Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Trọng đức tu thân

Theo khảo chứng, gia huấn đã xuất hiện vào thời Tần. Con trai thứ tư của Chu Văn Vương là Chu Công Đán đã bắt nguồn truyền thống gia huấn của Trung Hoa. Gia huấn là những ghi chép bằng chữ viết về gia giáo của người Trung Hoa cổ, là di sản văn hóa quý báu để lại cho người đời sau biết cách trọng đức tu thân.

(Tranh minh họa qua Knews.cc)

Từ xưa Trung Hoa luôn coi trọng gia phong, gia giáo, coi trọng nhân nghĩa lễ trí tín, trung hiếu tiết nghĩa, mỹ đức về tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ cũng như việc giáo dục phẩm chất vốn có trong truyền thống văn hóa. Các danh thần am hiểu Nho học trong lịch sử như Tư Mã Quang, Âu Dương Tu, Chu Hy thời nhà Tống; Vương Phu thời nhà Minh cùng Trịnh Bản Kiều, Tăng Quốc Phiên thời nhà Thanh v.v. đều luôn kế thừa và bảo vệ gia huấn. Ngoài ra còn có rất nhiều hình thức khác như gia thư hay thơ ca giáo tử.

Những gia huấn gia quy nổi tiếng vượt thời gian này đều được người viết dựa trên kinh nghiệm sống của chính họ, dùng những hình thức như thơ ca, tản văn, cách ngôn, thư tín, v.v. trọng tâm xoay quanh thể hiện ở ba phương diện: dạy con cháu làm người, quản lý gia đình và xử thế. Có rất nhiều gia huấn truyền thời đã ảnh hưởng sâu rộng đến thế hệ sau này.

Tác phẩm “Gia phạm” của danh thần Tư Mã Quang thời Bắc Tống tập hợp những ví dụ thực tế về cách quản lý gia đình, hệ thống trình bày về lý luận gia đình, nguyên tắc quản lý gia đình và đạo tu thân xử thế. Tác phẩm này được tôn sùng như quy phạm gia giáo qua nhiều thời đại. Tư Mã Quang cho rằng trong lý lẽ “tề gia trị quốc bình thiên hạ” mà Nho giáo đề xướng thì việc quản lý gia đình là căn cơ, nếu ngay cả việc gia đình của mình mà cũng không xử lý ổn thỏa thì nói gì đến quản lý đất nước, ổn định thiên hạ.

(Tranh minh họa qua Knews.cc)

Trong khi đó, “Viên thị thế phạm” của học giả Viên Thái thời Nam Tống đã dựa vào đạo của Nho giáo để đưa ra những lập luận tinh tế về lẽ đọc sách tu thân, kính nghiệp, trọng người tài, kính già yêu trẻ, quản lí gia đình tiền bạc, đạo làm người, cách đối nhân xử thế v.v..

Còn “Chu Hy gia huấn” do nhà Nho Chu Hy thời Nam Tống biên soạn đã khởi xướng đạo hòa thuận trong gia đình, hòa hợp xã hội, trọng đức tu thân. Trong quyển gia huấn này nhấn mạnh đầu tiên là “tu thân”, sau đó là “tề gia”, bao gồm cách đối xử với cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em, người làm, rồi đến “hòa thuận trong gia đình”. Tác phẩm đã thể hiện đạo lý “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” kinh điển trong “Đại học” của Nho giáo.

Một tác phẩm khác, “Chu Tử trị gia cách ngôn” do Chu Bách Lư thời nhà Thanh sáng tác còn có tên là “Chu Tử gia huấn” lấy “tu thân”, “tề gia” làm tôn chỉ, tập hợp những thành tựu lớn về cách làm người xử thế của Nho giáo, xuất phát từ các phương diện trong cuộc sống để khuyên người ta sống tiết kiệm, an phận.

Tăng Quốc Phiên thời nhà Thanh lấy cần kiệm, trung tín, thành kính làm châm ngôn. Tuy làm quan trong triều, có quyền thế, nhưng ông luôn quan tâm đến cuộc sống và giáo dục trong gia đình, ông thường chú ý đến việc bồi dưỡng tư tưởng lý luận đạo đức cho con cháu.

Một trong những gia huấn đáng chú ý nhất chính là  “Nhan thị gia huấn”.

Nhan Chi Thôi là nhà tư tưởng và giáo dục thời kỳ Nam Bắc triều của Trung Quốc. Ông xuất thân gia đình trí thức, được ảnh hưởng bởi Lễ Pháp danh giáo của nhà Nho, lại kính trọng tin tưởng Thần Phật, vững tin vào nhân quả. “Nhan thị gia huấn” là tổng kết kinh nghiệm lập nghiệp, xử thế, và học tập cả đời. Bộ sách với hai mươi chương, khoảng bốn mươi nghìn chữ này được người đời sau xem như quy phạm gia giáo, có ảnh hưởng rất lớn.

