Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Văn hóa dùng đũa của người Việt

Người Việt các miền đều có nét văn hóa ẩm thực độc đáo riêng biệt, nhưng có một điểm chung là chúng ta đều dùng đũa…

Miền Bắc xưa thường có lũy tre làng, nên người dân thường lấy thân tre già để làm đũa. Miền Nam lại được chở che bởi những tán dừa, nên người miền Nam dùng chính cây dừa để làm nên đôi đũa. Thường thì đũa miền Bắc có phần ngắn hơn một chút so với miền Nam. Nhưng nói chung, đũa truyền thống Việt Nam có thân tròn và để mộc, không sơn quét, trang trí, đầu đũa cũng thường không quá nhỏ.

Người phụ nữ Sài Gòn trong mâm cơm – Đũa miền Nam thường dài hơn so với đũa miền Bắc. (Ảnh qua tinku.vn)

Ở nhiều quốc gia châu Á khác cũng dùng đũa, nhưng đũa Nhật Bản thường có trang trí hoa văn, đũa Hàn Quốc thì thường dẹt và làm bằng kim loại. Đũa Nhật và đũa Hàn có đầu khá nhỏ. Độ dài đũa ở từng nước cũng khác nhau.

So sánh giữa các vật dụng trên bàn ăn của phương Đông và phương Tây, thật không khó để nhận ra đôi đũa là một thứ đồ dùng linh hoạt. Mặc dù học cầm đũa thì khó hơn cầm dao và dĩa, nhưng đũa lại có thể thay thế cho hầu hết các vật dụng khác, và dùng cho hầu hết cách món ăn.

Trong mâm cơm, người Việt chủ yếu dùng đũa. (Ảnh qua tin8.co)

Nói về cách cầm đũa, thì cũng có bài bản riêng của nó. Trước khi cầm đũa, phải xếp hai đầu đũa cho đều nhau, lúc sử dụng chỉ động tới cạnh trên của đũa, dùng 3 đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa nhẹ nhàng cầm đũa. Móng tay của ngón áp út đặt dưới mặt đũa, ngón cái và ngón trỏ kẹp chiếc đũa, cố định chúng lại, phần cuối đũa thừa ra khoảng 1 phân.

Nói là nói như vậy, nhưng bạn chỉ cần cầm đũa sao cho thoải mái dễ gắp và dễ nhìn thì đã đủ. Trong gia đình, mỗi người có cách cầm đũa của riêng mình, các em nhỏ lên 3, lên 4 đã được ông bà, bố mẹ dạy cách dùng đũa để ăn cơm, gắp thức ăn.

Các em nhỏ cũng sớm được dạy cách sử dụng đũa. (Ảnh qua Spiderum.com)

“Học ăn, học nói, học gói, học mở” cũng chính là câu tục ngữ được cha ông để lại nhằm răn dạy, giáo dục mỗi con người ngay từ thuở còn thơ. Trẻ con được dạy rằng, trước bữa ăn phải so đũa, chú ý đến đầu đũa có đúng hướng hay không, sau bữa ăn phải đặt đũa xuống một cách ngay ngắn, không nên để đũa bị so le hay xô lệch. Nếu không thể cầm đũa đúng cách, thì cũng phải chú ý đến ngón tay của mình, không nên duỗi thẳng ngón tay trỏ ra khi cầm đũa vì như vậy trông như bạn đang chỉ thẳng vào người đối diện.

Khi còn bé, người lớn cũng đã dạy rằng, không nên ngậm đũa và mút đũa vì đó là điều bất lịch sự trên bàn ăn; khi gắp thức ăn thì không được xới tung cả đĩa thức ăn để tìm thứ mình thích; hoặc khi trò chuyện trong bữa ăn không được vừa nhai nhồm nhoàm vừa nói, vừa cầm đũa vừa hoa tay múa chân kể chuyện… Khi chấm thức ăn thì cũng nên chú ý không để đũa chạm vào nước chấm, và cần chú ý không để nước chấm dây bẩn ra bàn, cũng không nên dùng đũa của mình để khuấy nước chấm hay khuấy vào bát canh. Những điều đó tuy nhỏ nhặt, nhưng nếu không để ý thì cũng khiến bạn xấu đi trong mắt người khác.

