Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sức mạnh của nước trong tín ngưỡng qua các nền văn hóa cổ xưa

Tất cả sự sống đều sản sinh ra từ đại dương, điều này được phản ánh trong các huyền thoại về sự sáng tạo thế giới của nhiều nền văn hóa cổ đại. Vì thế còn có câu nói “trở về với biển” chính là “trở về với mẹ”…

Trong kinh Vệ Đà, nước được gọi là “Mẹ của vạn vật” bởi vì ban đầu, tất cả mọi thứ giống như một vùng biển không có ánh sáng. Ở Ấn Độ, nguyên tố nước thường được coi là người bảo hộ sự sống, nó tuần hoàn xuyên suốt toàn quá trình tự nhiên dưới dạng nước mưa. Ở phương Đông người Trung Quốc coi nước là nơi cư ngụ của loài rồng.

Biển cũng là một biểu tượng của vô thức. Nước sâu tượng trưng cho cái chết và sự siêu nhiên. Nhiều vị thần, linh hồn và thủy quái được liên tưởng với các hiện tượng tự nhiên như sóng thần và xoáy nước. Charybdi, con gái của Thần Poseidon, được biến thành một một con quái vật chuyên hút nước biển vào miệng rồi phun ra, được xem là hiện thân của một xoáy nước nguy hiểm, những thủy thủ đến quá gần bà sẽ có nguy cơ tử vong.

Poseidon (theo tiếng La Mã: Sao Hải Vương) có khả năng kiểm soát tất cả các vùng biển nhưng ông cũng có tính khí khá nóng nảy. Nhiều người, đặc biệt là các thủy thủ rất kính trọng và ca ngợi ông với hy vọng ông luôn ở tâm thái hạnh phúc vui vẻ, để có thể đảm bảo biển yên sóng lặng và một chuyến đi biển an toàn.

Trong thần thoại Inuit, Sedna là nữ thần biển, bảo hộ các động vật biển. Bà cũng cai trị thế giới cõi âm của người Inuit. Các ngư dân thờ cúng bà để đảm bảo việc đánh bắt thuận lợi.

Một vị thần khác liên quan đến nước là Thần Nun, một trong những vị thần lâu đời nhất của Ai Cập cổ đại, thường được miêu tả là một người đàn ông có râu, với làn da màu xanh lục lam giống với màu nước. Nun là vị thần của thời sơ khai hỗn loạn lúc thế giới thấm đẫm trong nước, còn được gọi là “vùng nước nguyên thủy”. Trong thần thoại thổ dân, Thần mưa Wandjina là người điều khiển “Mùa màng” và mang mưa đến, nước mưa quyết định cho sự sống, làm cho mọi thứ như cây căn quả, cây cỏ nuôi dưỡng động vật, chim và loài người sinh trưởng.

Chuyển động không ngừng của sóng biển tượng trưng cho sự bền bỉ, biến đổi, niềm hân hoan hay sự hủy diệt và tái sinh. Trong giấc mơ, chúng tượng trưng cho nỗi sợ của sự thay đổi. Các dòng sông tượng trưng cho khả năng sinh sản, tưới tiêu của hành tinh chúng ta, dòng chảy của nước phản ánh sự sáng tạo của thiên nhiên và thời gian. Nó cũng tượng trưng cho ranh giới giữa hai thế giới – Vùng đất của người chết và người sống. Trong nhiều nền văn hóa, có một số dòng sông thiêng liêng và chúng cũng tượng trưng cho 1 vị Thần. Chẳng hạn, Styx là một vị thần, cũng là tên của dòng sông tử thần, một trong năm con sông chính dẫn vào địa ngục trong thần thoại Hylap

Nữ thần Ganga trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo đại diện cho nước thánh của sông Hằng. Cả Ganga và dòng sông đều được tôn thờ như một người, vì dòng sông này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của hàng triệu tín đồ Ấn Độ giáo. Hapi là vị thần Ai Cập đầu tiên của sông Nile. Ông cung cấp nước, thực phẩm hàng năm để nuôi dưỡng đất đai màu mỡ.

Theo các truyền thuyết của Ấn Độ giáo và Purana, thác nước (với khả năng chữa bệnh và thanh lọc) đóng vai trò là nơi tắm rửa cho các vị thần và các sinh mệnh ở thiên thể khác đến viếng thăm chúng.

Thác nước có nghĩa là năng lượng tích cực, dòng chảy của sự sống, hạnh phúc, sự cường tráng và suy nghĩ tích cực. Trong đức tin Thần đạo Nhật Bản, thác nước là nơi thiêng liêng, một người đứng dưới thác nước có thể giúp anh ta thanh tẩy tâm hồn của mình. Sự tĩnh lặng, an bình và trầm ngâm là tiêu biểu cho truyền thống tốt đẹp của thác nước. Trong một điện thờ Thần đạo, các tín hữu rửa tay và súc miệng bằng nước từ một cái muôi gỗ dài trước khi cầu nguyện, họ đưa hai tay lên sát mặt, cúi đầu và thiền định. Dòng chảy của nước cũng là một yếu tố cơ bản. Các tín đồ Thần đạo nói rằng điều cốt yếu khi ngâm mình trong bồn tắm hoặc trong suối nước nóng là để thanh lọc bản thân, đây là một biểu hiện trong nghi thức thanh lọc cơ thể của tổ tiên.