Đây là bộ sách có nội hàm văn hóa phong phú. Gia huấn không chỉ nói đến việc tu thân, trị gia, xử thế ra sao mà còn bàn về việc học hành, phản đối việc nói viển vông, nếp sống thiếu thực tế, nội dung của tác phẩm này có liên quan đến lịch sử, văn học, văn tự, âm vận, tập quán dân tộc, xã hội, luân lý, giáo dục v.v., đã phản ánh toàn bộ tư tưởng xã hội của Nhan Chi Thôi.

Giáo dục con trẻ thời xưa. (Tranh minh họa qua guumzo.com)

Nhan Chi Thôi cho rằng giáo dục con cháu phải xác lập chí hướng và lý tưởng cao xa, có chuẩn tắc đạo đức nhân nghĩa như Nghiêu Thuấn, khi trải qua khổ nạn vẫn phải chú trọng bồi dưỡng khí tiết. Ông nói: “Người có chí hướng cao thượng, có thể rèn luyện, nhờ đó làm nên sự nghiệp”.

Mục đích của việc đọc sách thánh hiền là để học cách làm người, chứ hoàn toàn không phải để làm quan phú quý. Nhan Chi Thôi có nhắc đến trong chương “Giáo tử” rằng, nhà Tề có một vị đại phu dạy cho con trai mười bảy tuổi của ông ta tiếng Tiên Bi (ngôn ngữ của dân tộc thiểu số thời cổ ở vùng Đông Bắc, Nội Mông), đàn tỳ bà, mục đích là để con có thể gặt hái được công danh cũng như ân sủng. Nhan Chi Thôi tỏ ra vô cùng chán ghét điều này.

Bộ “Nhan thị gia huấn” được lưu truyền trong suốt hơn 1.300 năm sau và rất được tôn sùng. Nỗi khổ tâm của Nhan Chi Thôi không hề bị bỏ phí, quả nhiên con cháu nhà họ Nhan không hề kém cỏi. Cháu nội của ông, Nhan Sư Cổ là nhà đại học vấn đã viết nên “Hán thư” thời nhà Đường. Trong suốt năm đời cháu còn có Nhan Chân Khanh lừng lẫy trong giới văn học, rồi có chính trị gia nổi tiếng Nhan Quốc Khanh.

Tiểu Minh

Bộ ảnh sống động về Sài Gòn năm 1965

Loạt ảnh sinh động về Sài Gòn năm 1965 được thực hiện bởi Thomas Matthews, một cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ thời chiến tranh Việt...

Bán đảo Sơn Trà năm 1966-1967

Trong thời chiến tranh Việt Nam, bán đảo Sơn Trà là nơi tập trung nhiều căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở Đà Nẵng. Cùng xem những hình...

Nhìn lại một giai đoạn hưng suy của nghệ thuật nhân loại

Lịch sử như bánh xe luân chuyển, nền văn minh sơ khởi, hưng thịnh và tàn lụi, quốc gia kiến lập, phồn vinh và lùi vào dĩ vãng… Hưng suy...

Những trùm tài phiệt “đến từ hư không” làm khuynh đảo nước Nga – Kỳ 4: Chống đối hay quay đầu

Làm ăn tại một môi trường luật pháp không rõ ràng và tham nhũng khá phổ biến như nước Nga thời mới cải cách là một thử thách không hề...

Cái Yếm

Cái yếm rất thô sơ, thô sơ nhưng lại rất thơ mộng làm nguồn cảm hứng cho thi văn lãng mạn và trữ tình tạo nên sắc thái văn hóa...

Món ăn dĩ vãng

Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì những người muôn năm cũ. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của...

Văn minh Maya – Kho tàng trí tuệ bí ẩn

Nền văn minh Maya được hình thành bởi người Maya – từ một bộ tộc thổ dân nhỏ bé ở châu Mỹ mà từ 2000 năm trước đây sống trên...

Đọc lại sự tích Táo Quân một bà hai ông

Nhiều khi tôi lẩn thẩn tự hỏi, chuyện ngàn năm trước và ngàn năm sau có khác gì nhau không? Suy đi nghĩ lại thì thấy chuyện đời xưa có...

Ảnh để đời về cuộc sống ở thủ đô Hà Nội năm 1995

Loạt ảnh Hà Nội năm 1995 do phóng viên ảnh Hoàng Đình Nam thực hiện sẽ làm sống lại ký ức của nhiều người về một khoảng thời gian đời...

“Vai năm tấc rộng, lưng mười thước cao”. Tỷ lệ giữa vai và lưng như vậy có cân đối không?

Tả Từ Hải, Nguyễn Du đã viết: “Vai năm tấc rộng, lưng mười thước cao”. Tỷ lệ giữa vai và lưng như vậy có cân đối không? Mặc dù tiếng...

Người có tiền đồ là người có đại khí

Tiền đồ, sự nghiệp và hoàn cảnh tương lai của một người là có thể nhìn ra được. Vậy làm thế nào để xem xét tiền đồ tương lai của...

Vì sao anh em nhà Tây Sơn “nồi da xáo thịt”?

Ba anh em nhà Tây Sơn, từ nhỏ đến lớn, đối với nhau trọn niềm thương yêu. Vậy, nguyên nhân nào khiến Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ rạn nứt tình...

Exit mobile version