Trong giấc mơ nước Mỹ thần thoại, một nước Mỹ đươc xem như là vùng đất hứa, vùng đất của những cơ hội, người ta vẫn nhìn đến giáo dục như ánh sáng dẫn dắt giấc mơ vào hiện thực. Nói vắn tắt, ở nước Mỹ, cơ hội giáo dục mở ra cho mọi người, và một khi đã đi vào được con đường đó, khi đi ra sẽ thấy chân trời mở rộng, công ăn việc làm không phải là điều đáng bận tâm, và cơ hội thăng tiến giai cấp trong xã hội sẵn sàng chờ đón những người cần cù, chăm chỉ, chịu khó…

20140117-231437.jpg

Đáng buồn thay, vào thời nay, đi đâu người ta cũng nói giấc mơ tan vỡ, và ai cũng chỉ ngay vào nền giáo dục của Mỹ như “chính phạm”. Người ta nói “sách vở ích gì cho buổi ấy”, vì có bằng cấp càng khó kiếm việc làm, cho nên có khi phải dấu. “Công việc tốt” (ổn định, có phúc lợi, lương cao) thì hiếm. Công việc bán thời gian hay tạm thời, không có phúc lợi gì thì đâu cần bằng cấp làm gì. Cái học cũng lắm khi không tạo được kỹ năng mà các xí nghiệp đòi hỏi, đưa đến tình trạng người kiếm không ra việc, việc kiếm chẳng ra người! Bởi vậy mà có nạn thất nghiệp ở Mỹ: với lao động không tay nghề đã có sẵn di dân bất hợp pháp, lao động có kỹ năng thì cần phải nhập bên ngoài. Do đó, mà trong chính sách di dân của Mỹ, người ta
mở cửa cho cả hai thành phần lao động này.

Thực ra, vấn đề cũng chẳng có gì mới. Ít nhất là trong một thập niên qua, người ta đã nói về “the crash of the American Dream” – sự tan vỡ của giấc mơ nước Mỹ. Và có lẽ cũng lâu gấp đôi thời gian đó, người ta đã lo ngại về sự thất bại trong giáo dục Mỹ, cho dù ngoài bề mặt, thì người người khắp nơi trên thế giới, nhất là từ các nước Đông Á, vẫn đổ đến Mỹ để xin vào các trường đại học. Thậm chí con cái của những nhà giàu mới ở nhiều nơi, trong đó có cả Việt Nam, còn tìm cách len lỏi vào cấp trung học của Mỹ. Nếu giáo dục Mỹ không có vấn đề thì Tổng thống George W. Bush đã không thành danh với Đạo luật “Chẳng Trẻ Nào Được Rớt Lại” (No Child Left Behind), và hiện nay Tổng thống Barack Obama đang tìm mọi cách để các thầy
cô dạy có kết quả hơn, học sinh Mỹ học tiến bộ hơn trong những môn “then chốt” là toán, khoa học và tập đọc.

Như ta đã thấy, mấy năm qua người ta ở Mỹ vẫn tranh luận có nên tăng cường giáo dục theo hướng bổi dưỡng khả năng đạt điểm cao ở những môn trắc nghiệm chính hay chăng. Cũng có ý kiến phải đặt nghiêm chỉnh việc thi tốt nghiệp trung học hay thi vào đại học như một cách thúc đẩy kỹ năng học sinh. Có nên bắt tất cả học sinh lấy những trắc nghiệm được tiêu chuẩn hóa (standardized tests) để đánh giá chính xác tiến bộ học sinh và tìm cách nâng trình độ. Người ta cũng có dịp nhìn đến nhiều vấn đề trong giáo dục ở Mỹ, sự khác biệt của các trường công trường tư, trường giàu trường nghèo, và ngay cả học sinh thuộc gia đình giàu và học sinh thuộc gia đình nghèo. Một điều cũng đáng suy nghĩ là sự chênh lệch rõ ràng trong trình độ giữa
học sinh thuộc các chủng tộc khác nhau. Theo một báo cáo của Bà Kamala Harris, bộ trưởng tư pháp của tiểu bang California, có đến ¼ học sinh tiểu học thuộc tiểu bang này đã bỏ bê học tập đến gần như không đi học! Bởi vậy, mà không để cho trẻ nào tụt lại cũng rất khó. Nếu nhà trường muốn đạt điều kiện về phẩm chất để được chính phủ yểm trợ nên chỉ tập trung vào dạy tủ hay nhằm vào những môn có thi mà thôi thì học sinh càng ngày kiến thức tổng quát càng què quặt.

