Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nghệ thuật thư pháp – Từ phương Tây sang phương Đông

Thư Pháp – Calligraphy, xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại gồm κάλλος – kallos nghĩa là “vẻ đẹp” và γραφή graphẽ “văn bản”. Nói cách khác, Calligraphy là nghệ thuật thị giác gắn liền với văn bản, tạo thành từ những biểu tượng ngôn ngữ viết tay và được sắp xếp một cách hợp lí.

Nghệ thuật thư pháp: Từ phương Tây đến phương Đông

Trọng tâm của Calligraphy chủ yếu nằm ở việc thiết kế và thể hiện các con chữ, bằng cọ hoặc những dụng cụ viết có ngòi. Calligraphy là tập hợp gồm các kĩ năng, kĩ thuật định vị và viết chữ cái, để chữ thể hiện được mọi đặc tính toàn vẹn, hài hòa, nguồn gốc, nhịp điệu cũng như sự sáng tạo.

calligraphy là gì

CalligraphyThư pháp hiện đại phát triển đa dạng từ chức năng của văn bản chữ viết: thiệp cưới, thiệp mừng, văn bản sự kiện…lẫn thiết kế nghệ thuật: thiết kế phông chữ và kiểu chữ, thiết kế logo viết tay, thiết kế đồ họa, nghệ thuật thư pháp…

calligraphy là gì

Calligraphy: từ Tây sang Đông

Thư pháp Phương Tây (Western Calligraphy) dễ dàng nhận biết qua việc sử dụng hệ thống ký tự Latin – bộ chữ cái xuất hiện lần đầu tại Rome vào khoảng năm 600 trước Công nguyên.

Western Calligraphy – Thư pháp Phương Tây

Calligraphy minh họa trong những cuốn thánh kinh thời trung cổ Tây Âu có những điểm nhấn rất đáng chú ý, ví dụ như chữ cái đầu tiên của một cuốn sách hay một chương đều được dành một trang minh họa riêng. Trang sách đặc biệt này ngoài chữ cái còn được trang trí rất nhiều hoa văn và hình họa miêu tả các con vật với nhiều màu sắc rực rỡ.

calligraphy là gì

Calligraphy – Thư pháp Tây Phương thiên nhiều về quy tắc hình dáng các con chữ. Khoảng cách giữa các chữ cái có nhịp điệu và được giãn đều nhau, với những bố cục “hình học” nhất định hình thành qua các đường thẳng trên trang giấy. Mỗi chữ cái đều có thứ tự nét viết rất nghiêm ngặt.

Thư pháp Đông Á biểu hiện ở Thư pháp Trung Quốc (Chinese Calligraphy), nghệ thuật Thư Pháp Nhật Bản (Japanese Calligraphy), Hàn Quốc (Korean Calligraphy) và Việt Nam bằng hệ thống chữ Hán.

calligraphy là gì

Chinese Calligraphy – Thư pháp Trung Quốc

Hình dạng, kích thước, độ dài, chất lông của cọ; màu sắc, nồng độ của nước và mực; tốc độ hấp thu nước, kết cấu bề mặt giấy là những yếu tố quan trọng quyết định kết quả tác phẩm Thư pháp. Bên cạnh đó, kĩ thuật của người viết: áp lực, độ nghiêng, nét nhấn, nét buông là thành tố có ảnh hưởng cuối cùng đến hình dạng, vẻ đẹp của tác phẩm Thư Pháp này.

Japanese Calligraphy – Thư pháp Nhật Bản

Korean Calligraphy – Thư pháp Hàn Quốc

Vietnamese Calligraphy – Thư pháp Việt

Thư Pháp hiện nay là một trong những khía cạnh nổi bật và được đánh giá cao trong văn hóa Á Đông.

Thư pháp Nam Á bao gồm các nền nghệ thuật Thư Pháp Ấn Độ (Indian Calligraphy), Nê-pan, Thái Lan, Tây Tạng.

