Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tánh tài tử trong con người Nam kỳ

Hán văn, chữ 才子 (tài tử) là học trò giỏi, sau hiểu là những bực kỳ tài trong thiên hạ.

Đờn ca tài tử Nam Kỳ có những vị tổ rất “lãng tử” như ông tiến sĩ người Định Tường thời Tự Đức Phan Hiển Đạo, ông ra Huế học hành thi cử rồi học thêm ngón đờn đem về Định Tường mà đờn cho vui lúc trà dư tửu hậu, sau đó truyền ra ngoài.

Ông Ba Đơi cũng ôm đờn từ Huế vô Nam rày đây mai đó.

Phủ Ba Tôn Thọ Tường là dân Nho học làm quan cho Pháp, bị chửi thì chửi, mà ông đờn thì cứ đờn.

Chữ “Tài tử” có nghĩa là “người có tài” mà cũng có nghĩa là “không chuyên nghiệp”.

Mà không chuyên nghiệp không phải là tài nghệ không cao, không cần luyện tập.

Những người nổi tiếng trong giới Tài tử đều là những bực thầy, bài bản đầy đủ, lại có những ngón đờn, những chữ nhấn độc đáo, tuyệt diệu.

Bạn đọc truyện Kim Dung bạn thấy những người thoạt nhìn như thư sinh trói gà không chặt nhưng có võ nghệ bãn lãnh thiệt cao thủ phi thường.

Những tài tử cũng là nhà Nho đầy tự hào, kiêu hãnh.

Những thầy đờn hồi xưa cũng đầy kiêu hãnh, các bạn biết đờn mà thiên hạ kêu là thầy là sẽ rõ, đó là những nhà Nho, quan quyền, nhà giàu Tây học, những trí thức đương thời.

Lớp sau có những thầy đờn làm nghề hớt tóc, thợ mộc độ nhựt qua ngày, nhưng cảnh thanh bần đó không át được tiếng đờn vi diệu của họ.

Nhưng muốn nghe tiếng đờn kỳ diệu đó, không phải có tiền mà được. Người đờn “Tài tử” chỉ gặp nhau trong những buổi hòa nhạc để thưởng thức tài nghệ chớ không phải đờn để kiếm tiền mưu sống.

Đờn ca tài tử Nam Kỳ là vậy.

Thầy đờn toàn là ông này bà nọ, rất giỏi ngón đờn, nhưng đờn chơi cho vui, không phải là con hát kiếm tiền.

Người đờn hay thì người nghe cũng cần tinh tế, đặng hiểu tiếng đờn, như Tử Kỳ hiểu được tiếng đờn của Bá Nha xưa vậy.

Ông Diệp Văn Cương một trí thức Nam Kỳ thời Pháp lúc hồi hưu nói về tiếng đờn của ông Tư Triều: “Sau khi tôi nghe Tư Triều đờn kìm và tiếng đờn tì bà của ông Năm Diệm thì tôi không muốn nghe bất kỳ tiếng đờn của ai khác”.

Ban tài tử Nguyễn Tống Triều (tục gọi Tư Triều) dự hội chợ các nước thuộc địa ở Marseille, Pháp, năm 1906

Năm 1954 khi đệ nhứt đào cải lương Nam Kỳ là bà Năm Phỉ chết, ông Chín Trích – một danh cầm đờn cò nổi tiếng đã đập nát cây đờn vì từ đây ông không đờn cho ai ca nữa, chỉ có bà Năm là hiểu và cảm tiếng đờn của ông.

Có câu:

Minh-quân lương-tướng tao-phùng dị,

明 君 良 相 遭 逢 易

Tài-tử giai-nhân tế-ngộ nan

才 子 佳 人 際 遇 難

(Minh quân lương tướng gặp được nhau là chuyện dễ

Tài tử giai nhân gặp được nhau mới là khó)

Té ra nghề đờn tài tử xưa cũng lắm công phu đó đa.

Chữ tài tử nó rất thích hợp với tánh khí lãng tử của dân Nam Kỳ lưu dân xưa.

“Tới đây không hát thì hò,

Sao đứng bợ cột, giả đò làm thinh?”

Dân Nam Kỳ có cái phong cách không giống ai, ban ngày tay cuốc tay phảng mần ruộng, làm vườn, khai hoang đầu tắt mặt tối, chiều về nhà nằm võng ôm đờn tỉ tê như tâm sự.

Quan quyền thầy thông, thầy ký, quan phủ, quan chủ quận này nọ làm việc nhà nước ban ngày, tới về đốt đèn rủ nhau hòa đờn tăng tẳng tằng tăng.

“Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi.

Khó đi mượn chén ăn cơm,

Mượn li uống rượu, mượn đờn kéo chơi,

Kéo chơi ba tiếng đờn cò,

Đứt dây đứt nhợ quên hò xự xang”

Đờn ca tài tử là máu thịt Nam Kỳ, nó hiện diện phảng phất mọi nơi, trong tất cả những ngóc ngách của văn hóa, tình cảm Nam Kỳ Lục Tỉnh.

“Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con

Còn cha còn mẹ thì hơn

Không cha không mẹ như đờn đứt dây

Đờn đứt dây còn xoay còn nối

Cha mẹ mất rồi con chịu mồ côi”

Thương lắm hai chữ “tài tử” mà ông bà mình đã dày công truyền gửi.

Trong bài “Điệu buồn Phương Nam” có mấy câu cuối, ít ai để ý và hiểu cho tường tận.