Nước Mỹ là nước có nhiều nhân tài xuất chúng, đó là điều chẳng ai dám phủ nhận. Cứ đọc danh sách những người được giải Nobel hàng năm, người ta có thể nói “người Mỹ giỏi” – cũng như khen phò mã tốt áo. Thế nhưng bao nhiêu người có được sự cần cù, sáng tạo trong tư tưởng, trong nghiên cứu đó. Đang có lo ngại rằng cách giáo dục của Mỹ trong bối cảnh thời đại này, xã hội này đang làm cho học sinh vừa lười biếng ít sử dụng trí nhớ, vừa không tập động não suy luận. Khoa học là trí nhớ. Toán học là suy luận. Tư tưởng là đọc và viết. Phải chăng vần đề có thể nhìn theo hướng đó?

Đầu tháng này, tuy chẳng có gì bất ngờ, nhưng nước Mỹ khá bẽ bàng trước một báo cáo về kết quả trắc nghiệm của Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) 2012, cho thấy hai điểm nổi bật: học sinh châu Á đứng ở nhóm các nước dẫn đầu trong ba môn toán, khoa học và tập đọc, và Hoa Kỳ, nước tiên tiến hàng đầu của thế giới, tụt xuống vị trí lưng chừng trong bảng tổng sắp gồm học sinh 15 tuổi của 65 thành phố lớn và nước tham dự. Về toán, Hoa Kỳ đứng thứ 36 với 481 điểm – dẫn đầu là Shanghai, Singapore, Hong Kong, Đài Loan, Nam Triều Tiên, Macau, Nhật Bản (Việt Nam đứng thứ 17 với số điểm là 511). Về khoa học, Hoa Kỳ đứng thứ 28, được 497 điểm – dẫn đầu là Shanghai, Hong Kong, Singapore, Nhật Bản, Phần Lan (Việt Nam đứng thứ 8
với 528 đ iểm ). Về tập đọc, Mỹ xếp thứ 24 với 498 điểm , Việt Nam thứ 20 với 508 điểm – dẫn đầu là Shanghai, Nam Triều Tiên, Phần Lan, Hong Kong, Singapore, Canada, New Zealand, Nhật Bản.

Giới hữu trách ở Mỹ đã quan ngại từ lâu về trình độ toán của học sinh Mỹ. Trước đây, người ta vẫn có quan niệm đừng bắt học sinh phải vật lộn với toán quá sớm làm cho trẻ mất đi sự linh hoạt. Ngưòi ta đã có dịp nghiên cứu, phân tích, so sánh, và thấy tỷ lệ học sinh Mỹ “giỏi toán” (advanced) hay “khá toán” không nằm được trong 30 hạng đầu của thế giới. Ở Mỹ, chỉ có 6% học sinh được xem là giỏi toán; ở Đài Loan: 28%. Tiểu bang được xem là có học sinh giỏi toán nhất ở Mỹ là Massachusetts, nhưng khi so sánh với những tiêu chuẩn của PISA cũng chỉ đứng được thứ 15. Về học sinh khá toán, Mỹ còn thua 31 nước, học sinh khá toán nhất của Mỹ là Massachusetts cung chỉ đứng hạng 12.

