Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Người Sài Gòn nho nhã

Người Sài Gòn tiềm ẩn sự nho nhã có truyền thống từ rất lâu.

Trong ký ức tuổi thơ, tôi thấy đàn ông ra đường mặc áo sơ mi bỏ vào quần, phụ mặc áo dài. Phụ nữ ngồi phía sau xe gắn máy chỉ ngồi một bên, hai đùi khép kín.

Trong công sở họ nói chuyện với nhau thường mở đầu “thưa ông”, “thưa bà”.

Một lần ba lái chiếc honda 67 mới mua chở má và anh em tôi đi chợ trời Bà Quách ăn chiều. Khi vừa ra khỏi nội thành, một toán cảnh sát ra chặn đường. Họ nghiêm khắc nói:

– Thưa ông, thưa bà! Mong ông bà vui lòng không vào vùng mất an ninh

Mẹ tôi trả lời:

– Thưa ông cảnh sát! Chúng tôi chỉ muốn đưa bọn trẻ đi chợ trời ăn chiều rồi về

Ông cảnh sát bảo:

– Vậy thì chúc ông bà và các cháu ăn ngon miệng. Nhớ, trở về nội thành trước khi trời sụp tối. Nếu ông bà về trễ, vì trách nhiệm, buộc lòng tôi phải thực hiện những biện pháp nghiêm khắc. Mong ông bà hiểu cho.

Khi đi khỏi, má tôi dạy:

– Trước khi xưng hô, hãy chú ý đến ngón tay đeo nhẫn. Nếu đàn ông có ngón tay đeo nhẫn thì gọi là ông, đàn bà gọi là bà. Nếu không có ngón tay đeo nhẫn thì gọi là anh, là cô. Trẻ con thì gọi là các em.

Người ta xếp hàng ở tất cả mọi nơi công cộng như rạp chiếu phim, rạp hát, nhà hàng bán vé, đại sứ quán (chỉ trừ bến xe).

Chỉ có trẻ con mới đánh giày. Và việc đánh giày được mặc định là không thu tiền công mà chỉ có tiền tip. Trẻ đánh giầy thường tập trung ở cửa các quán ăn, nhà hàng chờ thực khách. Thực khách ngồi vào bàn, trẻ đánh giày kê chân khách lên thùng đồ nghề rồi chăm sóc đôi giày. Xong việc, trẻ ngồi chờ. Khách ăn xong, tự cho tiền đánh giày. Khách không cho, trẻ đánh giày cũng không đòi. Hiếm khi khách không cho tiền. Lúc đó, giá 1 tô hủ tiếu Nam Vang là 20 đồng đô bát giác. Tiền tip đánh giày từ 1 đến 5 đồng.

Dân phu xe, bốc vác thường ăn cơm ở quán cóc, quán gánh. Mỗi quán cóc, quán gánh đều có một thùng cơm thừa, đồ ăn thừa. Dân phu có tiền, ăn xong, tự phân loại đồ thừa vào thùng đồ thừa. Người không có tiền, cứ đến thùng đồ thừa tự múc ra dĩa rồi ăn. Thỉnh thoảng có người ăn đồ ăn thừa nhưng móc tiền trả cho… người ăn mày ngồi gần đó.

Một lần, tôi được ba đưa đến câu lạc bộ Làng Báo Chí (Thủ Đức) ăn cơm tự chọn (giống như buffet). Ba dặn: “Mỗi lần ăn chỉ lấy 3 muỗng cơm. Thức ăn thì chỉ lấy 3 món. Mỗi món không quá 3 miếng. Ăn hết, lấy nữa, chứ không được lấy nhiều, ăn thừa, mắc tội”. Nhìn xung quanh, tôi thấy ai cũng vậy.

Bây giờ, người Sài Gòn cũ vẫn như thế, không thay đổi.

Người miền Nam cũ vẫn như thế, không thay đổi.

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 2/9 – Danh từ Sài Gòn

Cuộc mở mang bờ cõi giải quyết xong, nay bắt qua tìm hiểu về lai lịch đất Sài Gòn.  Về danh từ “SÀI GÒN” Đại Nam Quốc Âm Tự vịcủa...

Vài nét về nho giáo và phật giáo Việt Nam (Kỳ 1)

I.Nho giáo và xã hội Việt Nam Trong lịch sử Việt Nam, chúng thú cho rằng điểm tích cực trong nội dung hợp thuyết của Nho giáo lại ly thuyết...

Cách người xưa đoán biết tương lai của con cháu

Làm bậc tiền nhân, ai cũng mong con cháu mình trong tương lai sẽ có được cuộc đời thông thuận, bình an hoặc giả phú quý, trường thọ. Nhưng rất...

Bàn về nghệ thuật chửi của người Việt xưa

Nói đến chửi, người Việt Nam nào cũng nghĩ ngay đó là hiện tượng vô văn hóa, người ta liên tưởng tới những câu chửi tục, những lời chửi “rỉa...

Kỳ thi tốt nghiệp thời Pháp diễn ra như thế nào

Cuối mỗi cấp học đều có những kỳ thi được tổ chức quy củ, tốt nghiệp học sinh có thể mang bằng đi xin việc tùy theo trình độ. Cuối...

Ý nghĩa và vai trò của bát quái trong phong thủy

Hiện nay, có rất nhiều gia đình thường sử dụng bát quái ở trước cửa nhà với mục đích là tránh những điều không may mắn và thu hút tài lộc. Thế...

Ví dầu tình Bậu muốn thôi nghĩa là gì?

“ Ví dầu tình Bậu muốn thôi, Bậu gieo tiếng dữ cho rồi Bậu ra …” Câu ca dao này ý nói cái thói nói xấu, kể tội nhau hay...

Thần cước không đối thủ ở Nam bộ xưa

Đánh bại nhiều võ sĩ của Pháp, Ấn Độ, Thái Lan… ông Sáu Cường với thân thủ phi phàm được mệnh danh “Thần cước không đối thủ” ở Nam bộ...

Lịch sử của nghệ thuật nhiếp ảnh màu

Năm 1861, nhà vật lí James Clerk Maxwell đã công bố khám phá của ông về quá trình ba màu mà công nghệ nhiếp ảnh màu ngày nay vẫn được...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (2/7) – Chương I – Lịch sử

Cha Legrand-de-la-Liraye viết ngày 25.10.1869: “Nước mắm thường không được tất cả người châu Âu đến xứ này ưa thích. Sau một thời gian sống giữa những người dân nghèo...

Không quên cái cũ

Đức Khổng Tử ra chơi ngoài đồng, thấy một người đàn bà đứng khóc nỉ non ở chỗ bờ đầm. Đức Khổng Tử lấy làm lạ, bảo học trò hỏi...

Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà?

Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng đều có ý nghĩa hay: Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục...

Exit mobile version