Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và ca khúc “Rồi 20 Năm Sau”

Rồi 20 Năm Sau là ca khúc nhạc vàng nổi tiếng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng hợp soạn cùng Tấn An. Bài hát này còn có tên khác là Lời Của Mẹ. Sau bài hát này, còn có bài hát tiếp nối mang tên là Lời Của Con, nhưng đã bị thất truyền.

Rồi 20 Năm Sau là lời của người mẹ tuổi tròn 20 hát ru cho người con còn bé bỏng. Đứa bé sinh ra vẫn chưa được gặp cha, vì người đang xông pha ngoài trận tuyến. Người mẹ buồn vì xa chồng, nhưng cũng được an ủi vì được ôm trong tay thân thể ngọc ngà của đứa con yêu dấu, thấy ở nơi đó có bao nhiêu niềm hy vọng, thấy được hình ảnh oai hùng của đứa con sau 20 năm nữa…


Click để nghe Thanh Tuyền hát Rồi 20 Năm Sau trước 1975

Con ơi à ơi, đây là giấc ngủ ban đầu
Mẹ ru con, bên ngoài gió thổi nam non
Hai mươi tuổi đời, mẹ sinh con yêu dấu à ơi
Giấc mộng tuyệt vời
Giấc mộng là mộng hai mươi…

Trọn vẹn bài hát như là tiếng hát ru thân quen của những người mẹ Miền Nam. Người mẹ trẻ trong bài hát cất tiếng ru con đầu tiên, tiếng ru cho con giấc ngủ đầu đời, lúc này người mẹ vừa tròn 20 tuổi, là cái tuổi vẫn còn ở nửa chừng xuân. Mẹ ru con trong cái hiu hiu nhè nhẹ của gió nam non, là cơn gió thổi từ cửa sông. Đó không phải là thứ gió thông thốc khắc nghiệt, mà là gió thoảng thật nhẹ chỉ đủ để thổi bay từng tơ sợi tóc xanh của mẹ, đủ để vỗ về dỗ con yêu đi vào giấc ngủ ban đầu.

Bao nhiêu hưng vong
đón đợi thu vào tầm tay
Rồi con lớn khôn hai mươi tuổi đời
như mẹ ngày nay

Con vui lên đường, à à ơi…
Con say tiếng gọi dị thường
Như say giấc ngủ đêm này,
À à ơi giấc ngủ trên tay.

Thời thế xưa đến nay, nếu không hưng thịnh thì sẽ là suy vong, bao nhiêu sự hưng vong đó đang đón đợi người con trai bé bỏng sẽ thu vào tầm tay sau 20 năm nữa, khi đứa bé bằng tuổi của người mẹ ngày nay. Dù người con hãy còn là sơ sinh, nhưng trong giấc mộng tuyệt vời của tuổi 20, người mẹ có “niềm hy vọng bao la” về người con của mình, tưởng tượng ra viễn cảnh đứa con sẽ nối chí cha, sẽ vui lên đường gìn giữ non sông, say theo tiếng gọi của quê hương, không khác gì là đang say giấc ngủ đêm này trên tay người mẹ.

Con ơi à ơi, đây là giấc ngủ ban đầu
Mẹ xa cha, bên ngoài gió nội thương ca
Đêm soi trăng vàng
Mẹ ru con ngân tiếng tình tang
Gói mộng trong đời, giấc mộng ngày con hai mươi

Hai mươi năm sau
Đón đợi thu vào tầm tay
Rồi con lớn khôn hai mươi tuổi đời
Như mẹ ngày nay

Con vui lên đường, à à ơi
Con say tiếng gọi dị thường
len trong giấc ngủ đêm trường
À à ơi tiếng gọi quê hương.

Con ơi à ơi, mẹ nhìn thân thể ngọc ngà
Mẹ trông con trong niềm hy vọng bao la
Mây đen giăng trời, à à ơi
đang ngóng chờ con…

Mong vào giấc ngủ, giấc ngủ lộng ngàn kiêu sa
Mong vào giấc ngủ, giấc ngủ lộng ngàn kiêu sa


Click để nghe Thanh Tuyền hát sau 1975

Giữa thời loạn, biết rằng đón đợi con trai ở phía trước chỉ có một màu đen của mây giăng trời, nên mẹ mong con yên giấc trẻ thơ, tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc trong vòng tay mẹ, trong giấc ngủ lộng ngàn kiêu sa. Để rồi 20 năm sau, con sẽ trở thành một chinh nhân kiêu hãnh oai hùng.

Thời kỳ Tăm tối trong lịch sử loài người

Đế chế La Mã sụp đổ đã không biến Châu Âu trở thành một khu vực tụt hậu, bị thống trị bởi bạo lực. Đó là những nhận định sai...

Bốn cây thần cung nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

Trong dòng chảy của sử Việt, Tây Sơn là triều đại nổi tiếng về võ nghệ với những danh tướng lừng lẫy và nhiều loại vũ khí huyền thoại. Theo...

Những tình khúc định mệnh của Trúc Phương

Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu...

Khảo sát tên gọi Văn Lang trên cơ sở ngữ âm lịch sử

1. Giới thiệu chung Đại Việt Sử Lược hay Việt Sử Lược, một cuốn sử thời Trần chưa rõ tác giả có đoạn viết: “Đến đời Trang Vương nhà Chu, ở...

Một gánh mì tử tế ở Hội An

Nhiều năm nay cái gánh mì Phú Chiêm của chị Cưng đã “cưa chân” để trụ ở xế phía bên kia đường của Charming Hoi An homestay 384A Cửa Đại,...

Tết Nguyên Đán

I- Tết Nguyên Đán: Còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam; hay gọi ngắn gọn là Tết. Chữ Tết là do chữ tiết (thời tiết)...

Các hành động xâm nhập biên giới của Trung Quốc trước khi tấn công Việt Nam 1979

Các hành động xâm nhập biên giới đã được phía Trung Quốc tiến hành một cách có hệ thống ngay từ năm 1974. Năm 1975, đã có tới 294 lần...

Loạt ảnh về trại trẻ mồ côi Sài Gòn trước 1975

Theo ước tính có khoảng 200.000 trẻ mồ côi ở miền Nam Việt Nam năm 1968. Một phần rất lớn trong số đó có bố là lính Mỹ. Sơ Theresa...

Ông Táo lên chầu Trời

Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia...

Dầu Khuynh Diệp Bác Sĩ Tín

Ngày nay dầu Khuynh Diệp Bác Sĩ Tín không còn nữa nhưng người dân miền Nam tuổi trung niên trở lên ai cũng nhớ đến cái mùi đặc trưng của...

Lăng Ông Bà Chiểu, chốn linh thiêng của người Hoa

Bạn nên nhớ cái đình Minh Hương Gia Thạnh ở Chợ Lớn Tết vắng hoe, người Tàu ít đi, họ chỉ đi chùa Tàu cúng, vậy mà Lăng Tả Quân...

Gió chướng ở đồng bằng sông Cửu Long

Ở miền Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mọi người đều có nghe nói tới hai chữ Gió chướng[1]. Từ “chướng” được dùng để mô tả loại gió này...

Exit mobile version