Theo trích dẫn của nhà bình luận/nghiên cứu nổi tiếng Thomas Friedman viết trên tờ The New York Times, bà Andreas Schleischer, người điều hành chương trình PISA, đã nói với Bộ Giáo dục của Mỹ có tính cách báo động: “Cách đây ba năm, tôi đến đây với một báo cáo đặc biệt ghi nhận nước Mỹ trong mức tương đương với những hệ thống giáo dục tiến bộ nhanh nhất, thành quả cao nhất. Hầu hết những nước này nay đã vươn lên rất cao, cho dù đó là nước Brazil đã đi lên từ mức đáy, hai nước Đức và Ba Lan đã di chuyển từ vừa phải đến mức khá, hay Shanghai hay Singapore đã từ khá đi lên xuất sắc. Những kết quả về toán của nơi đang đứng đầu là Shanghai cho thấy học sinh ở thành phố này đã bỏ xa đến hai năm rưỡi học trình ngay cả khi ta so với
học sinh ở Massachusetts – là tiểu bang dẫn đầu nước Mỹ hiện nay”. Sự thực quả là thế. Trung Quốc nói riêng, và các nước Đông Á nói chung, vẫn có truyền thống bắt học sinh học sớm, và học “ép xác” – nhất là trong những môn được xem là quan trọng. Bởi vây, có lý khi nói học sinh Thượng Hải 15 tuổi trung bình có thề giòi toán vá trính độ hơn học sinh Mỹ cả hai năm!
Một tác giả quen thuộc khác, ông Fareed Zakaria, viết trên tờ The Washington Post, đã nêu câu hỏi phải chăng giáo dục Mỹ có khảo hướng quá “từ chương”, bắt học sinh “học vẹt” và học lui hoc tới để nhớ (rote memorization) – giống như công việc cua những người công nhân lắp ráp (assembly workers) – hơn là tập suy luận và giải quyết những bài toán thực tế, cho nên học sinh không quen với các trắc nghiệm quốc tế đòi hỏi người dự thi kỹ năng lý luận và suy đoán nhiều hơn. Tuy nhiên, ông nói tình hình này đáng lo ngại nhưng không đến nỗi phải “hoảng sợ”.
Cho rằng ưu việt trong giáo dục tổng quát không phải là yếu tố duy nhất để bảo đảm quốc gia phát triển, ông Zakaria đã trích dẫn lời của bà Diane Ravitch, một người vẫn phê phán cách cải cách giáo dục hiện nay, bà chỉ ra rằng Mỹ không bao giờ xuất sắc lắm trong các kỳ thi quốc tế, nhưng kinh tế Mỹ đã hiệu quả hơn so với nhiều nước có thành tích giáo duc cao. Ông Zakaria cũng nói rằng “ngày càng có thêm những chứng cớ cho thấy chỉ cần một số nhỏ những người cực kỳ xuất sắc để tạo ra một sức sinh động kinh tế mạnh mẽ”. Ông cũng đan cử khám phá của hai học giả Heiner Rindermann và James Thompson là thành tích của 5% những người giởi nhất (đo theo chỉ số IQ) trong một nước quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế. Ở Mỹ, theo giáo
sư Jonathan Wai của Đại học Duke, vì qui mô to lớn của đất nước, người ta không cần đến 5% mà chỉ có 1% cũng đủ “xây dựng cơ đồ” cho đất nước này. Sự tiến bộ của nước Mỹ, thực ra, không chỉ nhờ 1% anh tài trong nước mà còn có sự đóng góp của những tài năng từ những nước khác đến – lấy từ 1% của những nước như Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Nhât Bản…
Vấn đề không phải là chuyện hơn thua của con nít hay với các nước khác. Biết ra sao ngày sau đối với những lớp trẻ giỏi quá sớm nay. Chúng ta còn phài xét đến hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh đất nước để xem con người có thể vươn lên được hay chăng!

Vấn đề là tuy nước Mỹ có những đầu tàu như Bill Gates, Steve Jobs, nhưng cũng vẫn cần đám toa tàu ở sau không quá nặng nề hay trục trặc để có thể kéo được. Nền giáo dục của Mỹ phải có những cài cách, biến chuyển đế xây dựng kiến thức và kỷ năng cho “tầng lớp trung lưu” nền tảng của xã hội Mỹ. Để họ có thể sống có ý nghĩa. Và kiếm được công ăn việc làm xứng đáng – chẳng phải bận tâm mấy đến mức lương tối thiểu luật định.

Từ 5-6 năm qua, sự bất bình đẳng xã hội đang khơi rộng một cách nguy hiểm khiến cho giai cấp trung lưu ngày càng khốn đốn. Giấc mơ nước Mỹ sẽ tan hoang cúng khắp nếu giáo dục không phải là mối quan tâm hàng đầu: tất cả mọi người cần đi học, và học có thực chất, những gì phù hợp với đường hướng phát triển của một nước Mỹ phải hội nhập với toàn cầu và có ý thức cạnh tranh! Có thế kỹ năng của quần chúng công nhân Mỹ mới gia tăng, mới đủ sức cạnh tranh, mới có thể phá vỡ sự ngột ngạt của lợi tức bị đóng băng hiện nay. Nước Mỹ không còn là một nền kinh tế ốc đảo mà kỹ năng và thu nhập giới lao động là chuyện riêng tư, nội bộ của nước này!

Vạch đường hướng mới cho giáo dục là việc của các nhà chinh trị, của Tổng thống, của Quốc Hội. Đáng thương thay cho họ, vì nội chiến giữa hai đảng, cho nên họ chẳng bao giờ có thời giờ để nghĩ tới – đừng nói đến đem ra bàn bạc chuyện trăm năm trồng người cho nước Mỹ!