Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những bức ảnh quý giá về Việt Nam năm 1980

Một cuộc sống mới đã hình thành ở Việt Nam năm 1980, 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc…

Nhiếp ảnh gia người xứ Wales Philip Jones Griffiths (1936 –2008) được cả thế giới biết đến với nhứng bức ảnh kinh điển về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết đến một loạt ảnh đặc sắc được ông thực hiện ở Việt Nam năm 1980, 5 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt. Sau đây là những hình ảnh của ông được đăng tải trên trang Magnum Photos.

5 năm sau chiến tranh, những dẫy hào trú ẩn trong một ngôi trường ở vùng quê vẫn chưa bị vùi lấp.

Trong chiến tranh, do điều kiện y tế thiếu thốn nên cắt bỏ chi là một biện pháp được thực hiện phổ biến với những người lính bị thương. Vào thời hậu chiến có rất nhiều người bị mất chi, và sản xuất chân tay giả trở thành một ngành công nghiệp quan trọng ở Việt Nam.

Những người trẻ tuổi đua xe máy vào buổi đêm tại Sài Gòn.

Người đồng tính luyến ái, những đối tượng chưa được xã hội Việt Nam công nhận vào năm 1980.

Một người ăn xin tàn tật trên đường phố của Sài Gòn.

Ca sĩ biểu diễn phục vụ quần chúng ngoài trời, Sài Gòn.

Một bé gái là con lai Mỹ – Việt bán thuốc lá dạo ở Sài Gòn.

Bên trong cửa hàng bách hóa trung tâm ở Hà Nội.

Đổ mực bút bi, một nghề trên phố phường Hà Nội thời hậu chiến.

Những người ăn xin phía ngoài nhà thờ Lớn, Hà Nội.

Một buổi sáng chủ nhật trong nhà thờ Lớn, Hà Nội.

Một khối nhà tập thể mang phong cách Xô Viết được xây ở Hải Phòng

Một cụ bà, người đã trải qua ít nhất 2 cuộc chiến tranh và những đứa trẻ đang được lớn lên trong hòa bình.

Xác xe cơ giới vẫn chất đầy ven Quốc lộ 1 trên địa phận miền Bắc sau gần 1 thập niên.

Những đứa trẻ chơi đùa trên xác một con tàu quân sự bị bỏ lại tại bãi biển gần thành phố Đà Nẵng.

Chiếc xe bọc thép của Mỹ trở thành “tài sản” có giá trị nhất của một hộ dân ở Củ Chi.

Người cha và đứa con xem đá bóng.

Bên cạnh thương binh chiến tranh, những vụ tai nạn do nổ bom mìn còn sót lại xảy ra hàng ngày khiến nhu cầu về chân tay giả ở Việt nam thời hậu chiến rất cao.

Hai cậu bé ngồi trên xác trực thăng Mỹ để lại từ thời chiến.

Thị trấn Xuân Lộc, Đồng Nai

Trẻ em ở Xuân Lộc

Trẻ em bên một khu nhà bị đạn bom phá hủy ở nông thôn Việt Nam.

Lớp học ở miền quê

Khu chung cư do CHDC Đức xây dựng tại Vinh

Một quán giải khát mở tại nhà riêng, dấu hiệu hiếm hoi của kinh tế tư nhân tại Việt Nam sau chiến tranh.

Một sạp hàng đồ cũ xuất hiện phía ngoài ngôi nhà bỏ trống do gia đình đã xuất cảnh ra nước ngoài.

Trẻ em trên cầu Thê Húc, Hà Nội.

Trong một vườn trẻ

Những đứa trẻ hiếu kỳ tập trung bên bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long để ngắm các phóng viên ngoại quốc.

Khung cảnh sông nước ở đồng bằng sông Cửu Long năm 1980.

Trên một con kênh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Khung cảnh sông nước ở đồng bằng sông Cửu Long năm 1980.

Một chiếc ô tô chạy trên con đường chất đầy những bó lúa vừa gặt. Người nông dân tận dụng điều này thay cho việc đập lúa.

Trại trẻ mồ côi số 6, Sài Gòn.

Các mặt phẳng sạch sẽ, kể cả mặt đường Quốc lộ 1 thường được người dân tận dụng để phơi thóc lúc trời nắng.

Những người phụ nữ nhặt phế liệu tại địa điểm từng là trại Evans, một căn cứ bộ binh lớn của Mỹ, Tây Bắc thành phố Huế.