“Đờn thiên thu đứt dây tơ rồi

Theo sóng vàng cát lỡ sông bồi

Còn chi nữa biển dâu đã bao đổi dời

Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi

Thương những đời như lục bình trôi”

Đó là thân phận bình bồng, trôi nổi của chính người Nam Kỳ, linh đinh vô định và không đi tới đâu, phận bèo bọt như lục bình, làm nô lệ trên chính quê hương mình.

Đệ nhứt đào cải lương Nam Kỳ bà Năm Phỉ

Làm tài tử đặng kiếm giai nhân thì cũng phải có cái nhà, có miếng đất cắm dùi, con cháu học hành đàng hoàng, có tương lai, có tiếng nói chánh trị. Có đâu cả đời rày đây mai đó làm thuê làm mướn, tình trạng đói nghèo, vô học cao nhứt nhì VN hả người Nam Kỳ tôi ơi ?

Đọc những câu thơ rất hay, rất lãng tử, mang nặng tình nghệ sĩ, mang tình tài tử vô cùng tận, thí dụ:

Người Phương Nam đi là cứ đi

Một chiếc ghe con có sá gì

Đời lắm phong trần nên lỗi hẹn

Không cần danh vị, bỏ vinh quy

Người Phương Nam say thì say trọn

Người Phương Nam buồn thì buồn sâu

Nỗi nhớ cố hương còn chếch choáng

Văng vẳng ầu ơ, giọng ví dầu

Câu “Không cần danh vị, bỏ vinh quy” xin quăng vô thùng rác cho tôi.

Suốt ngày ầu ơ ví dầu, ôm đờn lang bạt, thả ghe bồng bềnh, say men rượu chếnh chóang rồi chờ vài năm đem chôn cho hết đời à?

Người Phương Nam cần, rất cần mọi thứ, giành giựt chánh trị, cần thể hiện bản lãnh, vì không cần là đồ ngu.

Người Phương Nam tay cầm cây đờn tay cầm cây súng để khẳng định cái tư cách của mình mới là người Nam Kỳ khôn.

Hãy nhớ, hề hà, cởi mở chứ không phải là thằng ngu.

“Con người ta muốn sống nhứt định phải có lý do sống của họ” (Lời Nhậm Ngã Hành)

Đại lễ phục triều đình An Nam – Grande tenue de la cour d’Annam (1902)

Đây là bộ tranh vẽ thuốc nước và bột màu trên giấy, mô tả Phẩm phục sử dụng trong triều đình Huế – Việt Nam, được ghi là của Nguyễn...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 4/10 – Cái chết của Đại Cathay

Có lẽ không mấy ai không biết tiếng Đại Cathay, trùm du đãng nổi tiếng nhất trước 1975 (và mãi đến sau này), người đứng đầu trong “tứ đại giang...

Đồ cẩn xà cừ

Đầu những năm 2000, thỉnh thoảng tôi lui tới một căn biệt thự kiểu Pháp thời thuộc địa ở Phú Nhuận để xem những món đồ cổ bày trong nhà....

Đám cưới ở Quảng Trị năm 1969

Hình ảnh đặc sắc về một đám cưới ở Quảng Trị năm 1969 do Jim Ritter, một sĩ quan thuỷ quân lục chiến Mỹ ghi lại. Những bức ảnh tôi còn...

Việc mãi nô dưới vòm trời Ðông Phố và chủ đất thật của vùng Ðồng Nai

Việc dùng nô lệ thì ở xã hội nào thuở xưa cũng có, chớ không riêng gì ở trong xã hội Việt Nam, nên xin bạn đọc chớ tức giận...

Chùa Linh Mụ ở Huế có tên khác là Thiêng Mụ hay Thiên Mụ?

Theo như tục truyền thì chùa Linh Mụ ở Huế còn có tên khác là Thiêng Mụ. Tại sao người ta hay gọi là Thiên Mụ? Tục vẫn truyền và...

Tam giới trong Phật giáo là gì?

Tam giới (ba cõi – tiếng Phạn: Triloka) nói về những cảnh giới trong vòng sinh tử luân hồi. Các kinh luận thường dạy rằng, tất cả mọi loài chúng...

Chuyện về chiếc bình vôi xưa

Theo truyền thuyết, tục ăn trầu của người Việt đã có từ thời vua Hùng Vương thứ IV, theo đó chiếc bình vôi có thể đã có mặt từ thời...

Văn minh làng quê Việt Nam

Với nền kinh tế nông nghiệp, đời sống đầu tiên của Việt tộc khởi đi từ nếp sinh hoạt của làng, vì làng là cơ cấu văn hóa của nếp...

Viện Viễn Đông Bác Cổ – EFEO và kho sách quý hiếm về Việt Nam

Ngay năm 1886, khi vừa được bổ nhiệm làm tổng công sứ Trung-Bắc Kỳ, Paul Bert đã có ý tưởng thành lập Bắc Kỳ Hàn Lâm Viện (Académie tonkinoise) nhằm...

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 2 – Đất đai phì nhiêu

Người ta dễ dàng nhận thấy là nước lụt đã làm cho đất đai ở xứ Đàng Trong phì nhiêu, như chúng tôi vừa nói. Tuy nhiên, tôi thấy còn...

Thái Bình cổ lục liệt truyện

Đôi lời bộc bạch: Người góp nhặt năng nhặt chặt bị sử phẩm, giai thoại, dữ kiện, tài liệu trong sách vở, trên mạng lưới, cũng như tư liệu qua...

Exit mobile version