Du học Mỹ trường cao đẳng cộng đồng North Seatle Community College

Jennifer Burcham

(Xuất bản đầu tiên trên tờ Community College Times)

Tại hội nghị thường niên lần thứ 57 của NAFSA: Hiệp hội Các nhà giáo dục quốc tế (trước đây gọi là Hiệp hội Quốc gia về các vấn đề sinh viên nước ngoài) vào năm 2005, Janice Jacobs, Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề về thị thực ở Bộ Ngoại giao đã phát biểu rằng Hoa Kỳ “trải thảm đỏ” mời gọi sinh viên nước ngoài mong muốn du học ở Hoa Kỳ, và các sứ mạng của Hoa Kỳ ở nước ngoài đã được chỉ thị phải dành quyền ưu tiên cho sinh viên và các học giả trong các chương trình trao đổi. Bà lưu ý rằng mặc dù các cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001 đã làm thay đổi một số chính sách đăng ký thị thực của Bộ, nhưng người nào nghĩ thủ tục xin thị thực là một rào cản không thể vượt qua để có thể du lịch hoặc học tập ở Hoa Kỳ đều sai. Bà nói “Nhận thức đã lỗi thời của công chúng về những thay đổi trong quá trình xin thị thực không thể nào khác hơn được thực tế. Bộ Ngoại giao đang rất nỗ lực để ủng hộ sự quay lại của sinh viên quốc tế, du học sinh, nhà khoa học và thương nhân…”.

Trong bài phát biểu tại hội nghị của mình, có tựa “Chào mừng sinh viên quốc tế đến với cao đẳng cộng đồng ở Hoa Kỳ – Vai trò của Bộ Ngoại giao”, bà Jacobs nói về vai trò của cao đẳng cộng đồng trong nền giáo dục quốc tế. Bà nói: “Tôi biết các trường cao đẳng cộng đồng trên cả nước đóng vai trò ngày càng chủ động trong việc bảo đảm rằng sinh viên quốc tế đều có thể tìm được những cơ hội giáo dục khó tin trong hệ thống cao đẳng cộng đồng”.

Đáp lại những mối lo ngại của các quan chức của các trường cao đẳng hai năm về quan niệm cho rằng sinh viên muốn đăng ký vào các trường cao đẳng hai năm thường bị từ chối cấp thị thực, bà Jacobs nói rằng Bộ Ngoại giao đã nhắc nhở các quan chức lãnh sự rằng các trường khác nhau đáp ứng nhu cầu khác nhau của sinh viên. Bà nói các quan chức lãnh sự đều được nhắc nhở xem xét cẩn thận giá trị của từng trường hợp cụ thể; ghi nhớ rằng cơ hội giáo dục ở Hoa Kỳ luôn rộng mở.

Bà Jacobs còn nói thêm rằng Bộ Ngoại giao đã quyết định tăng khả năng giải quyết các đơn đăng ký xin thị thực bằng cách thêm hơn 350 vị trí ở lãnnh sự kể từ tháng 9 năm 2001, và ngân quỹ hiện nay đang xin thêm 121 vị trí nhân viên lãnh sự nữa.

Bà nói thêm, đa số các đơn xin thị thực – khoảng 97% – đều được giải quyết trong vòng hai ngày, và quy trình thẩm tra lại 2,5% những người xin thị thực theo yêu cầu vì lý do an ninh đã được tổ chức hợp lý hơn. Bà Jacobs nói: “Đối với 2,5% người xin thị thực này, vì lý do an ninh quốc gia, phải trải qua quá trình xem xét đặc biệt, chúng tôi đã tổ chức lại quy trình này hợp lý hơn, để ngay cả tỉ lệ nhỏ này trên tổng số những người đăng ký đều có thể được trả lời nhanh chóng. Cách đây một năm, thời gian xử lý kỹ thuật trung bình cho một trường hợp nhạy cảm là 74 ngày. Hiện nay, thời gian xử lý trung bình đối với những trường hợp như thế là 14 ngày, và chúng tôi sẽ tiếp tục cải tiến quy trình này”.

Bà Jacobs lưu ý rằng theo dữ liệu của Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ, hơn 572.000 sinh viên quốc tế được tuyển vào các trường đại học, cao đẳng Hoa Kỳ trong năm học 2003-2004. Trong đó, sinh viên Ấn Độ và Trung Quốc chiếm đông nhất, và mặc dù con số sinh viên đăng ký vào đại học Hoa Kỳ có sụt giảm, nhưng Hoa Kỳ vẫn là nơi thu hút nhiều sinh viên quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Bà nói: “Một điều chúng tôi rất hy vọng mặc dù không chắc chắn lắm là có thể xua tan những nhận thức sai lầm ở nước ngoài rằng Hoa Kỳ không hoan nghênh sinh viên nước ngoài. Đơn giản điều này không chính xác. Sinh viên từ Muscat đến Mumbai cần biết rằng, nếu họ muốn học tập ở Hoa Kỳ, chúng tôi luôn rộng cửa chào đón”.

THẾ NÀO LÀ MỘT TƯ VẤN VIÊN CHO SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI?

Trước đây được gọi là Hiệp hội Quốc gia Các tư vấn viên cho sinh viên nước ngoài (NAFSA), Hiệp hội các Nhà Giáo dục Quốc tế đã thúc đẩy được giáo dục quốc tế. Cuốn Nghề tư vấn cho sinh viên nước ngoài (The Profession of Foreign Student Advising), do Nhà xuất bản Intercultural Press xuất bản năm 2000 dưới sự bảo hộ của NAFSA, giải thích vai trò của tư vấn viên cho sinh viên nước ngoài:

Tư vấn viên cho sinh viên nước ngoài làm việc với sinh viên và học giả từ khắp nơi trên thế giới. Họ cung cấp thông tin, chương trình và dịch vụ được thiết kế nhằm giúp ích cho các sinh viên và học giả này biết càng nhiều kinh nghiệm ở Hoa Kỳ càng tốt. Họ đóng vai trò là cầu nối giữa sinh viên và học giả nước ngoài với những người mà cá nhân các đối tượng này cần liên hệ, đại diện quyền lợi tốt nhất của sinh viên và tư vấn thích hợp cho họ.

Tư vấn viên cho sinh viên nước ngoài làm việc không chỉ với nhiều nhóm khác nhau mà người Mỹ gọi là “sinh viên nước ngoài”, mà họ còn làm việc với cả sinh viên, giảng viên và nhân viên Mỹ, những cư dân bản địa; với quan chức của các cơ quan chính phủ của Hoa Kỳ và nước ngoài; và với nhiều cơ quan tài trợ sinh viên và học giả nước ngoài ở Hoa Kỳ. Họ thúc đẩy mối quan hệ giữa sinh viên, học giả nước ngoài với chủ nhà người Mỹ địa phương.

Tư vấn viên cho sinh viên nước ngoài làm việc để đem lại lợi ích trao đổi giáo dục quốc tế cho trường, cộng đồng của mình và cho thế giới. Họ có thể giúp những người đến từ nhiều quốc gia tìm hiểu lẫn nhau, và trong quá trình đó, trở thành những công dân bao dung, cởi mở hơn của một thế giới phụ thuộc lẫn nhau.