Bé gái mặc áo dài ngồi phía ngoài đền thờ của đạo Cao Đài ở Tây Ninh.

Bên trong đền thờ, các tu sĩ Cao Đài tiến hành các buổi lễ 8 tiếng một lần.

Tín đồ đạo Cao Đài mặc một kiểu áo dài màu trắng, chia thành hai bên nam nữ khi hành lễ.

Các tín đồ nam giới.

Trẻ em trong một trường mẫu giáo ở nông thôn.

Dân làng đào kênh dẫn nước vào đồng ruộng.

Cây rừng bị thiêu rụi để người dân làm nương rẫy. Những thân cây khô sau đó sẽ được tận dụng để làm củi.

Người dân làm nông nghiệp trên những khoảng rừng bị đốt trụi.

Giáo sư – bác sĩ Tôn Thất Tùng (1912-1982) bên một bệnh nhi. Ông là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan.

Bác sĩ Tôn Thất Tùng bên một cựu chiến binh, người đã nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh và biến chứng thành ung thư gan.

Bác sĩ Tôn Thất Tùng cầm hình vẽ lá gan minh họa bệnh tình của bệnh nhân.

Những thân cây trơ trụi ở Tây Ninh, gần biên giới Campuchia.

Một cửa hàng bán sách cũ trên vỉa hè.

Ngôi chùa màu sắc rực rỡ 100 năm tuổi giữa lòng Sài Gòn

Chùa Trường Thạnh nằm trong khu dân cư người Hoa ở trung tâm Sài Gòn, ra đời vào thời kỳ Pháp thuộc. Chùa Trường Thạnh tọa lạc trên đường Yersin...

Sài Gòn năm 1963 trong ảnh của Pete Komada

Quầy bar Sài Gòn, dinh Độc Lập đang được xây dựng lại, trực thăng ‘quả chuối’ ở sân bay Tân Sơn Nhất… là loạt ảnh Sài Gòn 1963 do cựu...

Xuân Tiên và Dân tộc tính trong âm nhạc

Cuối tháng Giêng năm 2021, cộng đồng người Việt tại Úc nói riêng và giới yêu âm nhạc Việt Nam trên thế giới đã mừng Xuân Tiên – Cây đại...

Phụ nữ tân văn 1929: Đàn bà cũng nên làm quốc sự

Đã lâu, bên nam giới hay khuyên chị em ta ra làm quốc sự. Cái luận điệu của họ như vầy: “Trai gái đều là con em của nhà nước,...

Những trận hải chiến nổi tiếng trong lịch sử – Phần 1

PHẦN I : NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN NỔI TIẾNG THỜI CỔ ĐẠI Trận hải chiến Salamis Thời gian trận đánh: khoảng tháng 9 năm 480 BC Địa điểm: Eo biển Salamis...

Thái giám ngày xưa tịnh thân thế nào?

Để trở thành những người đàn ông hầu hạ vua chúa và phi tần trong cung, thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân, tức cắt bỏ bộ phận...

Quân Cờ Đen – Kỳ 1/3 – Lưu Vĩnh Phúc

Các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa đã sẵn được đề cập nhiều lần trong câu chuyện này, như là những tỉnh, cùng với Vân Nam, giáp...

Việt Nam năm 1930 qua 19 bức ảnh quý

Những hình ảnh đặc sắc về nhiều vùng miền của Việt Nam năm 1930 được giới thiệu trên trang web của Thư viện Chuyên ngành Thành phố Paris. Ảnh: Paris.fr....

Bức thư 66 chữ và niềm kiêu hãnh của Nam Phương Hoàng hậu

Dù đau khổ vì chồng trăng hoa, Nam Phương không một lời oán thán, bà chọn gửi lời cảm ơn. Chỉ vài lời dung dị, tinh tế nhưng cũng đủ...

Ba cha tám mẹ là những ai?

Theo "Thọ mai gia lễ": Ba cha là: Thân phụ: Cha sinh ra mình. Kế phụ: Sau khi cha chết, mẹ lấy chồng khác, chồng mới của mẹ là kế...

Dì ghẻ

Người ta đóng đinh vào người bà cái danh xưng "dì ghẻ", người ta lớn tiếng, ỉ ôi trước sự tham lam và dơ bẩn của bà. Nhưng thực chất...

Chim phóng sinh, rồi sẽ sinh hay tử?

Tục phóng sinh chim không còn là điều xa lạ đối với người Việt, nhưng liệu chúng ta có thắc mắc sau khi thả ra thì chim sẽ đi về...

Exit mobile version