Khi dùng đũa cũng cần phải chú ý nhiều điều. (Ảnh qua ngon.online)

Trong văn hóa dân gian, người Việt Nam kiêng không gõ đũa vào nhau, không gõ đũa vào bát, cũng không nên tạo nên tiếng “động bát động đũa” ồn ào, càng không nên có tiếng nhai tóp tép…

Khởi đầu bữa ăn, đặc biệt là trong những bữa cỗ truyền thống, trước khi gắp đồ cho chính mình, người ta dùng đôi đũa còn sạch để gắp đồ ăn mời người khác. Trong suốt bữa ăn, khi muốn mời ai món gì đó, thường theo phép lịch sự, người ta phải đảo đầu đũa để gắp bằng đầu còn lại. Đũa không chỉ là một dụng cụ trên bàn ăn, văn hóa dùng đũa còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ một cách tinh tế của người Việt.

Minh Nguyên

Nước mắm trong lịch sử và văn hóa của người Việt

Nước mắm không chỉ được ghi nhận trong thư tịch cổ Việt Nam mà còn được phản ánh trong các hồi ký, nhật ký của những người phương Tây từng...

Lăng mộ của vua Khải Định

Cho đến nay kiến trúc lăng Khải Định vẫn còn gây ra nhiều ý kiến trái ngược trong giới nghiên cứu vì sự độc đáo, khác lạ chưa từng có...

Từ Việt gốc Pháp – Phần 2

Xe lửa nhà ga và tiếng xúp lê Xe lửa, còn có tên là hỏa xa hay tàu hỏa. Ở VN miền Bắc, dân ta dùng chữ tàu hỏa, tàu điện gọi những...

Dầu bà đẻ ! Một thời để nhớ

Năm 1946, khi một chiếc xe đạp cũng là cả một gia tài với nhiều người thì “ papa” của cậu học sinh Bùi Kiến Thành đã mua một chiếc...

Suy ngẫm về lời khen và sự giả dối của con người

Có người nói ngọt như rót mật vào tai, nhưng hàm ẩn châm chọc mỉa mai. Để đạt mục đích họ nói lời đường mật nhưng không thật tâm, âm...

Chuyện mèo, chuyện chó

Mèo đen, mèo trắng Ở khu Tây Đơn, thuộc thành phố Bắc Kinh, có một nhà hàng do Trần Nghị và Chu Đức đề nghị Chu  n Lai sáng lập...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Huỳnh Công Tấn (1837 – 1874)

Trước năm 1945, phía trước nhà lồng chợ Gò Công có một tấm bia đá lớn của Pháp dựng lên để kỷ niệm một người Việt có công tận tụy...

Việt Nam 1931 trong bộ ảnh L’Indochine

Thiếu nữ Huế, tiệm tạp hóa của người Hoa ở Chợ Lớn… là những bức ảnh khó quên về Việt Nam năm 1931 được in trong sách ảnh “L’Indochine” của...

Nguồn gốc câu chuyện “Cành đào Nguyễn Huệ”

Trong lịch sử văn học Việt Nam có khá nhiều sự kiện, hoặc nhân vật lịch sử được văn học hóa dưới hình thức tiểu thuyết, diễn thành thơ ca...

Ai là tổ tiên của cư dân Lưỡng Quảng?

Mấy năm qua, tại Diễn đàn Lịch sử Trung Hoa (China History Forum) đã diễn ra một cuộc thảo luận trực tuyến về nguồn gốc của cư dân hiện nay đang...

Bàn chuyện PHỞ ở Sài Gòn

Rất lạ là đất hủ tíu Sài Gòn lại có nhiều quán phở nổi tiếng. Có quán nổi tiếng vì trước 1975, có lần Chủ tịch UB hành pháp trung...

Tướng cướp Bảy Viễn – Tổng trấn Sài Gòn xưa

Là  3 lần vượt ngục trước khi quy hàng Pháp để leo đến chức Tổng trấn Sài Gòn và là em kết nghĩa của vua Bảo Đại. Trong giới giang...

Exit mobile version