Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Một vài tiếng gọi trẻ con

Bài “Bình Ngô đại cáo” có câu:

“Đến nỗi đứa trẻ ranh như Tuyên Đức, nhàm võ không thôi; lại sai đồ nhút nhát như Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy” (1).

Trong nguyên bản chữ Hán, Nguyễn Trãi gọi vua Tuyên Tông nhà Minh, niên hiệu Tuyên Đức (1426-1435), là “giảo đồng” (đứa bé con gian hoạt, xảo trá). “Giảo đồng” được dịch là “trẻ ranh”. Ai cũng hiểu trẻ ranh là trẻ con. Nhưng ngoài nghĩa thông thường là trẻ con, trẻ ranh còn có một ý nghĩa khác nữa.

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, người ta cho rằng trẻ con đến lúc “đầy tuổi tôi” (đầy năm) mới thành người, chưa “đầy tuổi tôi” thì chưa thành nhân cách. Vì vậy trẻ con chưa đầy năm mà chết thì thành “ranh”, chứ không thành ma.

Người đàn bà nào đẻ nhiều mà không nuôi được là mắc “con ranh con lộn”, nghĩa là con ranh đầu thai sinh ra rồi chết đi, sau lại đầu thai lần nữa rồi chết, cứ thế mãi mãi. Muốn trừ nạn con ranh thì phải lấy xác đứa trẻ mới chết, chặt ra nhiều đoạn rồi mới chôn, cốt để làm cho con ranh sợ mà
không dám đầu thai lộn lại.

Loài ranh không phải là loài người, cho nên không được chôn lẫn lộn với người lớn. Cha mẹ không khóc, không thờ tự gì cả, hoặc chỉ thờ riêng chớ không thờ chung với tổ tiên (2).

Gọi Tuyên Đức là “trẻ ranh” là có ý khinh Tuyên Đức chưa đáng được làm người !

Ngày nay mấy tiếng “thằng ranh con” hay “con ranh con” thường được dùng để mắng chửi, miệt thị người khác. Ngày xưa, “đờn bà ranh con” có nghĩa là người đàn bà đẻ con hay chết (3), chứ không phải là tiếng mắng chửi. Bên cạnh “ranh con”, ngôn ngữ Việt Nam còn nhiều tiếng khác để gọi trẻ con: ôn con, oắt con, nhãi con, lỏi con (hay lỏi tì), tí nhau… Những tiếng này được coi là những tiếng lóng của “văn chương bình dân” nên chưa được các từ điển giải thích và nêu rõ nguồn gốc.

Mời các bạn cùng thử tìm hiểu các kiểu gọi trẻ con này.

Ôn con

Ôn là gọi tắt của quan ôn. Quan ôn là ác thần gây ra bệnh dịch. Ôn con là trẻ con hay phá phách, làm người lớn khó chịu.

Oắt con

Oắt do chữ choắt đọc trại. Choắt nghĩa là bị khô teo lại. Oắt con là trẻ con gầy còm.

Nhãi con

Nhãi do chữ nhái mà ra. Nhái là con ếch nhỏ. Nhãi con là tiếng chỉ chung trẻ con bé nhỏ.

Lỏi con hoặc lỏi tì

Lỏi nghĩa là không đồng đều, khập khiễng. Tục ngữ có câu “Xấu đều hơn tốt lỏi”. Lỏi con là đứa bé có thói khôn vặt.

Cũng có thể lỏi là do chữ lõi mà ra. Lõi là phần gỗ bên trong của thân cây cứng hơn phần vỏ bên ngoài. Lõi còn có nghĩa là sành sỏi, nhiều kinh nghiệm sống (lõi đời). Lỏi con là đứa bé cứng đầu, rắn mắt, tinh khôn.

Tí nhau

Tí nghĩa là rất nhỏ (bé tí), rất ít (một tí). Nhau (lau nhau, lúc nhúc) chỉ đám đông. Người ta thường nói lũ tí nhau hay đám tí nhau để chỉ đám đông trẻ con.

Trên đây là mấy tiếng tôi hay bị người lớn mắng…yêu thuở còn là “học trò thò lò mũi xanh”. Chắc chắn còn nhiều tiếng địa phương khác được dùng để gọi trẻ con. Mời các bạn bổ sung…

_____________

(1) Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược, NXB Miền Nam, Hoa Kỳ (in lại)
(2) Đào Duy Anh: Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Sudestasie, Paris, 1985 (in lại)
(3) Huỳnh Tịnh Của: Đại Nam quốc âm tự vị, NXB Rcy, Saigon, 1895.

Đệ nhất cung điện của các vua nhà Nguyễn

Không chỉ là biểu tượng cho quyền lực của nhà Nguyễn, điện Thái Hòa còn được coi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế. Nằm ở...

Cơn ác mộng hạt nhân: 2 cách xử lý khác biệt

Ngày 6 và 9/8/1945, lần đầu tiên thế giới chứng kiến sức hủy diệt của bom nguyên tử được thả xuống hai thành phố Nhật Bản. Thứ vũ khí “tối...

Ảnh màu tuyệt đẹp của Đà Lạt xưa

Đà Lạt xưa nay được mệnh danh là thành phố của tình yêu, của ngàn hoa và những đồi thông chập chùng mờ khuất trong sương bay, là nơi có...

Chữ “Cà” trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, chữ “cà” là một trong những chữ thuộc loại đa dạng vì có nhiều tiếng đôi. Vì có một số độc giả thuộc giới trẻ lớn lên...

Tại sao nạ dòng không lấy được trai tơ?

Không phải tác giả đặt câu hỏi để giải đáp, mà chính tác giả thắc mắc mong được giải đáp vì sao có sự bất công đó? Ngày xưa những...

Tháp Bình Lâm – tòa tháp Chăm có vị trí đặc biệt ở Bình Định

Tháp Bình Lâm được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11, nằm trong kinh đô đầu tiên tạm thời khi các vị vua Chăm dời...

Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” gần Hồ Gươm

Dạo quanh khu vực Hồ Gươm – nơi được coi là trái tim của Hà Nội, biết bao nhiêu dấu ấn lịch sử của đất nước như Tháp Rùa, đền...

Mặt trái của nền nho học Việt Nam

"Cái lối thơ phú ca ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi lắc gối như lối học ngày xưa đã vì thế mà làm...

Nguyễn Tấn Đời – Vua gạch ngói Nam kỳ

Một tài phiệt của Sài Gòn trước 1975 Không bằng cấp, không kinh nghiệm, nhưng với khả năng kinh doanh thiên phú, ông đã làm cho giới tài phiệt và...

Nguồn gốc nghệ thuật hát Chèo Việt Nam

Việt Nam có cả một kho tàng sân khấu cổ truyền gồm nhiều kịch chủng như: múa rối, tuồng, chèo; mà mỗi loại lại có những đặc điểm nghệ thuật...

Nghề xà ích ngày xưa

Cho đến giờ, tôi vẫn còn nhớ như in người đánh xe ngựa ở Mỹ Tho là ông Bảy Tốt, người ta thường ông ‘Xà Tốt’, bởi ‘tài’ xe ngựa...

Sinh viên xuất sắc ở Bắc Kinh giết mẹ man rợ

Sau 3 năm lẩn trốn, cuối cùng khi vừa đáp xuống sân bay Trùng Khánh, Ngô Tạ Vũ đã bị cảnh sát bắt giữ. Ngày 14/02/2016, cảnh sát phát hiện...

Exit mobile version