Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngôn ngữ nào có nhiều người Mỹ nói nhất sau tiếng anh

Nếu như theo suy đoán của nhiều người, câu trả lời ngôn ngữ thường được sử dụng tại Mỹ nhiều nhất sau tiếng anh có thể là Tây Ban Nha. Nhưng thật ngạc nhiên, theo phân tích của báo Washington Post dựa trên dữ liệu từ cơ quan thống kê dân số liên bang Mỹ Census Bureau thì tiếng Việt, tiếng Trung Quốc và tiếng Pháp đã trở thành ngôn ngữ phổ biến và thậm chí riêng tiếng Việt đã đứng top 5, “vượt mặt” cả tiếng Đức và Ý trên vùng đất đa sắc sắc tộc này.

Mỹ là đất nước không có ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh là ngôn ngữ thường được dùng nhất tại Hoa Kỳ, và các lời giải thích cho điều này đều rất đơn giản. Tại Mỹ, trước khi giành được độc lập Mỹ đã là một thuộc địa của Anh, do đó nước Mỹ ảnh hưởng nhiều bởi nền văn hóa cũng như ngôn ngữ từ nước Anh. Ngoài ra, một phần lớn dân số của Mỹ có tổ tiên là người Anh và cùng với các yếu tố khác, đã góp phần vào để tiếng Anh đứng vững trong ngôn ngữ và văn hóa của Mỹ.

Tuy nhiên, gần đây các ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng việt đang được sử dụng thường xuyên trong biên giới của nước Mỹ, và chúng ta nhìn vào xu hướng nổi này như một dấu hiệu cộng đồng người Việt đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên đất Mỹ.
Dựa vào biểu đồ mà tờ Washington Post đưa ra cho thấy, từ năm 1980 cho tới năm 2010, tiếng Tây Ban Nha vẫn là thứ tiếng được sử dụng nhiều nhất ở Mỹ trong số các ngôn ngữ ngoài tiếng Anh. Tuy nhiên, càng về sau thứ hạng về độ phổ biến của các ngôn ngữ khác như tiếng Italy, Đức, Pháp, Ba Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản… lại có nhiều sự thay đổi.
Cụ thể, nếu như ở khoảng năm 1980, tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến thứ 13 ở Mỹ thì đến năm 1990, tiếng Việt đã nhảy lên vị trí thứ 9, và đến nay đã vượt lên chiếm vị trí thứ 5, thứ 6 về mức độ phổ biến cùng với tiếng Nga, tiếng Hàn, tiếng Tagalog và tiếng Trung Quốc. Thậm chí, ở một số bang như Washington – Texas – Oklahoma và Nebraska: tiếng Việt phổ biến đứng hàng
thứ 3, chỉ sau tiếng Anh và Tây Ban Nha theo bản đồ được miêu tả dưới đây.

Ở góc độ quan điểm từ người viết thì những xếp hạng về ngôn ngữ ở trên không phải chỉ là những con số khô khan mà nó còn thể hiện cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ đang không ngừng lớn mạnh và trở thành cộng đồng lớn hàng đầu ở Hoa Kỳ. Điều này sẽ giúp cho người Việt trên đất Mỹ gắn bó với nhau, cùng nhau sống ổn định, hòa nhập và có vị thế nhất định trong xã hội Mỹ. Đồng thời, trên thực tế, ngoài cuộc sống con cái có chất lượng tốt hơn, cộng đồng người Việt ở Mỹ đã có rất nhiều cá nhân thành công, là những tỷ phú, chuyên gia, học giả, doanh nhân thành đạt nổi tiếng không hề kém cạnh so với các dân tộc khác trên nước Mỹ. Đó là những tiềm năng rất quan trọng của người Việt đang sinh sống ở Mỹ dù xa quê hương.

Và tất nhiên, điều đáng trân trọng nhất là dù vẫn trên đà hội nhập vào quê hương thứ hai là nước Mỹ sở tại, người Việt tại Hoa Kỳ vẫn rất hướng về quê hương, gìn giữ và duy trì những bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó có nghĩa là “ly hương chứ không hề ly tổ” và những người con đất Việt trên nước Mỹ vẫn đang có nhiều đóng góp tích cực cho đất nước như những con số kiều hối được gửi về trong một bài viết mà ImmiCa phân tích đã phần nào chứng minh được điều trên.

Vì sao gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vào Nam, ra Bắc”?

Thực tiễn lịch sử ghi dấu ấn trong ngôn ngữ, rất đặc biệt, không thể thay đổi. 1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn...

Sinh viên xếp hàng đợi cơm từ thiện: Khó khăn hay lười biếng?

Hình ảnh nhiều sinh viên, bạn trẻ đứng xếp hàng đợi cơm từ thiện được một tài khoản Facebook đăng tải đã nhận về nhiều tranh cãi. “Ai cũng biết...

Lại chuyện “gác mái” trong câu thơ “Gác mái ngư ông về viễn phố”

Trả lời câu hỏi “Gác mái lúc nào?”, trên Kiến thức ngày nay, số 214, ông có khẳng định rằng: “Trong thực tế, chẳng làm gì có chuyện gác mái...

Chiến thắng Bạch Đằng (9/4/1288)

Đến nay nước sông vẫn chảy hoài  Mà nhục quân thù khôn rửa  TRƯƠNG HÁN SIÊU -Phú sông Bạch Đằng Bấy giờ là thế kỷ XIII. Từ những thảo nguyên...

Dã tâm của tiếp viên karaoke có hai người tình

Bị người tình là doanh nhân Hong Kong bắt cắt đứt với người tình thứ hai, Thiệu Miêu Miêu đưa ra lựa chọn và lên kế hoạch độc ác. Ngày...

Sài Gòn thuở phải cõng xe lửa qua sông

Ngày đó, xe lửa không qua được 2 con sông Vàm Cỏ. Vì thế, tới bờ sông, xe lửa dừng lại. Các toa xe được tách rời ra rồi theo...

Nước Là Thủy

Nước là chất lỏng có ký hiệu là H₂O, từ Hán Việt là Thủy 水, thuộc dạng chữ Tượng Hình trong Chữ Nho... Dễ Học, được hình thành theo diễn...

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó...

Ngựa và… Thẳng ruột ngựa !

Ngựa không gần gũi người Việt bằng trâu. Ngựa chỉ biết kéo xe, không biết kéo cày. Ngựa còn bị khiển trách là không chịu tham gia khề khà chén...

Nửa thế kỷ tình khúc “love story”

Love Story là tên của một tác phẩm văn học; đồng thời cũng là tên của một bộ phim rất thịnh hành và là tên nhạc khúc rất nổi tiếng...

Cháo lòng Sài Gòn

Bây giờ đi ăn cháo lòng tôi rụt rè gọi tim thôi, không dám rờ tới gan, ruột, dồi gì hết mà vẫn vừa ăn vừa hồi hộp. Cả cơ...

Nhà cổ Bình Thuỷ – dinh thự cổ đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Không chỉ là một kiệt tác kiến trúc, nhà cổ Bình Thủy còn được ví như một “kho đồ cổ” quý giá. Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình...

Exit mobile version