Indian Calligraphy – Thư pháp Ấn Độ

Thư pháp Hồi giáo (Islamic Calligraphy) hay còn gọi là Thư Pháp Ả Rập được dựa trên các chữ cái tiếng Ả Rập, liên quan đến nghệ thuật Hồi giáo hình học (Arabesque) xuất hiện trên các bức tường và trần nhà thờ Hồi giáo.

Islamic Calligraphy – Thư pháp Ả Rập

Calligraphy: nghệ thuật và thiết kế

Nghệ thuật Thư Pháp – Calligraphy ngày nay được trân trọng bởi những vẻ đẹp và vốn văn hóa truyền thống sinh sống bên trong nó. Hơn thế nữa, hiểu biết về Calligraphy và Hand-Lettering giúp nhà thiết kế nắm được cái hồn của chữ cái để tạo ra những thiết kế chữ mang đầy tính biểu cảm. Giống như Steve Jobs đã từng phải thốt lên: “Calligraphy thật lịch thiệp, tinh tế và chứa đầy lịch sử theo một cách mà khoa học không thể nắm bắt được. Và tôi thấy nó thật kỳ diệu.”

Loạt ảnh về trại trẻ mồ côi Sài Gòn trước 1975

Theo ước tính có khoảng 200.000 trẻ mồ côi ở miền Nam Việt Nam năm 1968. Một phần rất lớn trong số đó có bố là lính Mỹ. Sơ Theresa...

Truyện chưởng trên báo Sài Gòn xưa

Nói đến báo chí Sài Gòn trước năm 1975, không thể bỏ qua tiểu thuyết kiếm hiệp, còn gọi truyện chưởng. Thể loại này từng làm mưa làm gió trên...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Chuyện 1 cô lưu lạc

Chuyện một cô lưu lạc (nhan nầy do bà V.A. chọn như vậy). Nếu tôi cứ ăn ở theo sách, cứ lấy chồng trong làng, cứ an phận tuỳ duyên,...

Xử dụng hay Sử dụng ?

Xử dụng hay Sử dụng ? Gần đây trên diễn đàn có nhắc đến hai chữ sử dụng và xử dụng. Như chúng ta đều biết, đa số từ Việt...

Một phân ba ông Gia Cát

Chúng tôi hân hạnh được biết ông Hà Văn Thùy, người tự xưng là nhà sinh học bỏ nghề, đã quan tâm đến câu cuối cùng trong bài “Lời phúc...

Tại sao lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được phát hiện nhưng vẫn còn là bí ẩn?

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất mọi thời đại. Nhưng...

Đông Dương 130 năm trước qua góc nhìn của nhà thám hiểm Pháp

Nhiều hình ảnh tư liệu quý giá về Đông Dương đã xuất hiện trên các số tạp chí Vòng quanh thế giới (Le Tour de Monde) xuất bản tại Pháp...

Học cách yêu thương cơ thể để sống tích cực hơn

Để được sinh ra trên đời đã là điều không đơn giản, yêu thương chính mình lại càng khó khăn hơn. Sẽ có lúc bạn cảm thấy cơ thể mình...

Nghề bán báo năm xưa

Khi nhận đủ báo trong ngày, cha tôi dồn tất cả vào hai túi đệm lác to treo hai bên tay cầm xe đạp. Phần còn lại dồn vào hai...

Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ

Quán Văn, cái tên trở thành rất thân thuộc ở Sài Gòn trước 1975, đã đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, trình diễn đi sâu vào lòng thưởng ngoạn của...

Những loại pháo Tết từng khiến trẻ em Việt xưa mê mẩn

Dù đã bị cấm nhiều năm, tên các loại pháo như pháo đùng, pháo tép, pháo dây, pháo chuột… vẫn in dấu trong tâm trí thế hệ 8X trở về...

Kỳ thi tốt nghiệp thời Pháp diễn ra như thế nào

Cuối mỗi cấp học đều có những kỳ thi được tổ chức quy củ, tốt nghiệp học sinh có thể mang bằng đi xin việc tùy theo trình độ. Cuối...

Exit mobile version