Khi nói đến Martketing, hầu hết mọi người đều muốn tìm hiểu về cách tốt nhất để marketing hoặc làm thế nào để trở thành một nhà marketer thành công. Chúng ta đều có xu hướng tìm kiếm và đi theo những con đường dễ dàng và được định hướng sẵn từ trước. Vậy tại sao chúng ta không thắc mắc về những lỗi sai cơ bản trong marketing? Không ai có thể trở thành một nhà marketer tài ba hoặc với bất kỳ hình thức kinh doanh nào nếu họ không chịu học hỏi từ những sai lầm. Bởi vậy điều này hoàn toàn đúng với dân marketing, trước khi trở thành những người marketer tài giỏi họ đều là những kẻ thất bại.
Có một lần, tôi có cơ hội phỏng vấn một doanh nhân thành đạt. Tôi đã hỏi anh ta về những mốc sáng chói trong sự nghiệp kinh doanh của ông. Ông ta chỉ nói với tôi một điều duy nhất: “Chính những sai lầm đã giúp tôi trở nên hoàn hảo hơn và có thể đưa ra những quyết định đúng đắn“. Trong mọi trường hợp, chúng ta thường sử dụng những kinh nghiệm có được ở tất cả các chiến dịch marketing sẵn có, bất chấp việc chúng có phù hợp với sản phẩm marketing của chúng ta hay không.
Hôm nay, tôi sẽ nói cho bạn biết về 5 sai lầm tệ hại trong marketing, điều khiến cho các nỗ lực trong chiến dịch của bạn thất bại.
1. Xác định sai khách hàng mục tiêu
Đây là sai lầm vô cùng lớn trong lĩnh vực marketing. Marketing không phải là bạn mang truyền bá các sản phẩm của mình ra khắp thế giới. Một nhà marketer giỏi là người sẽ dành thời gian nghiên cứu thật sâu, kỹ càng về sản phẩm của họ, cũng như độ bao phủ mà sản phẩm của họ có thể đạt đến được. Có bao giờ bạn từng nghĩ rằng tại sao các thương hiệu lớn như Apple, Microsoft, Facebook, … lại rất thành công hay chưa? Tôi biết chắc chắn rằng chúng ta không bao giờ nghĩ về điều này. Nhưng hãy để tôi cho bạn biết điều này: họ thành công là vì họ có một kế hoạch hoàn hảo và họ biết rõ về đối tượng khách hàng mục tiêu của họ. Họ có một nhóm nhân viên hoàn hảo chuyên công việc phân tích những thói quen về mặt nhân khẩu học nhóm khách hàng mục tiêu. Đó là lý do tại sao những thương hiệu này đang thống trị thế giới của chúng ta hiện nay.
Marketing không chỉ là tạo ra nét khác biệt trong một cuốn tạp chí, những trang web hàng đầu hay các sản phẩm tạo ra. Nó gồm có một chu kỳ hoạt động nhất định. Cũng giống như Hệ thống phát triển vòng đời của sản phẩm (System Development Life Cycle – SDLC), tiếp thị cũng hoạt động như vậy. Nếu muốn làm cho chiến dịch marketing của bạn thành công thì chắc chắc phải nghiên cứu thật kỹ về khách hàng mục tiêu của sản phẩm. Việc lựa chọn sai đối tượng khách hàng sẽ khiến cho chiến dịch marketing của bạn hoàn toàn thất bại.
2. Sử dụng ngân sách quá nhiều và tỉ lệ thành công quá thấp
Tôi nhận ra rằng các công ty khởi nghiệp (startup) đều dùng chiến lược marketing lan truyền để tăng năng lượng chuyển đổi. Nhưng đã bao giờ bạn chú ý đến ngân sách chi tiêu và số tiền thu lại được cuả họ chưa? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chi hàng nghìn đôla mà chỉ thu lại được 10% lợi nhuận? Nó sẽ hút cạn tiền doanh nghiệp của bạn đó. Hãy là một nhà marketer thông minh. Ngân sách bỏ ra không có nghĩa là bạn phải chi toàn bộ ngân sách trong một khoảng thời gian ngắn hoặc ngay thời gian đầu. Mục đích chính của việc chi tiêu là phải đạt được lợi ích. Tôi đã từng chứng kiến nhiều nhà marketer chỉ chi 50% ngân sách marketing và thu về được 500% ROI (Return on Investment – tỉ lệ lợi nhuận thu về trên tổng đầu tư).
