Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Trung Quốc có núi Vọng phu hay không?

Trung Quốc có núi Vọng phu hay không? Nếu có, xin cho biết ở đâu.

Trung Hoa có cả đá Vọng Phu (Vọng Phu thạch 望夫石) và núi Vọng Phu (Vọng Phu Sơn 望夫山).

Ít nhất là có ba núi Vọng Phu:

1.Ở phía Tây Bắc huyện Đương Đồ 當塗, tỉnh An Huy 安徽 . Sách Hoàn Vũ ký 還宇記 chép: “Xưa có người rời nhà sang nước Sở. Vợ người này lên núi đó ngóng trông, lâu ngày thành đá. Tên núi lấy từ tích này”.

2. Ở huyện Đức An ít, tỉnh Giang Tây ŽI. . Sách Dư địa kỷ thắng 11&2 chép: “Xưa có người ra trận chưa về, vợ người ấy lên núi mà trống. Mỗi lần lên núi là một lần lấy thùng đựng đất đắp đường mà lên, lâu ngày cao dần, do đó có tên núi Vọng Phu”.

3. Tại huyện Tuy Trung 綏中, tỉnh Liêu Ninh 遼寧 . Tương truyền là nơi xưa nàng trinh nữ Mạnh Khương 孟姜 đời Tần đứng trông chồng. Trên núi có miếu thờ nàng Mạnh Khương (Mạnh Khương Nữ Miếu 孟康女廟).

Còn đá Vọng Phu thì ở trên núi phía Bắc huyện Vũ Xương 武昌, tỉnh Hồ Bắc 湖北. Tương truyền xưa có nàng trinh phụ, chồng đi ra trận hy sinh vì nước. Nàng bế con thơ tiễn đưa đến tận núi này, đứng đó trông chờ mà chết rồi hoá thành đá, do đó có tên. Về đá Vọng Phu này, Vương Kiến 王建 đời Đường có làm bài thơ “Vọng Phu thạch” 望夫石 như sau:

Vọng phu xứ,

Giang du du

Hoá vi thạch

Bất hồi đầu.

Sơn đầu nhật nhật phong hoà vũ

Hành nhân quy lại thạch ưng ngữ.

望夫處

江悠悠

化為石

不回頭

山頭日日風和雨

行人歸來石應語.

Nghĩa là:

Nơi nàng trông chồng

Sông chảy xa xôi

Hoá thành đá

Nàng không ngoảnh đầu

Đỉnh núi ngày ngày gội gió dầm mưa

Người đi có về đá mới chịu nói.

Điển tích Tầu trên xe mì

Có khi nào bạn ngồi ăn ở một xe mì hay hủ tíu của mấy người Hoa và để ý đến những hình ảnh đầy mầu sắc trên các tấm...

Việc ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta (Kỳ 1)

I. MẤY LỜI NÓI ĐẦU Cứ xem hiện trạng thì Khổng giáo (đạo của Khổng Tử) ở nước ta ngày nay chừng như không có thế lực gì nữa. Các...

Hình ảnh mãng xà hiếm thấy trên Cửu đỉnh nhà Nguyễn

Trên Cửu đỉnh của triều Nguyễn có khắc 153 hoạ tiết về các cảnh vật về thiên nhiên đất nước con người Việt Nam từ đất liền đến hải đảo...

Phan Đình Phùng và giai thoại lịch sử

Phan Đình Phùng (1847-1895) là một nhà lãnh tụ cách mạng Cần vương vùng Nghệ Tĩnh. Ông người làng Đông Thái, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh....

10 ẩn số không có lời giải trong lịch sử Việt Nam

Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam tồn tại nhiều uẩn khúc mà có thể hậu thế sẽ không bao giờ giải đáp được. Các vua Hùng...

Tổng đốc Hoàng Trọng Phu: từ làng nghề Hà Đông đến lập ấp ở Đà Lạt

Là một trong những người Việt Nam đầu tiên du học ở Pháp về, Hoàng Trọng Phu đã có một tầm nhìn mới về văn hóa và kinh tế đương...

Ba miền Bắc – Trung – Nam nhìn từ bầu trời

Những ảnh phong cảnh ở các tỉnh, thành từ Lạng Sơn, Hà Nội, Đà Nẵng cho đến miền Tây qua góc máy flycam được tác giả Lê Thế Thắng ghi...

Chuông chùa – Vì sao khi xưa mỗi lần rung chuông đều phải đủ 108 tiếng?

Từ ngàn năm nay, chuông và chùa luôn gắn liền với nhau trong tâm thức con người. Tiếng chuông đã trở thành đặc trưng không thể thiếu trong các ngôi chùa....

Âm vang rộn ràng tiếng trống Bình An

Rời xa thành phố náo nhiệt để tìm về với miền thôn dã của Long An, cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, bạn...

Nguồn gốc người Việt và tên nước Việt Nam

Tên nước Việt Nam xuất hiện từ cổ thời Dư Ðịa Chí của Nguyễn Trãi, soạn vào khoảng năm 1428-1430, về quốc hiệu nước ta vào đời Hồng Bàng, Nguyễn Trãi...

Nguồn gốc nghi thức lên đồng

Lên đồng là phương thức khai thông với thần linh được sáng tạo và sử dụng sớm nhất của các dân tộc tin theo Shaman giáo. Vì sao phải lên...

Cách mạng Văn hóa

Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution), với tên gọi đầy đủ là Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, là một trong những chiến dịch tuyên truyền lớn nhất và...

Exit mobile version