ngày trước, và nay cũng vậy, trước khi khởi nghiệp, mở một cửa hàng buôn bán, nghiệp chủ thường nghĩ ngay đến việc đi thuê tiệm vẽ bảng quảng cáo...

Các món ăn ngon ở Đakao

Nói về văn hóa mà không nói đến các món ăn thì có phần thiếu sót, vì ăn uống cũng là một phần khá quan trọng trong đời sống văn...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 9/25 – Về loại từ Cái và Con

Khi học ngôn ngữ của các dân tộc gốc Mã Lai, chúng tôi có nhận thấy một điều Kỳ dị này là trừ ngôn ngữ Việt Nam ra, còn thì...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 6 – Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn

Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn Bắt bồ báo giới là khôn trật đời Giới báo chí trước đây đã có cảm tình với các đại điền chủ...

Những kết hợp bất thường trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn dưới góc độ ngữ pháp

Đã gần 20 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở về với “cát bụi”. Bao năm qua, ở mọi miền trên đất nước Việt Nam, người ta vẫn xao xuyến...

Có thật vua Nguyễn Ánh giam vợ, ném con xuống biển tại Côn Đảo?

Sẽ không có gì để bàn nếu nguồn gốc của ngôi miếu Bà tại Côn Đảo không được dựa trên một “truyền thuyết“ về chuyện Nguyễn Ánh tuyệt tình... Miếu...

Exit mobile version