3. Chủ quan với chiến lược marketing của đối thủ
OMG! Đối thủ cạnh tranh là phần quan trọng nhất trong cuộc chơi kinh doanh của bạn. Đừng bao giờ đánh giá thấp đối thủ của bạn. Hãy tham khảo chiến lược của họ, tiến trình triển khai chiến dịch và dĩ nhiên là cả kế hoạch về sản phẩn của họ nữa. Tôi có một mẹo rất tuyệt vời dành cho bạn trong phần này: đó là khi bạn nhận thấy 1 đối thủ lớn trong cùng ngành với bạn, hãy đưa ra những cách thức độc đáo nhất. Mọi chuyện sẽ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.
Tất cả chúng ta đang làm việc đã đánh bại đối thủ cạnh tranh bằng việc chi tiêu một khoản tiền khổng lồ cho ngành báo chí, content marketing (một phần quan trọng của Marketing gồm tin tức, hình ảnh, video…), tiếp thị xã hội và quảng cáo ở địa phương. Có bao giờ chúng ta nghĩ rằng mình sẽ đè bẹp được đối thủ bằng một chiến lược lỗi thời rồi không? Hãy nghĩ về điều đó và quan sát thật kỹ đối thủ của bạn. Đừng quan tâm tới sức mạnh của họ, kiên trì quan sát thật kỹ, vì nó sẽ mang đến 70% lợi ích cho công việc của bạn đó.
4. Không sử dụng dữ liệu đã quá cũ (đặc biệt là email)
Nếu bạn đang điều hành một đội ngũ marketing hay là chủ của một doanh nghiệp thì bạn chắc sẽ có nhiều dự án đang chạy và nhiều dự án đã hoàn thành. Trong mỗi dự án, việc tạo ra một danh sách email là một bước rất quan trọng. Nó không phải là sự lựa chọn tuyệt vời nhưng bạn vẫn có thể sử dụng chúng trong 1 dự án khác.
Nhưng hãy luôn cân nhắc về phong cách và sở thích nhóm khách hàng của bạn. Đừng quên điều này, nếu không mọi chuyện sẽ trở thành một sai lầm khủng khiếp. Mục đích chính của việc cân nhắc và chọn lọc nhằm loại bỏ những người không phải là khách hàng mục tiêu của bạn. Vì vậy, hãy sử dụng những dữ liệu từ quá khứ khi chúng vẫn còn giá trị. Bởi chúng ta đều biết rất rõ rằng email marketing là một công cụ cực kỳ hữu hiệu nếu biết cách sử dụng chúng.
5. Có đội ngũ nhân viên lười biếng và thiếu trình độ
Bạn có một ngân sách dồi dào, một chiến lược tốt và ít đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn không đạt được một kết quả hoàn hảo như mong muốn? Câu hỏi đặt ra là bạn đã bao giờ để mắt đến đội ngũ nhân viên của mình chưa? Liệu họ có thực sự làm theo chiến lược bạn đã vạch ra hay chưa? Tôi chắc chắn rằng một chuyên gia tư vấn tài chính sẽ không bao giờ để tâm đến giai đoạn đảm bảo chất lượng sản phẩm, và những kẻ lười biếng luôn dùng cách dễ dàng nhất để giải quyết vấn đề. Tốt nhất là mỗi thành viên trong đội phải nắm được toàn bộ yêu cầu công việc của dự án và hiểu được nhiệm vụ họ cần phải làm với công việc đó.
Lời kết
Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều các công ty khởi nghiệp startup và chiến dịch đã đầu tư hết ngân sách vào marketing, cũng như giá trị sản phẩm bởi họ không có một kế hoạch và chiến lược đúng đắn. Chính những sai lầm đó đã hủy hoại danh tiếng doanh nghiệp của họ một cách nhanh chóng. Nếu bạn thực sự muốn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của mình, hãy chắc chắn phải học cách loại bỏ được những sai lầm mà tôi đã kể trên nhé!