Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tiếng Việt ngày nay bá đạo vãi lúa

Tiếng Việt có ba từ chỉ mức độ cao hay được dùng là rất, quá, lắm. Vừa qua, xem chừng chưa diễn tả được hết mức độ nên thêm cực kì, cực. Cũng chưa đủ, đã có thêm trên cả tuyệt vời và hiện giờ có… bá đạo, vãi.

Lưu bản nháp tự động

Đó là ý kiến của GS. TS Nguyễn Văn Khang (Viện Ngôn ngữ học) khi nói về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên truyền thông hiện nay.

Ông khẳng định có những nhà báo sáng tạo thật sự và ít nhiều thành công dù “luôn phải đứng trước lựa chọn không đơn giản là chọn ngôn từ cũ, cách viết cũ, an toàn hay lựa chọn ngôn từ mới, sáng tạo để dễ bị coi là dùng sai, thậm chí bị ném đá là làm hỏng tiếng Việt”.

Ngôn ngữ “an toàn” và “thời trang phá cách”

Tuy nhiên, GS. TS Nguyễn Văn Khang sau khi nêu hai chiều hướng cực đoan tiêu biểu trong sử dụng tiếng Việt là dùng ngôn ngữ an toàn và “thời trang, phá cách”, ông lo ngại thật sự trước một số chiều hướng có nguy cơ làm suy yếu tiếng Việt trên truyền thông.

Cụ thể không ít cơ quan truyền thông thích dùng những tính từ mạnh bạo mà không đúng, thậm chí sai lệch với nội dung bài viết để làm tên, tựa đề bài báo.

Ông nêu: “Có lẽ chưa bao giờ từ tuyệt vời được dùng với tần số cao như hiện nay trong sự phung phí đến mức xa xỉ của những phát ngôn khen xuất hiện trên truyền thông. Trong tiếng Việt có ba từ chỉ mức độ cao hay được dùng là rất, quá, lắm. Nhưng giờ đây xem chừng ba từ này chưa diễn tả được hết mức độ, nên tiếng Việt được cấp thêm cực kì, cực. Vẫn chưa thoả mãn, tiếng Việt lại được cấp thêm từ trên cả tuyệt vời và hiện nay đã có thêm bá đạo, vãi”.

“Nếu theo truyền thống thì vua, vương, hoàng đế mỗi thời chỉ có một, nhưng nay các từ này lại được dùng để chỉ các danh hiệu cao như vua bóng đá, vua sex, nữ hoàng sexy, ông hoàng nhạc nhẹ, nữ hoàng thời trang, nam vương, á vương…

Hay chữ tặc là yếu tố Hán Việt có nghĩa là kẻ cắp, kẻ trộm chỉ xuất hiện trong tiếng Việt trong từ mượn nguyên khối là hải tặc nhưng nay được dùng để tạo ra hàng loạt từ mới như cát tặc, game tặc, cẩu tặc, sưa tặc, đinh tặc…”

Ông nói nửa đùa nửa thiệt: “Theo dự đoán, hoàn toàn có thể có… tình tặc”.

50% bài báo mắc lỗi khi dùng tiếng Việt

Mức độ phổ biến và đáng báo động về những lỗi sai khi dùng tiếng Việt trên truyền thông được PGS. TS Đào Thanh Lan, khoa ngôn ngữ học (ĐH KHXH&NV HN) nêu: Khảo sát 130 bài phóng sự, tường thuật, ký, điều tra, phỏng vấn, dịch thuật trên nhiều tờ báo từ năm 2000-2004 thì có 61 bài có lỗi (50% bài có lỗi).

Xét về kiểu lỗi thì có 4 lỗi thuộc phạm vi văn bản (lỗi đặt tiêu đề chưa phù hợp với nội dung văn bản, lỗi phân đoạn, lỗi dùng phép liên kết giữa các câu, các đoạn trong văn bản) và 93 lỗi thuộc phạm vi câu. Xét về mức độ phạm lỗi trong một bài thì có 39 bài có 1 lỗi; 11 bài có 3 lỗi; 5 bài có 4 lỗi; 2 bài có 5 lỗi; 2 bài có 7 lỗi…

Hà Nội năm 1993 qua ống kính của Bernard Bisson

Bên trong chợ Đồng Xuân, các cậu bé bán báo dạo ở phố cổ, người đẹp áo dài trong lớp đào tạo tin học… là loạt ảnh khó quên về...

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? bao gồm những ai?

Cửu Huyền Thất Tổ (chữ Hán: 九玄七祖) là cụm từ thường xuất hiện trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, với ý nghĩa bao gồm các vị ông bà tổ...

Xóm Lan Chi thời đẹp xưa…

Xóm Lan Chi, xóm nhỏ với cái tên dễ thương như vậy nằm ở đâu trong thành phố này? Không mấy ai biết đó là khu xóm nằm dọc theo...

Tại sao Thần Đồ cũng gọi là Thần Trà?

Tại sao ngày xưa cứ đến Tết người ta thường dán hình Thần Đồ Uất Luỹ trước cửa nhà? Tại sao Thần Đồ cũng gọi là Thần Trà? "Thần Đồ...

Sài Gòn xưa nay một góc ảnh

Trong bài viết này, xin mời các bạn xem lại những tấm hình thú vị được chụp để so sánh góc ảnh tại cùng 1 vị trí của Sài Gòn...

Ảnh hiếm về Giáng sinh ở Sài Gòn trước 1975

Hình ảnh đầy hoài niệm về bầu không khí Giáng sinh ở Sài Gòn trước 1975 đã được nhiều phó nháy người Mỹ ghi lại… Đại lộ Nguyễn Huệ dịp...

Sài Gòn – Chợ Lớn thế kỷ 19 qua ống kính Emile Gsell

Dinh toàn quyền khi vừa xây xong, chân dung các nghệ sĩ tuồng, trò chơi của trẻ em bốc vác… là những hình ảnh qúy giá về Sài Gòn những...

Ai… hột vịt lộn hôn…

Cách nay khoảng chục năm, khi đi công tác ở Manila, tôi được đồng nghiệp, (mà chắc cũng là đồng bọn) ở đây rủ đi bia bọt ở một quán...

Nghề xe kéo

Xe kéo xuất hiện lần đầu tại Hà Nội năm 1883, do ông Toàn Quyền Đệ Nhất Bonnal cho phép đem từ bên Nhật qua. Gần 15 năm sau, Sài...

Xe đò xưa ở Sài Gòn và Miền Nam

Tại sao gọi là xe đò? Có lần tôi hỏi nhà văn Sơn Nam khi gặp ông ở quán cà phê vỉa hè trước Nhà Văn hóa quận Gò Vấp...

Ngôi trường của các tiểu thư Pháp ở Hà Nội xưa

Nữ Trung học Hà Nội là cơ sở học tập dành cho các tiểu thư Pháp ở Hà Nội thời thuộc địa. Cùng xem loạt ảnh tư liệu quý hiếm...

Hình ảnh về nghề phát thư thời Pháp thuộc

Dưới chế độ quân chủ, vấn đề đưa tin là chỉ có trong lãnh vực triều đình. Người dân thì chỉ có thể chờ cơ hội để nhờ người này...

Exit mobile version