Trong nhiềunền văn hóa khác nhau  ao, hồ và đặc biệt là các dòng suối được cho là nơi trú ngụ của các loài thủy quái, nữ thần hoặc những quái vật nguy hiểm. Nhưng ở Trung Quốc, các hồ nước tượng trưng cho trí tuệ, khả năng tiếp thu và sự tĩnh lặng. Trong Ấn Độ giáo và Phật giáo, hồ ở các ngôi đền tượng trưng cho sự sáng tạo và chuyển tiếp sang kiếp sau.

Quá khứ nước đôi khi được xem như một vị “thẩm phán”. Người ta sẽ ném xuống vùng nước sâu những người phụ nữ nào bị hoài nghi là phù thủy. Nếu chìm xuống thì được coi là vô tội, nhưng nếu người ấy nổi lên, có thể sẽ bị kết án là phù thủy. Nước được dùng trong việc xét xử một người có phải là phù thủy hay không, vì người ta tin rằng nguyên tố “tinh khiết” của nước sẽ không chấp nhận những người liên minh với ma quỷ.

Annhien ( theo Ancient Pages)

Dấu ấn của kiến trúc thuộc địa trong bản sắc đô thị Huế

So với các đô thị lớn, kiến trúc thuộc địa tại Huế ít về số lượng, nhỏ về quy mô, và kém cầu kì trong trang trí. Vậy nên quan...

Ngắm Sài Gòn năm 1972 qua bộ ảnh độc đáo

Trong sách ảnh L’adieu a Sài Gòn (Tạm biệt Sài Gòn) của phóng viên ảnh Pháp Raymond Depardon, nhiều hình ảnh đặc sắc, lạ lùng về Sài Gòn năm 1972...

Điều thú vị về logo của các hãng xe ô tô nổi tiếng thế giới

Đằng những logo của các hãng xe ô tô nổi tiếng thế giới như Toyota, Mitsubishi, Rolls Royce… là một quá trình phát triển dài cùng với những câu chuyện...

Tòa tháp xưa độc đáo bị lãng quên của Sài Gòn

Rất ít người biết đến sự tồn tại của tòa tháp xưa này, dù công trình chỉ nằm cách hồ Con Rùa nổi tiếng khoảng 100m. Trong khuôn viên Tổng...

Vua Lê Thánh Tông và thời kỳ Hồng Đức thịnh trị

Thiên hạ thái bình, ngủ đêm không phải đóng cửa, lân bang e sợ phải thần phục và cống nạp, đó chính là thời kỳ Hồng Đức thịnh trị của...

Trăn trở về thực dưỡng

TRĂN TRỞ – Tôi biết tới Tamari Gò Công không phải từ con đường tơ lụa, cũng không phải từ những quyển sách dưỡng sinh của Tiên hiền Oshawa…mà từ...

Đôi Guốc Sài Gòn

Cho đến năm 1912, hơn trăm năm trước, đôi guốc đóng theo kiểu Sài Gòn đã có tiếng tăm lan ra tới tận Hà Nội. Theo ông Hoàng Đạo Thúy...

Tại sao Dân Saigon Xưa gọi người Ấn độ là anh Bảy Chà ?

Chữ “Bay” trong tiếng Hindu có nghĩa là Chào Sir phát âm nghe như Bảy , Dân Saigon nghe mấy ông “Chà và” chào nhau ….Bay ! bèn bắt chước...

Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính?

Theo phong tục, một người từ sinh ra đế khi chết mang rất nhiều tên gọi: Mới lọt lòng thì thằng Cu, thằng Cò, con Hĩm, thằng Mực, con Cún,...

Những bức ảnh về Sài Gòn thế kỷ 19

Sài Gòn năm 1893 khá hiện đại như miêu tả trong cuốn “Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận” (1885) của Trương Vĩnh Ký. Qua...

Giai thoại về vị hiền nhân người Việt đánh bại trạng cờ Trung Hoa

Mạc Đĩnh Chi là là nhân tài hiếm có của đất Việt, ông từng hai lần đi sứ sang nhà Nguyên. Tài năng của ông khiến nhà Nguyên phải nể...

Bán đảo Sơn Trà năm 1966-1967

Trong thời chiến tranh Việt Nam, bán đảo Sơn Trà là nơi tập trung nhiều căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở Đà Nẵng. Cùng xem những hình...

Exit mobile version